Thứ sáu 16/05/2025 18:16
Báo chí phục vụ vùng dân tộc thiểu số, miền núi:

Phải làm sao để đồng bào tự vươn lên thoát nghèo bền vững

Sau 5 năm triển khai Quyết định 2472 và 1977/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, 24 ấn phẩm báo, tạp chí tham gia cấp phát miễn phí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi được thông suốt, toàn diện. Đồng thời cũng là kênh thông tin truyền tải đa dạng, sâu sát đời sống, ý kiến của đồng bào tới các cấp chính quyền.
Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi - Báo Công Thương đến với bà con dân tộc

Nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc, miền núi

Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc hội - Ksor Phước đánh giá, với chức năng “cầu nối”, báo chí 2472/1977 đã đưa cuộc sống, đưa tâm tư, nguyện vọng của đồng bào “hóa thân” vào các chủ trương, chính sách. Bên cạnh đó, những tồn tại, bất cập trong việc xây dựng cũng như trong quá trình thực hiện chính sách được báo chí phản ánh, phân tích, là tiền đề quan trọng để các nhà hoạch định xây dựng chính sách trong giai đoạn mới, phù hợp với thực tiễn đầy sinh động. Các ấn phẩm báo chí có thể ví như một cuốn tài liệu tập huấn cho đồng bào các dân tộc về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, gạt bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép, buôn bán, tàng trữ vận chuyển ma tuý…

Mục tiêu của các chính sách dân tộc trong thời gian qua và giai đoạn 2016 - 2020 là hướng tới giảm nghèo bền vững, tránh tình trạng giảm nghèo nhanh nhưng cũng nhanh tái nghèo. Cái nghèo của bà con không phải là “nghèo” tiềm năng, “nghèo” năng lực mà chính là “nghèo” thông tin. Vậy báo chí phải làm thế nào tuyên truyền để bà con nhận thức đầy đủ được vai trò, vị trí của mình “tự lực tự cường” cùng với các cấp chính quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giảm nghèo một cách bền vững. Có như vậy, tiếng nói của đồng bào dân tộc thiểu số mới thực sự có ý nghĩa trên diễn đàn truyền thông đại chúng. Tại nhiều vùng dân tộc đang xuất hiện nhiều tấm gương làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Đây là lí do để Báo Công Thương - Chuyên đề Dân tộc Thiểu số và Miền núi” xây dựng những chuyên mục thiết thực như: Thị trường - giá cả; Chống buôn lậu - Mua bán gian lận; Năng lượng và cuộc sống... Các chuyên mục đều phân tích, đánh giá chuyên sâu, nhưng không quên đưa ra các cảnh báo, để bà con có thể tự định ra cho mình hướng làm ăn mới, bắt kịp với xu hướng và nhu cầu của thị trường trong nước cũng như thế giới.

Để báo chí thực sự phát huy hiệu quả

Năm 2015 là năm kết thúc thực hiện Quyết định 2472/1977/QĐ – TTg giai đoạn 2011 - 2015. Do đó, trong những năm tới, các báo, tạp chí cần bám sát thực tiễn, nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới như: Việc làm, đất đai, y tế, giáo dục - đào tạo, môi trường, an sinh xã hội, văn hóa, tập tục sinh hoạt... Từ đó, kịp thời nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội, phát hiện những vấn đề nảy sinh, những bức xúc trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, để tham mưu với Đảng, Nhà nước phối hợp với các ban, bộ, ngành địa phương giải quyết. “Đối với các cơ quan báo chí phục vụ đồng bào dân tộc vùng đặc biệt khó khăn cũng nên định hướng chia thành các nhóm (kinh tế chính trị, nông nghiệp nông thôn, an ninh quốc phòng...) để tránh sự chồng chéo. Nếu làm được thế, chất lượng thông tin sẽ được nâng lên, không còn trùng lặp và sát với dân hơn” - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội - Ksor Phước nhấn mạnh.

Đồng thời ông Ksor Phước cũng khuyên nhủ, các báo cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, tuyên truyền đúng, trúng, hiệu quả cao, tăng cường kiểm tra, giám sát đặc biệt là công tác phát hành đến đúng đối tượng. Đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; bám sát phản ánh thực tiễn nhất là những vấn đề liên quan đến đời sống kinh tế xã hội ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Diệu Linh

Tin cùng chuyên mục

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số