EU ‘siết’ quy định với nông sản, doanh nghiệp cần làm gì?

EU đang áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường và đảm bảo chất lượng nông sản.
EU thay đổi quy định về nhập khẩu sản phẩm Xuất khẩu nông sản: Lưu ý mới từ thị trường Xuất khẩu sang thị trường EU: Tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, khác biệt

EU siết tiêu chuẩn với nông sản nhập khẩu

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý – Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu - thông tin, EU đã và đang áp dụng nhiều quy định nghiêm ngặt với nông sản xuất khẩu.

Đơn cử, EU yêu cầu nông sản nhập khẩu đáp ứng mức dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (MRL) nghiêm ngặt. Một số hóa chất không được phép sử dụng trong EU sẽ bị cấm hoàn toàn trên sản phẩm nhập khẩu.

EU ‘siết’ quy định với nông sản, doanh nghiệp cần làm gì?
EU đang siết chặt các quy định đối với nông sản nhập khẩu (Ảnh: VGP)

Đối với Chứng nhận kiểm dịch thực vật, theo quy định của EU, hầu hết nông sản tươi nhập khẩu vào EU cần có chứng nhận kiểm dịch thực vật (phytosanitary certificate). Chứng nhận này đảm bảo sản phẩm không mang sinh vật gây hại.

EU cũng áp dụng tỷ lệ kiểm tra cao hơn đối với các sản phẩm có nguy cơ dư lượng hóa chất cao từ một số quốc gia. Ví dụ, 50% với ớt từ Cộng hòa Dominica; 30% cam và ớt từ Ai Cập; 10% đậu và 20% ớt từ Kenya.

Riêng đối với mặt hàng mật ong, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý thông tin, thị trường mật ong Bắc Âu, gồm các quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, đang áp dụng các quy định truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt theo Chỉ thị Mật ong EU (Directive 2024/1438). Những thay đổi này nhằm nâng cao tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng pha trộn mật ong và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Bắc Âu.

Theo đó, yêu cầu truy xuất nguồn gốc mới tại Bắc Âu đòi hỏi mật ong phải được ghi nhãn xuất xứ rõ ràng. Tất cả các loại mật ong pha trộn phải ghi rõ từng quốc gia xuất xứ trên nhãn chính. Bên cạnh đó, các mẫu mật ong sẽ được kiểm tra bằng công nghệ tiên tiến để đảm bảo tính xác thực. Toàn bộ chuỗi cung ứng, từ tổ ong đến sản phẩm cuối cùng, phải được ghi chép rõ ràng.

Đặc biệt, đến năm 2028, EU sẽ áp dụng phương pháp phân tích tiêu chuẩn hóa mật ong trên toàn khu vực” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý thông tin.

Trước đó, theo Bộ Công Thương, từ ngày 8/1/2025, Ủy ban châu Âu (EU) đã ban hành Quy định về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các bên ngoài vào EU.

Cụ thể, EU nâng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%. Lý do được đưa ra là trong thời gian qua, tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang EU vẫn còn cao.

EU cũng áp dụng tần suất kiểm tra tại biên giới đối với thanh long từ 30%; đậu bắp và ớt, áp dụng tần suất kiểm tra đều là 50%; đồng thời kèm theo các lô hàng là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm về dư lượng thuốc BVTV tồn dư trong sản phẩm.

Lý do trong thời gian qua, số các lô hàng thanh long, ớt và đặc biệt là đậu bắp xuất khẩu sang EU vẫn còn bị cảnh báo, vi phạm quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRL) không giảm, do đó, EU vẫn duy trì áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra như lần thông báo trước.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Bắc Âu cần lưu ý gì?

Thị trường EU nói chung và Bắc Âu nói riêng, gồm Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy, nổi tiếng với yêu cầu cao về chất lượng nông sản, đặt ra thách thức nhưng cũng mang lại cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Trong bối cảnh EU nói chung và các nước Bắc Âu nói riêng siết quy định về nhập khẩu nông sản, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khuyến cáo, nhà xuất khẩu cần đảm bảo sản phẩm không vượt mức dư lượng hóa chất cho phép và đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt từ các nhà nhập khẩu Bắc Âu. Trong đó, cần sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật được EU chấp thuận. Đồng thời, kiểm tra dư lượng hóa chất tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế trước khi xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý cũng nhấn mạnh, chứng nhận kiểm dịch thực vật là yêu cầu bắt buộc để sản phẩm vào thị trường EU. Vì vậy, doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với cơ quan kiểm dịch tại Việt Nam để đảm bảo quy trình kiểm tra và cấp chứng nhận đúng chuẩn. Áp dụng các biện pháp xử lý để loại bỏ nguy cơ sinh vật gây hại.

