Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Với những chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh, sự vào cuộc của người dân, nguồn lợi từ phát triển rừng đã giúp nhiều hộ gia đình vươn lên, có kinh tế khá giả.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà Quảng Ninh: Liên tiếp xảy ra 4 vụ cháy rừng trong tuần qua, UBND tỉnh tăng cường giải pháp quản lý Quảng Ninh: Hoạt động xúc tiến thương mại sôi động, doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa

Chính sách thiết thực từ thực tiễn

Theo thống kê, Quảng Ninh có diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp tính đến năm 2030 là 390.573ha, gồm 47.504ha quy hoạch rừng đặc dụng, 104.260ha quy hoạch rừng phòng hộ, 238.809ha quy hoạch rừng sản xuất.

Tổng diện tích đất có rừng hiện có trên địa bàn toàn tỉnh là 371.954ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 123.730,4ha, diện tích rừng trồng đã thành rừng là 216.422,7ha; diện tích rừng trồng chưa thành rừng là 31.801ha.

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi

Quảng Ninh khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn. Ảnh: Minh Hà

Trong những năm qua, Tỉnh ủy Quảng Ninh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh chủ động tham mưu, đề xuất, cụ thể hóa quan điểm, chỉ đạo của Trung ương về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thành các nghị quyết, chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện.

Điển hình là Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là một trong những nghị quyết chuyên đề đầu tiên trong cả nước về phát triển lâm nghiệp bền vững, tạo tiền đề cho phát triển bền vững lâm nghiệp.

Đặc biệt, năm 2021, HĐND tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND (Nghị quyết 337) về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với chính sách này, hằng năm tỉnh sẽ dành 3% dự toán chi thường xuyên để đầu tư cho các hoạt động lâm nghiệp, đây là động lực để Quảng Ninh phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nghị quyết 337 được triển khai thí điểm tại TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và huyện Ba Chẽ với 921 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, tham gia chính sách phát triển rừng trồng cây gỗ lớn, cây bản địa, với diện tích hơn 1.400ha. Tổng kinh phí ngân sách tỉnh đã hỗ trợ gần 30 tỷ đồng.

Đầu tháng 7/2024, tại kỳ họp HĐND tỉnh, nghị quyết mới về phát triển lâm nghiệp bền vững vừa được thông qua, tạo thêm động lực để người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, cây bản địa, góp phần thực hiện mục tiêu thị trường tín chỉ carbon, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng.

"Việc ban hành chính sách mới là rất cần thiết để đảm bảo phạm vi, đối tượng, có chính sách đủ mạnh để tạo bước đột phá trong phát triển rừng gỗ lớn và các loài cây dưới tán rừng. Từ đó, nâng cao đời sống cho người dân tham gia trồng rừng", ông Vũ Duy Văn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh - nhấn mạnh.

Hiện Quảng Ninh là địa phương có diện tích rừng lớn, đứng thứ 18/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 55%. Những cánh rừng xanh bạt ngàn là vành đai xanh bảo vệ biên giới, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tạo sinh kế cho người dân có thu nhập ổn định.

Thoát nghèo nhờ những cánh rừng

Anh Triệu Tiến Lộc (ở thôn Bằng Anh, xã Tân Dân, TP. Hạ Long) được biết đến là một trong những hộ điển hình trong việc gìn giữ, nhân rộng rừng lim hàng chục năm tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Hiện nay, gia đình anh Lộc sở hữu gần 10ha rừng cây gỗ lớn, trong đó có tới 500 cây lim to mấy chục năm tuổi, cùng hàng trăm cây lim nhỏ.

Để có nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình, dưới tán rừng, anh Lộc trồng xen nhiều cây ngắn ngày (ba kích, trà hoa vàng). Đồng thời, anh cải tạo vườn đồi, đưa khu rừng quý này trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái. Không chỉ phát triển cánh rừng của gia đình, anh còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân ở địa phương tích cực trồng và bảo vệ rừng, nhất là rừng cây gỗ lớn.

Người dân Quảng Ninh hưởng lợi từ rừng nhờ các chính sách ưu đãi
Mô hình trồng trà hoa vàng dưới tán rừng lim của anh Triệu Tiến Lộc (xã Tân Dân, TP. Hạ Long). Ảnh: Nguyễn Thành

Với chiều dài hơn 7km, những quả đồi bạt ngàn màu xanh của thông và bạch đàn rộng hơn 60ha, trung bình cho thu nhập 1,5 tỷ đồng/năm, hộ ông Vũ Quang Hải (thôn Tam Hồng, xã An Sinh, thị xã Đông Triều) là một trong những điển hình phát triển kinh tế trên địa bàn.

Trong những năm đầu gặp không ít khó khăn vì chưa có kinh nghiệm trồng và chăm sóc rừng, ông Hải không quản ngại, tích cực học hỏi kinh nghiệm ở nhiều địa phương, tham gia lớp tập huấn của tỉnh về trồng cây lấy gỗ lớn, mang lại thu nhập cao; từ đó có thêm kiến thức và rút ra bài học kinh nghiệm trong trồng rừng, nâng cao giá trị rừng trồng, đem lại hiệu quả kinh tế.

Hiện diện tích trồng rừng lấy gỗ của gia đình ông Hải là 40ha, còn lại 20ha trồng thông nhựa; gia đình ông tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và hơn 50 lao động mùa vụ vào các thời điểm thu hoạch với mức lương 7-10 triệu đồng/tháng.

Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rừng đang mang lại việc làm cho khoảng 60.000 lao động, thu nhập trung bình gần 5 triệu đồng/người/tháng, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi chiếm tỷ lệ lớn.

Để rừng tiếp tục phát huy giá trị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Duy Văn cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để phát triển lâm nghiệp bền vững. Trong đó, lấy người nông dân làm chủ thể, trung tâm, làm cơ sở cho sự phát triển bền vững, tạo việc làm và thu nhập, nâng cao mức sống cho những người làm nghề rừng.

Đồng thời, thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trọng tâm là chuyển hướng từ khai thác rừng sang phát triển vốn rừng, trồng rừng tập trung, khoanh vùng bảo vệ, giao đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế.

Phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển kinh tế dưới tán rừng dựa trên tiềm năng, thế mạnh từng vùng.

Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra đến năm 2025 sẽ tăng giá trị sản xuất từ rừng bình quân đạt 8%/năm, tăng trưởng khoảng 5,5%/năm.

Phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 5.000ha rừng cây lim, dổi và 50% số hộ dân miền núi, người dân tộc thiểu số sống ở vùng có rừng tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa, bảo đảm cho khoảng 60.000 - 70.000 người có việc làm với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.

Chí Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động