Nhiều rủi ro pháp lý, nhà đầu tư ngại mua phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa
Doanh nghiệp - Doanh nhân 15/11/2023 12:04 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chuyên gia nói gì về chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp? Cổ phần hóa - bức tranh nhiều sắc thái Bộ trưởng Tài chính nói gì về trốn thuế, đầu tư công, cổ phần hoá? |
Góp ý vào Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra thực trạng rằng một số nhà đầu tư ngần ngại khi mua phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn.
Theo VCCI, nhiều trường hợp nhà đầu tư tư nhân đã bỏ tiền mua lại phần vốn một cách ngay tình qua đấu giá công khai, nhưng khi phát hiện những sai sót nội bộ từ phía bên bán, mà có nhiều ý kiến đề nghị phải huỷ giao dịch, trả lại tài sản. Những trường hợp như vậy khiến các nhà đầu tư không muốn tham gia, dù họ có khả năng quản trị doanh nghiệp được bán tốt hơn và mang lại hiệu quả kinh tế.
Trước thực tế đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định bảo vệ quyền tài sản của bên mua khi tham gia mua vốn của nhà nước tại doanh nghiệp. Theo đó, trong trường hợp bên mua không biết và không có nghĩa vụ phải biết trước những sai sót của bên bán trong quá trình giao dịch thì quyền tài sản của bên mua đối với phần vốn đã mua được pháp luật bảo vệ. Thêm vào đó, trong các trường hợp đấu giá công khai, minh bạch, đúng trình tự thủ tục, không có gian lận, có nhiều người tham gia đấu gia độc lập thì kết quả đấu giá phải được pháp luật bảo vệ.
![]() |
Nhiều rủi ro pháp lý, nhà đầu tư ngại mua phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa |
Góp ý về quy định công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước, VCCI cho rằng, trên thực tế, việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa được thực hiện đồng bộ. “Có doanh nghiệp tuân thủ tốt các quy định công bố thông tin, nhưng cũng không ít doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc như không công bố, công bố chậm. Điều này làm giảm hiệu quả giám sát của xã hội đối với các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công thiết yếu cho người dân” - văn bản từ VCCI nêu.
Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ công bố thông tin này. Có thể cân nhắc một số cơ chế như nêu tên hoặc xử phạt các trường hợp doanh nghiệp nhà nước thực hiện không đầy đủ, nghiêm túc các quy định về công bố thông tin.
Ngoài ra, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc việc giới hạn những doanh nghiệp có phần vốn góp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc đối tượng tác động của luật này.
VCCI lưu ý, cơ quan soạn thảo có thể cân nhắc phương án chưa bao gồm các doanh nghiệp có vốn góp của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp; hoặc căn cứ vào mức độ hỗ trợ, nhận kinh phí từ ngân sách của tổ chức đó để xác định đối tượng tác động cho phù hợp.
Bộ Tài chính cho biết, trong 10 tháng năm 2023, không phát sinh doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong tháng 10, không phát sinh doanh nghiệp thoái vốn. Trong 10 tháng đầu năm 2023, thoái vốn nhà nước tại 4 doanh nghiệp; trong đó 3 doanh nghiệp theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg, 1 doanh nghiệp theo Thông báo số 281/TB-VPCP với giá trị 8,8 tỷ đồng, thu về 19 tỷ đồng; các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 7 doanh nghiệp với giá trị là 53,5 tỷ đồng thu về 206,3 tỷ đồng.
Trước đó, tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, cổ phần hóa trong nhiệm kỳ này chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân cơ bản nhất là khi các doanh nghiệp muốn mua các doanh nghiệp cổ phần hóa nhìn vào cả khu đất vàng.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, Nghị quyết 60 của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ quy định không cho chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thuê chuyển sang đất ở. Vì vậy không còn chênh lệch địa tô và doanh nghiệp sẽ không mua khi nhìn vào các khu đất này nữa.
Cùng với đó, phương án sử dụng đất chính quyền địa phương không phê chuẩn do khó khăn. Việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào trong giá trị của doanh nghiệp hay các giá trị tài sản khác cần phải thẩm định giá,… nhưng cũng có rủi ro.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Nhiệt điện Hải Phòng hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần IX

Halcom Việt Nam tiếp nối hành trình thiện nguyện

Bà Lý Kim Chi tái đắc cử Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

BSR trong hành trình thịnh vượng cùng Petrovietnam

Diana Unicharm được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023”
Tin cùng chuyên mục

PC Thừa Thiên Huế: Hơn 180 cán bộ, nhân viên tham gia hiến máu “Tuần lễ hồng EVN”

Hành trình đặc biệt của Quán quân Nhà Nông Tự Tình mùa 2

Ngành điện miền Nam tri ân khách hàng hiệu quả, thiết thực

PVOIL lên tiếng cảnh báo tình trạng giả mạo fanpage để lừa đảo

BSR đạt nhiều giải cao tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức

Công ty TNTech nhận giải thưởng “Thành phố Thông minh Việt Nam” năm thứ ba liên tiếp

Điện lực miền Trung ứng dụng hệ thống giám sát định tuyến

Xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp vật tư thiết bị điện

Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa

Kinh doanh để làm giàu hay phụng sự xã hội?

Tập đoàn tài chính nào dự kiến tài trợ 500 triệu USD cho VinFast?

Sunlight Electrial Việt Nam tiên phong về chất lượng tủ điện trong ngành công nghiệp sản xuất tủ bảng điện

PC Quảng Trị: Sẵn sàng cho Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX

Job3s giành giải thưởng công nghệ AI - Châu Á

DAP – Vinachem hết lòng chăm lo cho người lao động

Petrolimex Aviation cung cấp nhiên liệu cho các chuyến bay tại Cảng hàng không Điện Biên khi Cảng hoạt động trở lại

Trả cổ tức tuần từ 4-8/12: Doanh nghiệp cao nhất 4.600 đồng/CP

Ngành điện tỉnh Quảng Bình: Hơn 200 cán bộ, nhân viên tham gia hiến máu “Tuần lễ hồng EVN”

Doanh nghiệp tài chính chung tay bảo vệ người tiêu dùng
