Thứ sáu 09/05/2025 14:01

Ngọt ngào hương cốm Lâm Bình

Trời chuyển thu cũng là thời điểm người dân huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang bước vào mùa làm cốm. Hương cốm Lâm Bình ngọt ngào phảng phất khắp bản làng.

Cốm Lâm Bìnhthường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu đầu 10. Thời điểm này, trời đã sang thu, những tia nắng vàng nhẹ, từng cơn gió hiu hiu mang theo hương vị của lúa non báo hiệu một mùa cốm của đồng bào huyện Lâm Bỉnh, tỉnh Tuyên Quang.

Cốm Lâm Bình bắt đầu vào vụ

Trước đây, cốm Lâm Bình được người dân làm để thờ cúng ông bà tổ tiên, hoặc là để ăn trong gia đình, làm quà biếu tặng. Nhưng hiện nay, với vị dẻo thơm mà cốm Lâm Bình đã vượt ra khỏi phạm vi bản làng và được du khách gần xa yêu thích.

Cốm Lâm Bình đã vượt ra khỏi phạm vi bản làng

Chị Ma Thị Mừng xã Phúc Yên, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cho biết: Cốm Lâm Bình được chế biến và trải qua nhiều công đoạn, từ khâu chọn lúa, rang thóc đến giã cốm được làm dưới bàn tay khéo léo của các cô gái, chàng trai.

Đồng bào gánh lúa mang về

Khi những bông lúa nếp (Khẩu Nua Lếch) bản địa bắt đầu khum ngọn, còn nguyên hương sữa là lúc đồng bào ra đồng gặt lúa mang về làm cốm. Lúa được gặt từ sáng sớm bó lại thành từng bó nhỏ gánh về rồi tuốt ra rồi mang đi đãi sạch để ráo nước rồi cho lên rang. Cũng nhiều nơi bà con để nguyên, bó thành từng bó nhỏ rối sấy trên lửa rồi mới tuốt. Theo chị Mừng, đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của cốm Lâm Bình.

Sấy và rang là công đoạn quan trọng nhất của làm cốm Lâm Bình
Giã cốm phải đều tay cho bung lớp vỏ trấu
Sàng sảy từ 2-3 lần để cốm sạch lớp vỏ trấu

Dù làm bằng phương pháp nào cũng phải đảm bảo độ lửa để hạt nếp chín đều và giữ nguyên được độ thơm dẻo. Sau khi được làm chín, lúa nếp được để nguội và cho vào giã cho bung lớp vỏ trấu, lúc này những hạt nếp non xanh bắt đầu lấp ló hiện ra. Hạt cốm mẩy đều khi giã cốm sẽ dẻo và không bị nát. Cốm được sảy từ 2-3 lần sau mỗi lần giã để hạt cốm sạch lớp vỏ trấu. Cốm Lâm Bình làm xong thường được gói bằng lá dong hoặc lá chuối. Những hạt cốm xanh non tự nhiên, dẻo thơm mang hương vị quê hương làm nao lòng mỗi du khách khi có dịp thưởng thức.

Những hạt cốm Lâm Bình
Lễ hội cốm là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, trời đất

Những năm gần đây, huyện Lâm Bình thường tổ chức lễ hội giã cốm. Lễ hội cốm là dịp để đồng bào thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, trời đất đã phù hộ cho đồng bào được mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc, đầy đủ. Đồng thời là dịp để thế hệ trẻ học tập kinh nghiệm làm cốm và giữ gìn bản sắc ẩm thực truyền thống của địa phương. Từ đó khuyến khích đồng bào duy trì mở rộng phát triển làm cốm Lâm Bình, đem lại việc làm và thu nhập ổn định cho người dân.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: cốm Lâm Bình

Tin cùng chuyên mục

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị