Chuyên gia nói gì về chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp?

Chiều 16/10 tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Tọa đàm Chính sách, pháp luật cổ phần hóa những vấn đề đặt ra.
Nhiều vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn tại Tổng công ty Vận tải thủy Tổng Công ty Vận tải thủy - Bài 1: Nhiều vi phạm trong cổ phần hóa, thoái vốn Tổng Công ty Vận tải thủy-Bài 2: Kiến nghị chuyển hồ sơ liên quan cổ phần hoá sang Bộ Công an

Tọa đàm với sự tham gia của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế: Ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật; Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế; Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Ông Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế; Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế.

Các chuyên gia, khách mời đã có những phân tích, nhận diện về những nguy cơ gây thất thoát tài sản của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, qua đó có những giải pháp để công tác cổ phần hóa tiếp tục được triển khai hiệu quả và đạt được các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đưa ra.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, Quốc hội Khóa XV ngay trong Kỳ họp thứ 2 vào tháng 11 năm 2021 đã ban hành Nghị quyết số 31/2015/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2023.

Cụ thể, Quốc hội yêu cầu: Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; giải quyết những vướng mắc, nâng cao hiệu quả trong quản lý, sử dụng đất đai của khối doanh nghiệp nhà nước; thực thi nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm làm chậm tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước…

Tại Kỳ họp thứ Sáu, dự kiến khai mạc ngày 23/10 tới, Quốc hội cũng sẽ thảo luận về việc thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế theo Nghị quyết số 31/2021/QH15, trong đó có nội dung cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước.

Trong bối cảnh như vậy, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm Chính sách pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra” với mong muốn nhìn nhận rõ các hạn chế, vướng mắc trong quá trình cổ phần hóa và tìm kiếm được những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ, ngăn ngừa tình trạng trục lợi, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, đặc biệt là đất đai. Qua đó đóng góp vào quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới”, Tổng biên tập Phạm Thị Thanh Huyền nhấn mạnh.

Các chuyên gia nhận diện nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Đánh giá về tiến trình cổ phần hóa thời gian qua, các diễn giả cho rằng, chính sách, pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn tiếp tục được hoàn thiện theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch và chặt chẽ hơn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. Qua đó, giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, nhất là trong giai đoạn 2016 – 2020; đồng thời hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế dẫn báo cáo của Chính phủ cho biết, năm 2021 đã ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 196 tỷ đồng. Năm 2022, ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 309 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước là 278 tỷ đồng.

Tính đến ngày 25/4/2023, đã có 27 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Lũy kế năm 2021-2022, số thu từ bán vốn nhà nước của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã nộp về ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.000 tỷ đồng; số thu từ bán vốn nhà nước năm 2022 là 3.848 tỷ đồng (trong đó thu của ngân sách Trung ương là 2.511 tỷ đồng, thu của ngân sách địa phương là 1.338 tỷ đồng). Kế hoạch thu hồi vốn nhà nước tại một số tổ chức kinh tế do Trung ương quản lý là 3.000 tỷ đồng .

Về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng trong năm 2021. Năm 2022, thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.

Các chuyên gia nhận diện nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Các diễn giả, khách mời tại buổi Toạ đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Trong quý I/2023, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 4 doanh nghiệp với giá trị là 41,2 tỷ đồng, thu về 168,4 tỷ đồng. Số thu từ bán vốn nhà nước của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đã nộp về ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.000 tỷ đồng, năm 2022 là 3.848 tỷ đồng (trong đó thu của ngân sách trung ương là 2.511 tỷ đồng, thu của ngân sách địa phương là 1.338 tỷ đồng).

Chúng ta cũng không nên chỉ xét về giai đoạn, mà nhìn rộng hơn bức tranh với nhiều màu sắc tương phản, có doanh nghiệp hoạt động tốt, một số doanh nghiệp không như mong muốn để thấy rằng câu chuyện cổ phần hóa rất khó”, ông Phan Đức Hiếu nói.