Sản phẩm từ Việt Nam có thể nằm trong danh mục rủi ro cao, dẫn đến tỷ lệ kiểm tra cao hơn. Để tránh rủi ro, doanh nghiệp cần nâng cao kiểm soát chất lượng tại nguồn, đặc biệt với các loại nông sản như ớt, đậu và trái cây nhiệt đới. Thêm nữa, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ về quy trình sản xuất và kiểm tra để giải quyết kịp thời khi có vấn đề phát sinh” – bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khuyến cáo.

Việc tuân thủ tốt các quy định EU không chỉ giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu mà còn tạo dựng uy tín với khách hàng Bắc Âu. Doanh nghiệp cần quảng bá các cam kết về chất lượng và minh bạch trong chuỗi cung ứng. Kết nối với các đối tác nhập khẩu lớn tại Bắc Âu và tham gia các hội chợ thương mại để mở rộng mạng lưới khách hàng.

Một điểm đặc biệt của thị trường Bắc Âu là người tiêu dùng Bắc Âu đặc biệt quan tâm đến sản phẩm bền vững, không gây hại cho môi trường. Đây là lý do doanh nghiệp xuất khẩu cần chứng minh nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua các chứng nhận như GlobalGAP, Rainforest Alliance hoặc Fairtrade. Song song đó, áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Đồng ý kiến, tại buổi trao đổi với báo chí về tình hình phát triển của ngành nông nghiệp cũng như giải đáp một số vấn đề liên quan diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay để xuất khẩu nông sản bền vững là tổ chức sản xuất bài bản theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số; chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và thúc đẩy thương mại.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp đang nỗ lực xây dựng vùng sản xuất, vùng nuôi với sự chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong quản lý, truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm theo chuỗi. Đây chính là điều kiện để Việt Nam có vùng nguyên liệu đạt chuẩn, minh bạch. Cùng với đó, khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến được nâng cao để đảm bảo chất lượng, củng cố chuỗi sản xuất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thị trường.

Năm 2024 ghi dấu ấn đặc biệt đối với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam, với kim ngạch kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023. Trong đó thị trường EU chiếm 11,3%.

Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường EU

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vật liệu, giải pháp chống cháy của Việt Nam hút khách Philippines

Vật liệu, giải pháp chống cháy của Việt Nam hút khách Philippines

Sản phẩm chống cháy và giải pháp chống cháy mới của Việt Nam đã được giới thiệu tại Triển lãm Worldbex, Philippines thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam - Malaysia

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam - Malaysia

Các hoạt động kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Malaysia khảo sát tại Việt Nam không chỉ thúc đẩy giao thương mà còn hỗ trợ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam - Malaysia.
Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, nước này đã áp dụng một số quy định mới trong thủ tục xuất nhập khẩu, đồng thời đang tham vấn về một số vấn đề liên quan.
Triển vọng tăng tốc xuất khẩu gạo sang New Zealand

Triển vọng tăng tốc xuất khẩu gạo sang New Zealand

New Zealand là nước có nền nông nghiệp phát triển nhưng không phải là quốc gia sản xuất gạo, vì vậy, gạo Việt Nam có nhiều không gian đẩy mạnh xuất khẩu.
30 doanh nghiệp Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

30 doanh nghiệp Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Theo Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, gần 30 doanh nghiệp Thụy Điển vừa đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam - Singapore: Tận dụng FTA, tạo cột mốc mới trong hợp tác thương mại, đầu tư

Việt Nam - Singapore: Tận dụng FTA, tạo cột mốc mới trong hợp tác thương mại, đầu tư

Việt Nam-Singapore sẽ nâng tầm các lĩnh vực hợp tác truyền thống, phấn đấu đạt cột mốc mới trong thương mại song phương, đưa quan hệ hai nước đi vào thực chất.
Philippines điều tra giấy carton, thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Philippines điều tra giấy carton, thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Bộ Công Thương Philippines vừa khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm giấy carton sóng lớp giữa, trong đó có sản phẩm của 2 doanh nghiệp Việt Nam.
Algeria miễn giảm thuế nhập khẩu cà phê, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Algeria miễn giảm thuế nhập khẩu cà phê, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Algeria vừa công bố Luật Tài chính năm 2025. Theo đó, để giảm giá cà phê, hỗ trợ tiêu dùng trong nước, Algeria đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê.
Singapore thông qua luật mới, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm

Singapore thông qua luật mới, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm

Singapore hợp nhất các luật và điều chỉnh phù hợp các quy định hiện hành liên quan đến an ninh lương thực, tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm.
Philippines áp thuế xi măng nhập khẩu, thương vụ khuyến cáo gì?

Philippines áp thuế xi măng nhập khẩu, thương vụ khuyến cáo gì?

