Nghệ An: Chậm tái đàn, giá lợn cao kỷ lục Tăng tốc tái đàn để sớm kéo giảm giá thịt heo trên thị trường |
Giá heo vẫn cao vì thiếu nguồn cung
Nguồn cung giảm là nguyên nhân chính làm cho giá thịt heo trên thị trường tăng chóng mặt, dù các cơ quan chức năng đã áp dụng nhiều biện pháp như doanh nghiệp lớn giảm giá heo hơi, nhập khẩu thịt, gia tăng nuôi gia cầm để thay thế thịt heo do dịch tả heo châu Phi (ASF) làm giảm đàn.
Do cung không đủ cầu, giá thịt heo tại thị trường miền Nam ngày 21/5 đã tăng thêm 1.000 - 3.000 đồng/kg so với ngày 20/5, dao động từ 97.000 - 100.000 đồng/kg. Theo giới thương lái, giá heo hơi sẽ vượt mức 100.000 đồng/kg trong những ngày tới và khó mua vì nguồn cung ngày càng cạn dần.
Tăng đàn, tái đàn nhằm tăng nguồn cung giúp kéo hạ giá thịt heo trên thị trường |
Trước khi dịch ASF, thị trường TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 10.000 heo/ngày, trong đó hai chợ đầu mối Bình Điện và Hóc Môn chiếm 6.000-7.000 con/ngày. Tuy nhiên hiện tại ở hai chợ đầu mối này lượng heo về chợ chỉ đạt khoảng 3.500- 4.000 con/ngày, chưa bằng phân nửa so với trước. Theo nhận định của các tiểu thương chợ đầu mối Hóc Môn, sắp tới giá thị heo sẽ tiếp tục tăng và vẫn giữ ở mức cao. Nguyên nhân, do nguồn cung chưa được cải thiện, trong khi cuộc sống bình thường mới đã được thiết lập, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ thịt heo của các nhà hàng, quán ăn, bếp ăn tập thể ở trường học đã trở lại bình thường.
Theo giới chăn nuôi, dịch ASF đã làm cho tổng đàn heo chăn nuôi của cả nước giảm mạnh, từ đó nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu tiêu dùng của thị trường. Để hạ nhiệt giá thịt heo, từ đầu năm đến nay, các giải pháp như doanh nghiệp lớn giảm giá heo hơi xuống 70.000 đồng/kg, tăng nhập khẩu thịt, gia tăng đàn gia cầm, khuyến nghị người tiêu dùng sử dụng các loại thực phẩm khác để thay thế thịt heo trong khẩu phần ăn hàng ngày… Tuy nhiên các giải pháp đã thực thi trong thời gian qua chưa điều tiết giảm giá thịt heo trên thị trường. Vì thế giải pháp khả dĩ nhất để bình ổn giá thịt heo sắp tới theo các chuyên gia là gấp rút tăng đàn, tái đàn nhằm tăng nguồn cung, từ đó kéo giảm giá thịt heo.
Gấp rút tái đàn để kéo giảm giá thịt heo
Trước dịch ASF, tổng đàn heo của Đồng Nai có trên 2,5 triệu con, hiện chỉ đạt khoảng 2,03 triệu con, giảm hơn 19,4%. Cuối tháng 3/2020, Đồng Nai công bố hết dịch ASF và các địa phương đang gấp rút tái đàn, tăng đàn heo. Theo Sở NN&PTNN Đồng Nai, trên địa bàn đã có 328 cơ sở chăn nuôi tái đàn, tăng đàn, đạt gần 220.000 con. Khuyến khích tái và tăng đàn nhưng người chăn nuôi gặp không ít khó khăn khi phải kiểm soát chặt chẽ về điều kiện an toàn dịch bệnh, trong khi giá heo giống đã tăng hơn gấp đôi (bình quân 2,5 triệu đồng/con loại 8-10 kg/con) và nguồn vốn để tái chăn nuôi của nhiều người có hạn, do vậy việc gia tăng tổng đàn diễn ra rất chậm.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT), dịch ASF đã làm tổng đàn heo của địa phương này giảm 30%. Tính đến cuối tháng 4/2020, tổng đàn heo của BR-VT có 385.000 con, giảm khoảng 100.000 con, so với trước dịch ASF. Ông Nguyễn Xuân Trung - Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh BR-VT - cho biết, đến quý 3/2020, dự kiến tổng đàn heo của BR-VT sẽ tăng lên 450.000 con. Tổng đàn heo sẽ sớm gia tăng nhờ 40.000 con heo nái có thể sản sinh khoảng gần 1 triệu con heo thịt, do đó đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người dân BR-VT với mức 45.000 con heo thịt/tháng.
Nguồn cung thịt heo về chợ đầu mối giảm, giá thịt heo tiếp tục tăng cao trên thị trường |
Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, trong đợt dịch ASF, Tiền Giang tiêu hủy hơn 167.000 con heo, số heo do 6.300 hộ dân nuôi, số tiền hỗ trợ thiệt hại do dịch ASF gần 318 tỷ đồng. Hiện tổng đàn heo của Tiền Giang đạt 325.000 con, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2019. Giữa tháng 4/2020, Tiền Giang công bố hết bệnh ASF và kế hoạch tăng đàn heo đang được ngành nông nghiệp và người chăn nuôi gấp rút thực hiện.
Tính đến thời điển này, đã có 16 trại chăn nuôi heo gia công quy mô lớn ở Tiền Giang đăng ký tái đàn gần 30.000 con và hàng nghìn hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ đang thực hiện việc khử khuẩn, sát trùng để đảm bảo an toàn sinh học trước khi thả nuôi.
Cũng như nhiều địa phương, người nuôi heo ở Tiền Giang đang gặp khó khăn khi tái và tăng đàn do đến nay rất nhiều người vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ do dịch ASF từ ngân sách. Trong khi đó, dịch ASF làm cho nhiều người chăn nuôi mất vốn, thậm chí lâm nợ, hoàn cảnh này dẫn đến việc đi vay vốn, các gói tín dụng hỗ trợ với mức ưu đãi về lãi suất, hạn mức vay, thời gian trả nợ vay… từ các ngân hàng là rất khó tiếp cận.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai - Nguyễn Kim Đoán - chu kỳ nuôi heo thịt thời gian bình quân là 10 tháng, từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương phía Nam đang tích cực tái đàn, tăng đàn chăn nuôi. Như vậy khả năng ít nhất 3 - 4 tháng tới nguồn cung heo cho thị trường mới dồi dào trở lại.