Ông Phan Đức Hiếu cho rằng, bức tranh cổ phần hóa khá nhiều màu sắc, phản ánh thực tế. Bên cạnh yếu điểm, nhưng trong một số trường hợp chúng ta rất thành công. Ví dụ trường hợp Sabeco, chúng ta thoái vốn khoảng vài nghìn tỉ đồng nhưng bán được hơn 100.000 tỉ đồng. Soi lại giai đoạn 2015 – 2020, số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn ngoài kế hoạch nhiều hơn số lượng đưa trong kế hoạch.

Nhìn nhận về bức tranh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, TS Nguyễn Minh Phong cho rằng: Chủ trương hoàn toàn đúng đắn và chúng ta đã gặt hái được những kết quả nhất định như: Có một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã có lãi, làm tăng thu ngân sách và tăng việc làm. Đồng thời, nó cũng tạo ra được một làn sóng thu hút đầu tư xã hội hóa.

Đây cũng là mục tiêu, tăng đầu tư xã hội hóa trong hoạt động doanh nghiệp nhà nước, đồng thời tạo sự thay đổi nhận thức xã hội về doanh nghiệp nhà nước cũng như về quá trình cổ phần hóa và nhìn tổng thể thì muốn hay không nó đã tạo ra được một sự ảnh hưởng tới thay đổi thể chế của Nhà nước, của doanh nghiệp cũng như tạo ra một sự sống mới ít nhiều cho một bộ phận các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa.”- TS Nguyễn Minh Phong cho hay.

Các chuyên gia nhận diện nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
TS Nguyễn Minh Phong chỉ ra những điểm sáng và những tồn tại trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước. Ảnh: Trần Hiệp

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, các diễn giả cho rằng, quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo cả về lượng và chất. Cụ thể, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chậm; chưa phát huy tốt vai trò của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty của nhà nước tham gia vào các công trình, dự án lớn.

Quản lý vốn tại các doanh nghiệp có phần vốn nhà nước không chi phối khó khăn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thuộc diện giám sát tài chính hoặc có cổ đông lớn thiếu hợp tác. Đây là những vấn đề đã được đề cập nhiều lần trong các kỳ họp Quốc hội nhưng chưa có hướng xử lý cụ thể. Đặc biệt, quá trình cổ phần hóa thời gian qua có không ít sai phạm cả về kinh tế, đất đai, gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của Nhà nước…

Về nguyên nhân, các diễn giả cho rằng, có vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật; đồng thời, chất lượng thông tin, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, chưa tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư; cùng với đó là những lúng túng trong các vấn đề pháp lý về đất đai, về quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo về tài chính…

“Hệ thống pháp luật liên quan đến cổ phần hóa có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, từ Luật Doanh nghiệp cho đến Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh, Luật Đất đai, Luật Đấu giá… Với phạm vi lớn như vậy có thể nói rằng, việc có những điểm sơ là không tránh khỏi”, ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật nói và cho biết, cùng một hệ thống pháp luật nhưng có những trường hợp thực kết quả tốt, có trường hợp kết quả không được như mong đợi. Vì vậy, khi mà đánh giá hệ thống pháp luật, cần phải cân nhắc và tránh đổ lỗi cho hệ thống pháp luật; ngược lại là cũng không nên cho rằng hệ thống pháp luật không có lỗi gì mà chỉ là do việc thực hiện pháp luật chưa tốt.

Chia sẻ tại Toạ đàm, Phó Trưởng ban Dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng đã lấy ví dụ câu chuyện cổ phần hóa ở Bộ Giao thông vận tải.

