Củ kiệu - món ăn đơn giản nhưng rất có lợi cho sức khỏe Củ sen - món ăn dân dã mang nhiều lợi ích cho sức khỏe Loại củ được ví như nhân sâm cực tốt cho sức khỏe |
Măng cụt (hay còn gọi là măng cụt tía) có tên khoa học là Garcinia mangostana, thuộc họ Bứa.
Măng cụt là loại cây to, có thể cao đến 20 – 25m. Lá dày, màu lục sẫm và hình thuôn dài. Hoa măng cụt được chia thành 2 dạng là hoa đực (cụm 3 – 9 hoa, có lá bắc) và hoa lưỡng tính (có cuống có đốt).
Măng cụt là một loại cây nhiệt đới, chúng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Quả măng cụt có hình cầu, khi chín có vỏ dày, màu đỏ tím đậm. Ruột măng cụt có màu trắng sáng, chia thành nhiều múi, có vị chua ngọt thanh và có mùi thơm nhẹ. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh hạt có áo hạt màu trắng.
Măng cụt ăn rất ngon và nó chứa một danh sách ấn tượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể.
Thành phần dinh dưỡng trong 200g thịt trái măng cụt gồm có:
Lượng calo: 143
Chất béo: 1,1g
Natri: 13,7mg
Carbohydrate: 35g
Chất xơ: 3,5g
Chất đạm: 0,8g
Từ những thành phần dinh dưỡng vô cùng phong phú của mình, măng cụt có những công dụng sau đây:
Tăng cường sinh lực cho cơ thể
Trong quả măng cụt chứa axit trytophan – chất có liên hệ trực tiếp với Serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh có liên hệ mật thiết với giấc ngủ, tâm trạng vui buồn và khẩu vị) tạo sự phấn chấn cho tinh thần.
Ngăn ngừa lão hóa
Xanthones và catechin cùng 3 loại vitamin có trong măng cụt đều là những thành phần cực tốt cho làn da và chống lão hóa vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, các hợp chất chống oxy hóa đa dạng trong măng cụt cũng có khả năng hạn chế các tế bào bị gây hại, đồng thời phục hồi lại các tế bào da bị tổn thương nên giảm thiểu tình trạng lão hóa da và mang lại làn da trẻ trung đầy sức sống.
Phòng ngừa ung thư
Vỏ quả măng cụt chứa hàm lượng các xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật) nên có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.
Giảm mùi hôi của hơi thở
Bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa ung thư, kháng thể xanthones trong vỏ quả măng cụt còn có khả năng diệt khuẩn. Vì vậy, khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ giảm được mùi hôi trong miệng.
Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Nhờ đặc tính chứa nhiều xanthones, măng cụt giúp giảm cholesterol, hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu bị lão hóa sẽ sinh ra những mảng bám trong mạch máu. Kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân.
Điều trị các vấn đề về da
Măng cụt có tính chất kháng khuẩn tự nhiên hiệu quả cao trong điều trị nhiều vấn đề về da phổ biến như mụn trứng cá, nhược điểm trên da, da nhờn và da khô.
Tốt cho kinh nguyệt phụ nữ
Măng cụt rất hữu ích trong việc làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chóng mặt, thay đổi tâm trạng, tăng huyết áp… Măng cụt còn có khả năng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
Chữa bệnh về nướu
Măng cụt có thể coi là vũ khí để chiến đấu với bệnh nướu răng phổ biến là nha chu viêm. Gel của măng cụt cũng giúp chữa trị các vấn đề về lợi rất hiệu quả.
Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Vỏ của măng cụt hầu như cấu tạo bởi chất xơ. Chất xơ có tác dụng đẩy phế thải qua ruột non mau chóng hơn, ngăn ngừa táo bón và ngày cả ung thư ruột. Chất xơ có thể giúp kiểm soát cholesterol bằng cách lấy đi những acid đắng độc hại.
Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường (Tuyp II)
Với khả năng làm thấp và điều hòa lượng đường trong máu, cải thiện sinh lực, chống viêm, và làm giảm nhu cầu thuốc men vì lượng đường trong máu xuống bất bình thường, Măng cụt có thể là điều cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường.
Giảm cholesterol
Các công trình nghiên cứu cho thấy kháng thể xanthones trong măng cụt có tác dụng làm giảm cholesterol xấu và ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám nguy hiểm. Tuy nhiên, ăn vỏ ngoài măng cụt hơi đắng. Do đó, trong Đông y thường kết hợp nó với một số vị khác để làm thuốc.
Những lưu ý khi sử dụng măng cụt
Tuy măng cụt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì chúng có thể gây ra các vấn đề sau:
+ Phản ứng dị ứng: Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số phản ứng dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm. Thậm chí, nó còn dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sưng miệng, môi, họng hoặc tức ngực...
+ Nhiễm axit lactic: Một nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Tình trạng này xảy ra do axit lactic tích tụ bất thường trong máu. Các triệu chứng bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.
+ Không nên ăn măng cụt trước khi phẫu thuật 2 tuần vì hợp chất xanthones trong măng cụt có thể gây cản trở quá trình đông máu diễn ra bình thường.
+ Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30gr măng cụt (tương đương 2 quả) và mỗi tuần ăn 2 – 3 lần là đủ.
+ Nếu muốn sử dụng vỏ từ quả măng cụt để làm bài thuốc chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn sức khỏe.