Bộ Công Thương đề xuất nghiên cứu xây dựng Luật phát triển công nghiệp trọng điểm Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ ra "điểm nghẽn" trong phát triển công nghiệp hỗ trợ |
Theo TS. Vương Quang Lượng - Trưởng phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương một số tác động có thể tác động tới phát triển công nghiệp, thương mại của Việt Nam trong thời gian tới.
Cụ thể, thế giới, các diễn biến về tình hình chính trị, quân sự trên thế giới tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có những chuỗi cung ứng quan trọng đối với nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tác động đến xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Nhận diện yếu tố sẽ tác động tới phát triển công nghiệp, thương mại |
Xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trên thế giới tác động đến khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong nước, sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong điều hành kinh tế vĩ mô với nhiều chính sách được ban hành, tạo động lực cho tăng trưởng và đóng góp của ngành Công Thương vào cơ cấu kinh tế chung của cả nước.
Chính sách điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường trong nước đã tạo ra những tác động tích cực đến sản xuất và lưu thông hàng hóa, giá cả một số mặt hàng thiết yếu được kiểm soát; kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư và ngày càng hoàn thiện tạo động lực cho sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đạt nhiều thành tựu, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho sản phẩm...
Ngành Công Thương tiếp tục là trụ cột của nền kinh tế, trong 5 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và thương mại đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024, ước tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng so với cùng kỳ năm trước tăng ở 55 địa phương và giảm ở 8 địa phương trên cả nước.
Về xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu hàng hóa ước đạt 148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trước những yếu tố đã được nhận diện, thách thức của ngành Công Thương phải vượt qua nhằm đạt các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ giao là rất lớn. Ngành Công Thương đang nỗ lực đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu lớn.