Các chuyên gia nhận diện nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Ông Lưu Bình Nhưỡng chỉ ra "góc khuất" cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Giao thông vận tải. Ảnh Trần Hiệp

Ông Nhưỡng cho hay, năm 2011 ngành Giao thông vận tải xác định cổ phần hóa 11 doanh nghiệp trong đó có 9 công ty mẹ còn lại là thành viên. Trong đó, Tổng Công ty Vận tải thủy Việt Nam giá trị cổ phần hóa làm tròn 327 tỷ đồng trong khi tài sản của Tổng công ty là hệ thống 10 cảng nội địa, hệ thống cầu tầu, có cầu tầu để xây dựng chi phí đầu tư phải hàng trăm tỷ… và mất cả thương hiệu...

Tại Tọa đàm, các chuyên gia cũng đã đưa ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ và chất lượng cổ phần hóa, ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước. Các diễn giả đề nghị Chính phủ đánh giá cụ thể các vướng mắc về pháp luật trong thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; tiếp tục quyết liệt thực hiện các biện pháp nhằm tránh thất thoát vốn nhà nước, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh, cần bám sát mục tiêu cổ phần hóa đã đề ra. Cùng với đó, cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai công tác cổ phần hóa, thoái vốn.

Cùng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, song hành với minh bạch về mặt pháp lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính đất đai, quy hoạch, đấu giá thì cần nâng cao chất lượng thông tin hoạt động doanh nghiệp nhà nước từ sớm, từ xa, không đợi đến khi xác định cổ phần hóa mới bắt tay vào xử lý…

Các diễn giả cũng đề nghị cần có kế hoạch cụ thể sử dụng nguồn vốn thu được từ thoái vốn, trong đó ưu tiên vào các công trình quan trọng quốc gia để tạo động lực phát triển và sức lan tỏa cho nền kinh tế; phát huy vai trò của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp…
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Thép dự ứng lực Hòa Phát được sử dụng làm vật liệu thi công trong gói thầu EPC thuộc giai đoạn 1 dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Lạng Sơn – Cao Bằng).
TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

TTC AgriS giữ vững & phát triển vùng nguyên liệu, tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào canh tác mía

TTC AgriS - Nhà máy TTCS Tây Ninh thắng lợi vụ 2024-2025, đồng thời chuẩn bị bước vào triển khai kế hoạch niên vụ 2025-2026 với nhiều định hướng chiến lược.
Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính sách giảm thuế VAT thời gian qua. Các chính sách thuế phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất kinh doanh.
PC Huế:  Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

PC Huế: Bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

PC Huế phối hợp cùng chính quyền địa phương bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo trên địa bàn thành phố Huế.
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai: Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025

Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai: Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025

Ngày 26/4, Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ vinh dự đón nhận giải thưởng "Top 10 Doanh nghiệp Phát triển vững mạnh 2025".

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Với nhiều kết quả đạt được, bên cạnh công tác Đảng, Đảng bộ EVNNPT sẽ quyết tâm xây dựng vận hành lưới điện truyền tải vững mạnh trong nhiệm kỳ mới 2025-2030.
Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Petrolimex Sài Gòn và huyện Nhà Bè bàn giao 2 căn nhà cho hộ cận nghèo

Petrolimex Sài Gòn và huyện Nhà Bè bàn giao 2 căn nhà cho hộ cận nghèo

Công ty Xăng dầu Khu vực II - Petrolimex Sài Gòn vừa phối hợp cùng huyện Nhà Bè bàn giao 2 căn nhà được sửa chữa khang trang tới 2 hộ cận nghèo.
Petrolimex nỗ lực hoàn thành các mục tiêu lớn năm 2025

Petrolimex nỗ lực hoàn thành các mục tiêu lớn năm 2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex tiếp tục giữ vai trò nòng cốt đảm bảo nguồn cung, bình ổn thị trường xăng dầu, góp phần giữ vững an ninh năng lượng.
PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

PC Huế: Đảm bảo cấp điện Chương trình Huế - Kinh đô ẩm thực

PC Huế đã triển khai các phương án đảm bảo cấp điện chương trình “Huế - Kinh đô Ẩm thực” năm 2025.
Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Thủy điện Trung Sơn sẵn sàng huy động tối đa công suất cho mùa khô 2025

