Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Phải làm sao để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo bền vững Sản xuất liên kết theo chuỗi: Giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thoát nghèo bền vững

Vượt khó vươn lên

Những năm qua, cùng với việc chung tay xây dựng nông thôn mới, nhiều nông dân Khmer ở An Giang đã phát huy tính cần cù, chịu khó vươn lên khá, giàu. Chị Trần Thị Hạnh, ấp Phú Đông, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân cho biết, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống chủ yếu bằng nghề làm mướn lại nuôi thêm mẹ già, năm 2019 chị được Hội phụ nữ xã giới thiệu học nghề may công nghiệp.

Sau khi học xong, chị Hạnh được hỗ trợ 5 triệu đồng vốn không hoàn lại để mua máy may nhận gia công tại nhà. Từ khi có nghề, mỗi ngày chị Hạnh nhận may gia công khoảng 30 – 40 bộ đồ, bình quân thu nhập khoảng 120 – 130 ngàn đồng một ngày. “Nhờ tham gia mô hình giảm nghèo may gia công giúp tôi có thêm thu nhập, trang trải sinh hoạt và có thời gian chăm sóc mẹ”, chị Hạnh chia sẻ.

Ở ấp An Thạnh, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang ít người không biết tấm gương ông Chau Men Ly (dân tộc Khmer) một nông dân biết “chịu thương, chịu khó” đã giúp cuộc sống gia đình ngày một tươi sáng.

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững
Nhờ được hỗ trợ vốn và tạo sinh kế, chị Trần Thị Hạnh ấp Phú Đông, xã Phú Xuân, huyện Phú Tân đã có cuộc sống ổn định. Ảnh internet

Ông Chau Men Ly cho biết, nhờ nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Tịnh Biên, gia đình ông đã mua 2 con bò về nuôi. Nhờ chịu khó chăm sóc, đàn bò của gia đình phát triển tốt, đến nay, trong chuồng bò của gia đình anh lúc nào cũng có 4 con bò sinh sản; mỗi năm gia đình xuất chuồng 2 con bò con, lãi hơn 60 triệu đồng.

Cùng với việc đầu tư chăn nuôi anh Men Ly còn làm thêm nghề thu hoạch thốt nốt thuê, vợ anh làm thêm nghề bán trái thốt nốt. Nhờ chăn nuôi có hiệu quả, gia đình anh đã cất được nhà mới khang trang, mua được cả xe máy và nhiều vật dụng khác trong gia đình.

Anh Chau Men Ly chia sẻ, nguồn vốn ưu đãi đã “tiếp sức” cho gia đình vượt qua khó khăn, nhờ nuôi bò mà con cái được học hành đàng hoàng; từ chỗ là hộ nghèo đến nay có vốn đầu tư vào chăn nuôi, từ nay gia đình chỉ tập trung phát triển chăm sóc đàn gia súc để sớm thu hồi vốn và có tiền trả nợ ngân hàng.

Nông dân Phan Văn Bé (ngụ phường Châu Phú B, TP. Châu Đốc) cho biết: “Nhờ nguồn vốn vay hỗ trợ của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, tôi đầu tư máy móc, thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh, trồng cam, mang lại thu nhập ổn định. Ngoài ra, con tôi còn được vay vốn học đại học, còn 2 năm nữa con ra trường và trở thành kỹ sư nông nghiệp. Tôi cám ơn chính quyền địa phương, ngân hàng trao tôi “cần câu”, tạo động lực để gia đình thoát nghèo”.

Những tấm gương biết vươn lên trong sản xuất, từ đó giảm nghèo không phải hiếm gặp ở An Giang trong những năm gần đây. Để có được những kết quả này, thời gian qua tỉnh đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ của chính quyền các cấp. Đặc biệt, giảm nghèo toàn diện, bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sự phát triển, đảm bảo an sinh xã hội.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành chương trình giảm nghèo bền vững trên phạm vi toàn tỉnh, trọng tâm là các huyện nghèo.

Mục tiêu chung Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 hướng đến là giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo. Chương trình sẽ hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia; nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt hỗ trợ huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Phước, năm 2022, tỉnh được phân bổ trên 13,6 tỷ đồng (ngân sách Trung ương gần 12,4 tỷ đồng); dự kiến triển khai 27 mô hình giảm nghèo cho 810 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, tỉnh phấn đấu hoàn thành giải ngân vốn hỗ trợ trong 6 tháng đầu năm 2023. Riêng năm 2023, tỉnh được phân bổ trên 34,3 tỷ đồng (ngân sách Trung ương hơn 31,2 tỷ đồng), hiện các địa phương đang khảo sát để xây dựng các mô hình giảm nghèo, phấn đấu cuối năm 2023 hoàn thành giải ngân vốn.

Năm 2023, hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh dự kiến giảm 1-1,2%; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3-4%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở huyện nghèo giảm 2%/năm. Dự kiến, tỉnh An Giang hỗ trợ 518 căn nhà (449 căn xây mới, 69 căn sửa chữa), kinh phí thực hiện gần 21,3 tỷ đồng (ngân sách Trung ương trên 19,3 tỷ đồng, ngân sách tỉnh gần 2 tỷ đồng).

Sự quan tâm của các cấp, ngành địa phương đang giúp cho đời sống người nông dân ở An Giang ngày một phát triển, qua đó người dân đã giảm nghèo bền vững trên chính mảnh đất quê hương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng, để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo phải theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách “cho không”, phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản... Chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là ở các vùng khó khăn; đa dạng hóa sinh kế, phát triển sản xuất, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, thu nhập tốt cho người nghèo.

Hà Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: giảm nghèo bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động