Công nghiệp phát triển mất cân đối, cần “hoá giải” điểm nghẽn? Đa dạng hình thức hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo |
Chiều 4/6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực Công Thương.
Ngày 4/6, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn (Ảnh: quochoi.vn) |
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn Thái Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả triển khai chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp?
Đại biểu Nguyễn Văn An - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình (Ảnh: quochoi.vn) |
Trả lời vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, thời gian qua Bộ Công Thương đã tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản và đã đạt được kết quả cụ thể. Trong đó, công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp cơ khí đã khẳng định vai trò đầu tàu cho tăng trưởng sản xuất công nghiệp, tỷ lệ nội địa hóa được nâng cao trong nhiều ngành như dệt may, da giày đạt tới 50% và cơ khí đạt hơn 30%..
Công nghiệp hỗ trợ từng bước nâng cao về trình độ tổ chức sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã trở thành nhà cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia tham gia vào mạng lưới sản xuất cung ứng toàn cầu.
Về công nghiệp cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, trên 90% máy móc trong nông nghiệp, nhất là máy xay xát lúa và đánh bóng gạo, máy sấy đã do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng, đồng thời cũng đã xuất khẩu đi nhiều nước khu vực ASEAN, châu Mỹ và châu Phi.
Ngoài ra, nhiều dây chuyền thiết bị trong chế biến sản phẩm cây có hạt cũng có thương hiệu, một số sản phẩm khác về linh kiện, thiết bị cho sản xuất ô tô cũng đang được cung ứng cho các nhà máy của Vinfast, Thaco…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhận định, các chính sách ưu đãi còn nhiều hạn chế, như nguồn lực đầu tư của nhà nước từ Trung ương đến địa phương vừa ít, vừa khó tiếp cận, chồng chéo với nhau, một số điều kiện hưởng ưu đãi còn khá ngặt nghèo, chưa thực sự phù hợp khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận.
Chính sách thu hút FDI của chúng ta chưa ràng buộc, chưa khuyến khích để các doanh nghiệp FDI tăng tính lan tỏa cho doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm, chưa chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các chính sách ưu đãi hỗ trợ. Hơn nữa, lĩnh vực này cần trình độ công nghệ và kinh nghiệm nhất định, việc phổ biến tuyên truyền các chính sách ưu đãi đến cộng đồng doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, rào cản, gia nhập thị trường khó khăn…
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên (Ảnh: quochoi.vn) |
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí khó thu hút đầu tư, bởi tỉ suất lợi nhuận thấp và rào cản để gia nhập thị trường khó khăn trong khi dung lượng thị trường của Việt Nam không lớn. Do vậy, để các doanh nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường nước ngoài, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu là thách thức lớn.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tham mưu để hoàn thiện đồng bộ chính sách, trong đó có nghiên cứu xây dựng Luật phát triển công nghiệp trọng điểm bao gồm những ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, chế biến, điện tử, hóa chất và năng lượng. “Đây là nền tảng của ngành công nghiệp Việt Nam và cũng là động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ.
Bên cạnh đó, để phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng cho rằng, cần tăng cường phân bổ nguồn lực cả ở Trung ương và địa phương, triển khai hiệu quả chính sách ưu đãi theo quy định pháp luật; tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách trên phạm vi rộng; tăng cường chương trình hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp Việt Nam; đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Đặc biệt, phát huy hiệu quả của các trường đại học, cao đẳng thuộc ngành Công Thương và một số trường nghề.