Những cú 'sảy chân' và chuyện dựng 'barie' cho nông sản Việt

Nông sản Việt xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn khi kim ngạch giảm sâu. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng đang rơi vào tình trạng “lấy đá đè chân mình”.
Xuất khẩu nông sản và những mảng chưa ‘sáng’ EU ‘siết’ quy định với nông sản, doanh nghiệp cần làm gì? Xuất khẩu nông sản sang EU: Tránh rủi ro không đáng có

Những câu chuyện thực tế đáng suy ngẫm

Một câu chuyện rất đáng suy ngẫm vừa được đưa ra tại Hội nghị “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU” do Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức mới đây, đó là tại Đắk Lắk - thủ phủ cà phê, một số nơi vẫn đang diễn ra tình trạng pha trộn tạp chất vào cà phê để tăng lợi nhuận. Hành động này làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của nông sản Việt Nam. Hiện chưa có tiêu chuẩn thống nhất về kiểm soát dư lượng hóa chất hay chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm. Nếu không có biện pháp chấn chỉnh, cà phê Việt Nam có thể mất dần thị phần vào tay Brazil hay Colombia - những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt hơn.

Cũng tại khu vực Tây Nguyên, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai đã có công văn gửi đi các huyện, thị xã cảnh báo người dân về vấn đề an toàn thực phẩm trong xuất khẩu nông sản. Cụ thể, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai có hàng nông sản xuất khẩu ra thị trường như Nga, Đài Loan (Trung Quốc) bị cảnh báo vi phạm. Lý do là sản phẩm cà phê nhân xanh, chuối của doanh nghiệp có phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm hồ tiêu phát hiện chất tạo màu Sudan...

Đối với hồ tiêu, chất tạo màu bị phát hiện do bao bì chứa nông sản bị nhiễm bẩn, nhuộm màu hóa chất. Khi người dân phơi, chứa đựng hồ tiêu thì bị phẩm màu bao bì bám dính vào hàng. Dù các lô hàng nông sản bị trả về mang tính chất nhỏ lẻ, cục bộ so với lượng hàng xuất khẩu trong năm, song cũng gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp.

Mặc dù thừa nhận rằng xuất khẩu trái cây đã trở thành điểm sáng liên lục từ năm 2022 trở lại đây, song khi chia chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) vẫn thừa nhận thực trạng “đau đầu” của rau quả Việt khi bị “đánh cắp” mã chứng nhận xuất khẩu. Theo đó, thời gian qua, một số doanh nghiệp hội viên bị đánh cắp mã số GlobalGAP để xuất khẩu chanh dây và thanh long sang châu Âu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tình trạng này đã khiến Hiệp hội phải chuyển hồ sơ cho cơ quan công an kinh tế điều tra, xử lý.

Không chỉ mặt hàng thanh long mà đã không ít lần, mặt hàng sầu riêng cũng bị phanh phui tình trạng “mượn” mã số vùng trồng khi nhu cầu nhập khẩu tăng cao mà các vùng trồng được cấp mã số không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Trong bối cảnh thương mại quốc tế ngày càng khó khăn và tiêu chuẩn nhập khẩu hàng hoá bị siết chặt, tình trạng “ăn xổi”, tự “lấy đá ghè chân mình” đó thực sự đáng báo động bởi sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các vùng trồng đã được cấp mã số. Thậm chí, có thể khiến bạn hàng cấm nhập khẩu một mặt hàng từ Việt Nam.

Những cú 'sảy chân' và chuyện dựng 'barie' cho nông sản Việt
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Ảnh: TTXVN)

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước giá trị xuất khẩu nông - lâm - thuỷ sản tháng 1/2025 đạt 5,08 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, nhiều mặt hàng chủ lực có sự suy giảm như gạo, sầu riêng, chè, sắn… Bên cạnh việc nhiều mặt hàng đối diện với sự giảm giá do nguồn cung tăng, cũng có những mặt hàng suy giảm kim ngạch xuất khẩu do bị phạm các quy định của thị trường.

“Chìa khoá” để xuất khẩu bền vững

Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với việc tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Các FTA này đã và đang mở ra cơ hội cho sản phẩm, hàng hoá Việt, song cũng khiến nhiều quốc gia dựng lên hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng hoá trong nước. Khi đã tham gia cuộc chơi toàn cầu, doanh nghiệp buộc phải đáp ứng được các yêu cầu của nước sở tại.