Liên quan đến việc Philippines áp thuế với xi măng nhập khẩu, thương vụ khuyến cáo, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần phối hợp điều tra, tránh bất lợi.
Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Đầu tư tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ

Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh về Đầu tư tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ

Vừa qua, tại tại Thành phố Bohpal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ đã diễn ra “Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư Toàn cầu (GIS) 2025". Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Triển lãm

Triển lãm 'Khởi nghiệp Mahakumbh 2025' lần thứ 2 tại Ấn Độ

Từ ngày 3 đến 5/4, tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Bharat Mandapam, Ấn Độ sẽ diễn ra Hội nghị và Triển lãm ‘Khởi nghiệp - Startup Mahakumbh 2025 lần thứ 2.
Hội nghị Advantage Assam 2.0: Cơ hội thúc đẩy đầu tư hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ

Hội nghị Advantage Assam 2.0: Cơ hội thúc đẩy đầu tư hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ

Từ ngày ừ 24 - 26/02/2025, tại TP. Guwahati, Bang Assam, Ấn Độ đã diễn ra “Hội nghị thượng đỉnh về đầu tư và cơ sở hạ tầng - Advantage Assam lần thứ 2”.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và bang Kerala

Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và bang Kerala

Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Kerala "Vietnam - Kerala Business Meet" đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Lulu Bolgatty, Kochi, bang Kerala, Ấn Độ.
Indonesia thay đổi chính sách về quản lý giá bán than

Indonesia thay đổi chính sách về quản lý giá bán than

Từ 1/3, Indonesia sẽ điều chỉnh chính sách quản lý về giá bán than xuất khẩu với mục đích tăng cường sự kiểm soát của nhà nước với hoạt động bán than quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Algeria

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Algeria

Phòng Thương mại và Công nghiệp Ghardaia (Algeria) kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến hàng phục vụ tiêu dùng nội địa.
Hợp tác kinh tế Việt Nam - New Zealand: Triển vọng từ FTA

Hợp tác kinh tế Việt Nam - New Zealand: Triển vọng từ FTA

Hợp tác kinh tế - thương mại - công nghệ giữa Việt Nam và New Zealand có triển vọng phát triển vượt bậc trong tương lai nhờ vào các hiệp định thương mại tự do.
Tăng cường quảng bá, kết nối giao thương tại Ấn Độ

Tăng cường quảng bá, kết nối giao thương tại Ấn Độ

Từ ngày 19 - 22/2, đoàn công tác của tỉnh Lai Châu đã tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư toàn cầu bang Kerala 2025” tại Ấn Độ.
Việt Nam tham dự Hội chợ ngành điện tại Ấn Độ

Việt Nam tham dự Hội chợ ngành điện tại Ấn Độ

Từ ngày 22-26/2, Hội chợ ELECRAMA 2025 do Hiệp hội Các nhà sản xuất điện và điện tử Ấn Độ tổ chức, đã diễn ra tại Trung tâm India Expo Mart, Ấn Độ.
Xuất khẩu sang Philippines: Chuyển mạnh sang sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghệ cao

Xuất khẩu sang Philippines: Chuyển mạnh sang sản phẩm công nghiệp chế tạo, công nghệ cao

Cùng với việc mở rộng ngành hàng xuất khẩu sang Philippines, Việt Nam cần đặt mục tiêu tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghệ cao
Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư toàn cầu Kerala 2025

Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư toàn cầu Kerala 2025

Hội nghị Thượng đỉnh đầu tư toàn cầu Kerala 2025 vừa được tổ chức tại Ấn Độ. Sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa bang Kerala và các nước.
Táo, lê Hà Lan tìm đường đến Việt Nam

Táo, lê Hà Lan tìm đường đến Việt Nam

Để đáp ứng thị hiếu của thị trường Việt Nam, doanh nghiệp Hà Lan đã nghiên cứu các sản phẩm trái cây có hương vị ngọt, từng bước thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam.
EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu với nông sản

EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu với nông sản

Dù EU từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi về việc cắt giảm thuốc trừ sâu, song nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này vẫn phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn.
Hàng Việt thêm lợi thế cạnh tranh khi xuất sang Hà Lan

Hàng Việt thêm lợi thế cạnh tranh khi xuất sang Hà Lan

Theo lộ trình giảm thuế của EVFTA, khi xuất khẩu sang Hà Lan, hàng Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn so với hàng cùng loại đến từ các nước.
Mở rộng hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Ấn Độ

Mở rộng hợp tác phát triển du lịch Việt Nam - Ấn Độ

Hội chợ Du lịch và Lữ hành Nam Á lần thứ 32 diễn ra từ ngày 19 - 21/2/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Yashobhoomi, thủ đô New Delhi Ấn Độ.
Mobile VerionPhiên bản di động