Doanh nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn ESG sẽ khó tiếp cận vốn Bán nhà khi chưa đủ điều kiện, Công ty ESG Vietland để người dân "tự bơi" với hạ tầng? |
ESG được viết tắt bởi 3 chữ cái đầu tiên của Environment – môi trường, Social – xã hội và Governance – quản trị doanh nghiệp. Đây là bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng, hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây cũng là khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam, nên việc thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hiện nay, 60% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ đang thiếu kiến thức về ESG |
Theo báo cáo sẵn sàng thực hành ESG của PwC - là một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới hiện nay trong số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam cho thấy, 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đang thiếu kiến thức về ESG. Những doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đã có nhiều hạn chế, khó khăn cố hữu, như thiếu vốn, yếu về khoa học công nghệ, kỹ năng quản trị kém... đa số doanh nghiệp băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, có tốn kém hay không…
Bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay đó là thông tin và sự hiểu biết đầy đủ về ESG, thành phần, yếu tố, tiêu chí và tiêu chuẩn làm thế nào để đo lường, đánh giá được ESG, để lồng ghép được ESG trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Khó khăn thứ hai đó là nguồn lực để thực hành ESG trong doanh nghiệp.
Ngoài ra, để thực hành ESG chẳng hạn như tuân thủ yêu cầu về môi trường cần cải tiến công nghệ, áp dụng nguồn năng lượng mới tất yếu phải có nguồn lực cả về tài chính và con người.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tiên phong trong ESG đều là các công ty có quy mô lớn, các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu quan tâm đến các yêu cầu của thị trường liên quan phát triển bền vững. Trong khi đó, có tới 97,8% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nên chỉ có rất ít doanh nghiệp nhỏ đã thành công trên con đường ESG.
Từ sự thành công trong thực hiện ESG của các doanh nghiệp cho thấy, các doanh nghiệp cần nhìn nhận ESG không phải là gánh nặng về chi phí mà cần coi đó là khoản đầu tư và đầu tư để thu lại lợi ích. Thực hành ESG giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng năng lực cạnh tranh và tiếp cận các nguồn vốn xanh dễ dàng hơn.