Thực tế, rất nhiều doanh nghiệp, địa phương đã chủ động nâng cấp công nghệ, đầu tư vùng trồng… để có được nguồn nông sản chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các thị trường. Đơn cử, Công ty CP Phúc Sinh – “vua” hồ tiêu Việt Nam là đơn vị vô cùng chú trọng đến vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Đến nay, Phúc Sinh đang sở hữu hơn 20.000 ha vùng trồng cà phê đạt chuẩn Rainforest Alliance, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ Mỹ và châu Âu; 100% hồ tiêu xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Kiên định với mục tiêu phát triển bền vững, ngày 15/8/2024, Phúc Sinh đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên nhận được 25 triệu USD từ Quỹ đầu tư &Green của Hà Lan để làm nông nghiệp bền vững.

Với sản lượng xuất khẩu hơn 60.000 tấn cà phê và 30.000 tấn tiêu mỗi năm, thay vì chỉ bán nguyên liệu thô, đơn vị này đã đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu. Nhờ đó, giá trị xuất khẩu trong năm 2024 của Phúc Sinh đạt gần 320 triệu USD dù có nhiều biến động trên thị trường quốc tế.

Những cú 'sảy chân' và chuyện dựng 'barie' cho nông sản Việt
Xuất khẩu dừa đạt giá trị cao (Ảnh: Nguyên Phương)

Hoặc với mặt hàng dừa tươi – mặt hàng cực “hot” khi được được 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc chấp nhận nhập khẩu chính ngạch. Không “ăn xổi”, “thủ phủ dừa” Việt Nam là Bến Tre đã quyết tâm xuất khẩu dừa bền vững. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre đã xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ đạt trên 20.700 ha, hình thành chuỗi giá trị liên kết chặt chẽ với 8 doanh nghiệp lớn, có công nghệ chế biến hiện đại, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm dừa hữu cơ vào nhiều thị trường như: Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc, Canada, Hàn Quốc…

Đáng chú ý, để trồng dừa hữu cơ và quản lý hiệu quả việc cấp mã số vùng trồng, Bến Tre đã quyết liệt đưa việc phát triển dừa vào các Nghị quyết của Tỉnh ủy, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh và lấy việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất làm nền tảng để phát triển cây dừa. Tỉnh Bến Tre cũng chú trọng việc tập huấn nâng cao năng lực về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu khi đăng ký xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng phần mềm "Nhật ký đồng ruộng," phần mềm "Quản lý cơ sở đóng gói" để cập nhật đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Nhờ hàng loạt các giải pháp, xuất khẩu dừa và các sản phẩm từ dừa năm 2024 đã đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2023. Đây là lần đầu sau 14 năm, trái dừa đem lại kim ngạch tỷ USD cho Việt Nam.

Việt Nam quốc gia được xếp Top đầu về xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông sản chủ lực và nông sản cũng là niềm tự hào của Việt Nam trên thị trường thế giới. Việc tăng giảm kim ngạch với một mặt hàng bất kỳ là diễn biến bình thường trên thị trường, song nếu kiên định sản xuất, xuất khẩu nông sản một cách bền vững, đáp ứng các yêu cầu trên thị trường, chắc chắn, nông sản Việt sẽ không chỉ được biết đến nhờ số lượng mà sẽ còn định danh trên thị trường thế giới với một vị thế và giá trị cao hơn rất nhiều. Lúc đó, chắc chắn, nông sản Việt sẽ không còn lo sợ "barie".

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu trái cây

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Kiểm soát thương mại chiến lược: Không thể chậm trễ

Xây dựng Nghị định quy định về kiểm soát thương mại chiến lược không chỉ bảo vệ công nghệ lõi mà còn thu hút các doanh nghiệp lớn đến đầu tư tại Việt Nam.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Vụ trưởng Vụ phát triển thị trường nước ngoài: Sẽ tiếp tục trao đổi, đàm phán với Hoa Kỳ

Theo Vụ trưởng Tạ Hoàng Linh, Việt Nam - Hoa Kỳ vẫn còn không gian để trao đổi, đàm phán về mức thuế quan để đi tới một kết quả hai bên cùng có lợi.
Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Cơ hội vươn tầm quốc tế qua thương mại điện tử

Chiều 3/4, trong khuôn khổ Vietnam Expo 2025, đã diễn ra hội thảo kết nối với chủ đề "Hàng hóa xuất khẩu Việt Nam - Tăng trưởng toàn cầu cùng Amazon".
Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Kiểm soát thương mại chiến lược: Phản ứng chính sách kịp thời

Theo đánh giá của chuyên gia, dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược được xây dựng nhanh chóng, thể hiện sự nhanh nhạy trong phản ứng chính sách.

