Nhiều hoạt động Văn hóa nghệ thuật Phật giáo dịp Lễ Vu Lan diễn ra tại núi Bà Đen, Tây Ninh
Văn hóa 24/08/2023 15:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Đại lễ Vu lan 3 miền: Lan tỏa đạo Hiếu Hạnh Thị trường ngày lễ Vu Lan: Thực phẩm chay 'được mùa' kinh doanh |
Rằm tháng 7 năm nay, núi Bà Đen, Tây Ninh sẽ là nơi để các Phật tử hướng tấm lòng hiếu nghĩa đến các bậc sinh thành, thông qua nhiều hoạt động, trải nghiệm văn hóa tâm linh ý nghĩa được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan, từ ngày 26/8-03/9 (tức từ 11-19/7 âm lịch).
![]() |
Núi Bà Đen sẽ là nơi diễn ra chương trình Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan từ ngày 26/8-03/9. Ảnh: Nguyễn Minh Tú |
Xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, Lễ Vu Lan ngày nay không đơn thuần là ngày lễ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, mà còn là ngày lễ của tình yêu thương và tấm lòng hiếu hạnh. Trải qua hàng ngàn năm, lễ Vu Lan đã khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam, với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trở thành “ngày hội hiếu” của tín đồ Phật tử và nhân dân.
Năm nay, theo thông bạch, Đại lễ Vu Lan được tổ chức từ ngày mùng một đến ngày Rằm và các ngày trong tháng Bảy âm lịch.
Nhân ngày lễ lớn của Đạo Phật, Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain, Núi Bà Đen (Tây Ninh) sẽ tổ chức Chương trình Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan, với sự tham dự và hộ trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
![]() |
Hệ thống chùa Bà sẽ trang hoàng rực rỡ mừng Lễ Vu Lan. Ảnh: Ngô Trần Hải An |
Chương trình sẽ được tổ chức quy mô, trang trọng, với nhiều hoạt động và trải nghiệm thiêng liêng tại quần thể hệ thống các chùa Núi Bà và khu vực đỉnh núi Bà Đen, từ ngày 26/8-03/9 (tức từ 11-19/7 âm lịch).
Tại hệ thống các chùa Núi Bà, đại lễ Vu Lan báo hiếu sẽ được tổ chức trong ngày 2-3/9 (tức 18-19/7 âm lịch), trong khuôn viên Chùa Long Châu Phước Trung. Trong suốt tháng 7 âm lịch, quần thể chùa Bà cũng được trang hoàng rực rỡ với cờ Phật giáo, đèn hoa sen…, tạo không gian lễ hội linh thiêng đón Phật tử, du khách đến chiêm bái, tỏ lòng thành kính trước Linh Sơn Thánh Mẫu Bồ Tát, nguyện cầu bình an may mắn cho các bậc sinh thành.
Còn trên đỉnh núi Bà Đen, Chương trình Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật đặc sắc và các nghi thức trang trọng theo văn hóa Phật giáo, trong 2 ngày 26-27/8 (nhằm ngày 11-12/7 năm Quý Mão). Chương trình có sự tham dự của các khách mời là Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) thuộc Ban trị sự GHPGVN, đặc biệt có sự hiện diện của Trưởng lão Hòa Thượng VIÊN MINH - Phó Pháp Chủ GHPGVN và Hòa Thượng THÍCH THIỆN NHƠN, Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự GHPGVN, Trưởng Ban Tăng Sự Trung Ương GHPGVN. Cùng với đó là các nghệ sỹ từ vũ đoàn Nắng Mai, ca sĩ nổi tiếng Phi Hùng, Hồng Nhi…
![]() |
Phật tử và du khách sẽ được nghe chia sẻ từ Hoà thượng Viên Minh về ý nghĩa của lễ Vu Lan. Ảnh: Ngô Trần Hải An |
Theo đó, trong ngày 26/8, Phật tử và du khách tới Núi Bà Đen sẽ cùng với các Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) tham gia nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật và nghi thức Phật giáo như: thực hành tụng niệm nguyện cầu quốc thái dân an; trò chuyện và lắng nghe những chia sẻ từ Trưởng lão Hòa Thượng VIÊN MINH - Phó Pháp Chủ GHPGVN về truyền thuyết và ý nghĩa của Lễ Vu Lan; diễu hành quanh Trụ kinh Bát Nhã tâm kinh tại quảng trường dưới chân đại tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn, nguyện cầu an lành cho cha mẹ, chúng sanh.
Cũng trong khuôn khổ chương trình, du khách và Phật tử tham dự sẽ được Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) tặng hoa hồng, để thực hiện nghi thức cài hoa lên ngực áo, hướng lòng mình bày tỏ thành kính với cha mẹ, tưởng nhớ những người đã khuất và vinh danh những người còn tại thế với cháu con.
![]() |
Nghi lễ dâng đăng sẽ diễn ra vào tối 26/8 và 27/8 dịp Lễ Vu Lan. Ảnh: Ngô Trần Hải An |
Ngay sau đó là nghi thức diễu hành dâng đăng, diễn ra vào 18h00 tối 26/8 và 27/8 (tức ngày 11-12/7 âm lịch), để các Phật tử và du khách thực hành hạnh nguyện tri ân báo hiếu đến các bậc sinh thành. Từng người sẽ tự tay ráp đèn đăng, viết lời nguyện ước, theo hướng dẫn của các Chư tăng Tôn đức Tăng (Ni) đọc kinh nguyện cầu cho cha mẹ, người thân, nhân dân bá tánh được an lành và thả đèn đăng vào dòng nước khu vực trụ kinh Bát Nhã Tâm Kinh, giữa quảng trường dưới chân tượng Phật Bà Tây Bổ Sơn.
Đây là nghi thức đã được KDL trên đỉnh núi Bà tổ chức vào các dịp mừng Lễ vía Quán Thế Âm, Lễ Phật đản…, và được đông đảo Phật tử, du khách hưởng ứng, yêu thích bởi sự trang trọng, thiêng liêng, ý nghĩa. Các ngọn đăng mang theo lời chúc Phật tử du khách tự tay viết lên và dâng thả theo dòng nước, sau đó sẽ được KDL mang hóa tro, gửi tới cao xanh, ngưỡng mong phước lành hội tụ, điều ước thành hiện thực.
![]() |
Chương trình nghệ thuật mừng lễ Vu Lan sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày 26, 27 và 30/8. Ảnh: Ngô Trần Hải An |
Ngoài ra, liên tục trong 3 ngày 26, 27 và 30/8 (tức 11,12, 14/7 âm lịch), tại sân khấu Ga Tâm An trên đỉnh núi, sẽ có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang chủ đề “Dâng ngàn thành kính - Trọn đạo làm con”. Với hai suất diễn mỗi ngày vào 9h và 11h, các nghệ sỹ sẽ trình diễn những ca khúc tôn vinh nghĩa mẹ tình cha, đưa khán giả phiêu lưu trong những giai điệu đầy xúc động, để lắng mình, tưởng nhớ và tri ân công ơn đấng sinh thành.
Đây là năm đầu tiên, Chương trình Văn hóa Nghệ thuật Phật giáo mừng Lễ Vu Lan được tổ quy mô, trang trọng tại Núi Bà Tây Ninh. Được biết, các hoạt động này sẽ được duy trì tổ chức hàng năm, để gia tăng trải nghiệm cho du khách, tạo cơ hội để các Phật tử bày tỏ lòng thành kính đến các bậc sinh thành, nơi ngọn núi thiêng cao nhất Nam Bộ.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2023