Trước cao điểm mùa khô 2025, Thủy điện Trung Sơn đã chủ động tích nước, bảo dưỡng thiết bị, sẵn sàng vận hành tối đa, đảm bảo cung ứng điện ổn định.
Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Delta Group không ngừng đổi mới, khẳng định vị thế hàng đầu

Delta Group tiếp tục chứng minh bản lĩnh và năng lực vượt trội khi xuất sắc giữ vững vị trí Top 4 trong Bảng xếp hạng Top 10 nhà thầu xây dựng uy tín năm 2025.
Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến

Hồng Châu Yến và dấu hỏi sau những lọ yến 'thuần Việt'

Hồng Châu Yến, trong mọi lời quảng bá, luôn tô đậm hình ảnh thương hiệu 'thuần Việt'. Nhưng, thực tế có hoàn toàn như vậy?
Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

Rạng Đông vươn mình bứt phá trong kỷ nguyên công nghệ số

Ngày 26/4/2025, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tổ chức Ngày hội sáng tạo Techday 11, với chủ đề “Rạng Đông trong kỷ nguyên vươn mình bứt phá”
Bình Định: Đưa điện lưới đến với người dân làng Canh Tiến

Bình Định: Đưa điện lưới đến với người dân làng Canh Tiến

Sáng ngày 26/4, tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khánh thành Dự án cấp điện làng Canh Tiến từ lưới điện quốc gia – một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Mondelez Kinh Đô đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Mondelez Kinh Đô đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam

Vừa qua, Công ty Mondelez Kinh Đô Việt Nam (Mondelez Kinh Đô) tiếp tục đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam trên hành trình chinh phục tri thức.
Liên kết lỏng lẻo, doanh nghiệp Việt khó vươn xa

Liên kết lỏng lẻo, doanh nghiệp Việt khó vươn xa

Không chỉ liên kết với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng rất lỏng lẻo.
Chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông Vinamilk 2025

Chiến lược đổi mới tại Đại hội cổ đông Vinamilk 2025

Ngày 25/4, Vinamilk tổ chức ĐHĐCĐ, nhấn mạnh đổi mới sản phẩm, công nghệ, tiếp cận người dùng, đặt mục tiêu tăng trưởng 4,3% doanh thu và lợi nhuận.
Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá tại ĐHĐCĐ 2025

Tại ĐHĐCĐ 2025, Imexpharm đặt mục tiêu tăng trưởng đột phá, là năm bản lề tạo đà bứt phá mạnh mẽ trong chiến lược dài hạn.
Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo tại Nhiệt điện Quảng Ninh

Vừa qua, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và EVN thăm, tặng quà, động viên người lao động Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh nhân Tháng Công nhân năm 2025.
Các dự án Sunshine Group chạy đua với thời gian ra sao?

Các dự án Sunshine Group chạy đua với thời gian ra sao?

Sunshine Group đã chọn cách “chơi lớn” với kế hoạch bàn giao khoảng 4000 căn thấp tầng cùng gần 20 tòa cao tầng trong 2025 - 2026.
Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

Takao tự hào khi đạt cú đúp giải thưởng lớn năm 2025

Công ty Cổ phần Takao được vinh danh Top 5 công ty vật liệu xây dựng uy tín và lọt Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025.
Siberian Health Quốc tế đạt Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu

Siberian Health Quốc tế đạt Top 30 doanh nghiệp FDI tiêu biểu

Siberian Health Quốc tế được vinh danh Top 30 Doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại giải thưởng Rồng vàng 2025, hạng mục Thương hiệu xuất sắc ngành chăm sóc sức khỏe
Hiệp hội Gas Việt Nam có chủ tịch mới

Hiệp hội Gas Việt Nam có chủ tịch mới

Ông Nguyễn Phúc Tuệ (Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP) được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam nhiệm kỳ IV (2025 - 2030).
Mobile VerionPhiên bản di động