Tin cùng chuyên mục

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Thu thuế xuất nhập khẩu vượt dự toán, mức thưởng là bao nhiêu?

Trong dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định thưởng vượt dự toán thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu cho các địa phương.
Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược có gì đáng lưu ý?

Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, lấy ý kiến rộng rãi trước khi trình Chính phủ ban hành.
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, trong đó, nhiều nhóm hàng ghi nhận tăng trưởng 2 con số.
Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Điểm tên các mặt hàng được giảm thuế nhập khẩu ưu đãi

Từ 31/3/2025, ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry,... được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Tiền Giang: Xuất khẩu gạo sang Philippines bùng nổ, tăng gần 100%

Kết thúc quý I, Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Tiền Giang, đạt gần 20 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

Thủy sản Việt chủ động thích ứng quy định asen tại EU

5 năm qua, thủy sản Việt không phát hiện nhiễm asen vô cơ, trước quy định mới của EU, chủ động thích ứng đang là việc mà ngành hàng này triển khai, thực hiện.
Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Philippines cần vắc xin dịch tả lợn, Việt Nam sẵn hàng xuất khẩu

Không chỉ Việt Nam mà Philippines cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch tả lợn, do vậy, nhu cầu vắc xin dịch tả lợn châu Phi tại Philippines rất cấp thiết.
Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Xuất khẩu nông sản khởi sắc: Đâu là ‘át chủ bài’ của Việt Nam?

Bức tranh xuất khẩu nông sản đầu năm 2025 có nhiều tín hiệu sáng. Bộ Công Thương đã và đang triển khai nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu mặt hàng này.
Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Doanh nghiệp Việt Nam - Brazil kỳ vọng gì từ chuyến thăm của Tổng thống?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Brazil vừa là cơ hội để hai nước thâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau, vừa đặt nền tảng thúc đẩy hợp tác ASEAN-MERCOSUR
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT ngày 21/3/2025 thành lập đoàn kiểm tra liên ngành việc kinh doanh xuất khẩu gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

Giá dừa tăng phi mã, xuất khẩu có chịu ảnh hưởng?

So với cùng kỳ, hiện giá dừa tươi tăng 110-120%, trong khi dừa khô tăng 150%. Biến động mạnh của giá dừa tác động như thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Định vị lại ngành hàng rau quả xuất khẩu

Xuất khẩu rau quả liên tục sụt giảm từ đầu năm đến nay đặt ra bài toán cấp bách trong việc tái cấu trúc ngành hàng này.
Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Nông sản Gia Lai làm gì để vào thị trường Nhật Bản?

Dù nông sản Gia Lai từng bước đã tiếp cận được với thị trường “khó tính” Nhật Bản, song dư địa cho các sản phẩm này vẫn còn rất lớn.
Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương đề nghị loạt giải pháp với Long An để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà với Long An chiều 21/3, Bộ Công Thương đề nghị Long An tiếp tục phối hợp với Bộ để đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương lấy ý kiến về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương hoàn thiện Thông tư về hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu 2025, đảm bảo minh bạch, tuân thủ cam kết WTO và phù hợp chính sách ngoại thương.
Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Chính sách lãi suất Trung Quốc tác động thế nào đến xuất khẩu Việt Nam?

Trung Quốc quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chuẩn trong tháng 3/2025, tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp Tây Nam Bộ khai thác FTA

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng kiến nghị loạt giải pháp với An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Xuất khẩu sầu riêng ‘bớt nóng’

Trung Quốc siết kiểm tra vàng O và Cadimi khiến xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chậm lại. Đây cũng là thời điểm sốc lại ngành hàng này sau thời gian tăng nóng.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt hơn 6,57 tỷ SGD

2 tháng đầu năm, Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 7 của Singapore với kim ngạch gần 5,06 tỷ SGD (tăng 28,38%).
Mobile VerionPhiên bản di động