Việt Nam là "Điểm đến di sản hàng đầu thế giới" năm 2023

Trao giải ảnh "Khoảnh khắc báo chí 2022" lần thứ 5

Thưởng thức nhiều món ngon tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực Hà Nội năm 2023

Ấn tượng tour đêm Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tin cùng chuyên mục

Thấy gì ở triển lãm “THẮM”

Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp cần thể hiện rõ nét bản sắc cốt lõi

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Địa Tạng Phi Lai tự - điểm đến yên bình cho du khách thập phương

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Việt Nam trúng cử thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành nhà hàng, ẩm thực

Hà Nội xưa trên bức tường tranh phố Phan Đình Phùng

Lạc vào "thiên đường hoa" giữa lòng Hà Nội

Trải nghiệm văn hóa “Về miền di sản biển Đà Nẵng”

Ấn vàng triều Nguyễn đã được chuyển giao từ Pháp về Việt Nam

Chiêm ngưỡng không gian kiến trúc độc đáo trong tháp nước Hàng Đậu

Nhiều hoạt động tôn vinh Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

Dự án lấn biển Vịnh Hạ Long: Phát triển nhưng phải đảm bảo yếu tố gốc của di sản

Hà Nội: Khám phá di sản Nhà máy Xe lửa Gia Lâm trong không gian sáng tạo

Linh thiêng đình Chèm - Dòng chảy tinh hoa

Nghệ sỹ ưu tú Mạnh Tường - phát thanh viên huyền thoại của VTV qua đời

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam

Hà Nội: Tháp nước Hàng Đậu được cải tạo thành không gian nghệ thuật
