"Nóng" chuyện an toàn thực phẩm: Bảo vệ người tiêu dùng bằng cách nào?
Ý kiến 09/06/2023 11:31 Theo dõi Congthuong.vn trên
TP. Hồ Chí Minh: Nóng vi phạm an toàn thực phẩm Đồng Nai: Nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm |
Bước vào những tháng cao điểm của hoạt động du lịch, vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người.
An toàn vệ sinh thực phẩm đã được nói không ít lần, từ nhiều năm nay, trên báo chí và trên cả diễn đàn Quốc hội. Nhưng vấn đề này chưa bao giờ hết nóng. Đặc biệt gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm càng trở nên nóng hơn khi hàng loạt các vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra.
Ngay sau sự việc 6 bệnh nhân ngộ độc Botulinum trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó đã có 1 người tử vong, thì mới đây 48 người ở Quảng Trị cũng bị ngộ độc thực phẩm sau khi dùng bữa tại một tiệc cưới. Hầu hết các bệnh nhân này đều có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy; trong đó có một số người còn bị đau đầu, sốt nhẹ.
Kiểm nghiệm mẫu thực phẩm gây ngộ độc, cơ quan chức năng phát hiện trong các mẫu thức ăn và đá viên hiện diện nhiều loài vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn. Trong đó, phát hiện chủng Bacillus cereus sinh độc tố trong mẫu bê thui, bò, rau sống và độc tố Staphylococcal enterotoxin trong mẫu cua để làm tiết canh cua, mẫu rau sống.
![]() |
Lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra về an toàn thực phẩm |
Thực tế, không phải đến bây giờ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mới được nhắc đến một cách ráo riết đến như vậy, nhất là các vụ ngộ độc thực phẩm do độc tố Botulinum. Trong năm 2020 (từ 13/7 - 18/8), nhiều bệnh nhân trên cả nước đã bị ngộ độc Botulinum do ăn món Pate Minh Chay. Tổ chức Y tế Thế giới đã phải hỗ trợ Việt Nam 12 liều thuốc giải độc tố Botulinum để dùng cho những trường hợp bệnh nặng.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, 4 tháng đầu năm 2023, cả nước đã xảy ra 25 vụ ngộ độc với 344 người bị ngộ độc, trong đó có 8 người tử vong. Trước đó, năm 2022, cả nước xảy ra 46 vụ ngộ độc thực phẩm với 601 người bị ngộ độc, trong đó có 14 người tử vong. Năm 2021, toàn quốc ghi nhận 81 vụ ngộ độc thực phẩm làm 1.942 người mắc và 18 trường hợp tử vong. So với năm 2020 thì năm 2021 giảm 58 vụ (41,7%), giảm 1.152 người bị ngộ độc (37,2%), giảm 12 người tử vong (40,0%).
Trong bối cảnh đó, các Bộ, ngành chức năng đã liên tục tổ chức các đoàn kiểm tra về thực hiện an toàn thực phẩm. Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 gồm Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc tại nhiều địa phương như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2023.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra yêu cầu Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra, hậu kiểm và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm quy định an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xử lý nghiêm vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên địa bàn; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin về cơ sở chấp hành tốt quy định về an toàn thực phẩm, cơ sở bán thực phẩm an toàn để người dân biết lựa chọn thực phẩm an toàn.
Cùng với việc kiểm tra thì tại các thành phố lớn cũng đang ngày càng siết chặt hơn vấn đề an toàn thực phẩm. Điển hình như tại TP. Hồ Chí Minh, để tăng cường công tác kiểm soát an toàn thực phẩm, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ đề nghị góp ý dự thảo đề án thành lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh.
Theo đề án, Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối, kinh doanh đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
Nêu ý kiến khi thảo luận tổ ở Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm rất bức xúc ở các đô thị lớn, do vậy đề xuất lập Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh có đủ cơ sở pháp lý để thí điểm, sau đó đánh giá, nghiên cứu nhân rộng ra các đô thị lớn.
Các chuyên gia cũng chỉ ra, an toàn thực phẩm phải được quản lý chặt chẽ ở nơi sản xuất. Còn quản lý an toàn thực phẩm ở nơi tiêu thụ sẽ giống như một cuộc đuổi bắt gian nan và mệt mỏi. Muốn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm thì cách tốt nhất vẫn là giám sát thường xuyên và xử phạt cương quyết đối với các trường hợp vi phạm, để từng bước nâng cao ý thức sản xuất và tiêu thụ thực phẩm của tất cả mọi người.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Khi “giang hồ mạng” tổ chức Trung thu cho em

Cơ hội nào cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam?

Lạm thu đầu năm: Vì sao năm nào cũng tái diễn?

680 căn nhà xây dựng trái phép ở Đồng Nai và chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”

Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Quyết tâm của Chính phủ qua Quyết định 360
Tin cùng chuyên mục

10 kg quả bòn bon, 32 USD và câu chuyện nông sản Việt đi vào "đường ngược chiều"

Nhiệt điện Phả Lại thông tin về Quyết định xử phạt hành chính

Phải công khai những bí thư, chủ tịch vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đừng để sầu riêng biến thành “sầu chung”

Tin giả, tin sai sự thật và trách nhiệm của các nền tảng xuyên biên giới

Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Còn bất cập gì?

Hiệp định về Biển cả mở “đường lớn” cho sự phát triển của Việt Nam

Nâng cấp doanh nghiệp là "mệnh lệnh" cho việc đổi mới

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm: Cần tăng cường quản lý ở mọi cấp độ

Lời xin lỗi "hời hợt" của Hoàng Thùy Linh và những bài học từ sự “vạ miệng”

Hàng lậu, hàng giả lộng hành cuối năm: Trách nhiệm không của riêng ai!

Thế lực chống lưng cho công trình vi phạm là thế lực nào?

Từ vụ cháy "chung cư mini" tới nỗi lo những "chuồng cọp" không lối thoát trên phố cổ

Tật xấu “dìm hàng” và câu chuyện con cua

“Hộp ngủ” 2m2 xếp chồng lên nhau: Không thể nhắm mắt “làm liều”

Từ vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội, nghĩ về mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội

Vụ cháy chung cư: Khi thói tham lam đi cùng thiếu kiểm tra, giám sát

Cháy chung cư, lòi vi phạm: Cần cuộc đại phẫu nghiêm minh như vụ Việt Á

Thí điểm dùng cát biển làm cao tốc: Nhiều lợi ích từ một ứng dụng
