Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng

Mỗi độ thu về, trên các con phố của thủ đô, đâu đâu cũng ngào ngạt, thơm nồng hương Cốm hòa quyện dưới trời thu xanh mát, tạo nên những "nhớ thương"...
Nồng nàn hương cốm Mễ Trì

Trong cái nắng xiên những ngày này, cảnh vật thủ đô mang một màu sắc rất lạ với sự đan xen của xanh, màu vàng, màu đỏ. Mùa thu tháng 9, những làn gió se quyện vào từng tầng sương mỏng như khoác lên đất trời Hà Nội một vẻ hiền hòa thơ mộng. Và trong cái chất thơ ấy, người ta tìm đến “một thức quà của lúa non” in dấu trong áng văn của nhà văn Thạch Lam gần một thế kỷ trước, một hương vị đặc trưng của Hà Nội mà không thể nào quên: cốm.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Cốm, thức quà mang hương vị của mùa thu Hà Nội

Làng Vòng, làng Mễ Trì, phố Hàng Than những ngày này dậy mùi cốm trong từng ô cửa, níu giữ bước chân người qua. Vụ cốm mùa thu Hà Nội bắt đầu từ khoảng tháng 7 âm lịch và kéo dài tới khi mùa đông gõ cửa. Dưới ánh nắng nhè nhẹ của ngày thu, những cánh đồng ở vùng ngoại ô bắt đầu thay áo, lúa từng chùm cũng nặng trĩu, cũng là lúc người ta bắt đầu thu hoạch cốm chính vụ.

Cốm không chỉ là món “đặc sản” không thể không gợi nhắc với những ai đã từng đến với Hà Nội mà nó còn là “món quà” mang nét đặc trưng của nền nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng. Bởi để có được những hạt cốm thơm dẻo, những người nông dân phải lựa chọn từ những hạt gạo nếp cái hoa vàng, hạt tròn mẩy, căng bóng.

Khi lúa vừa chín độ “ngả bóng câu” những người nông dân sẽ mang về tuốt hạt, sàng sảy bớt tạp chất rồi dùng chảo gang đúc có đế dày để rang cốm. Người nghệ nhân rang cốm chăm chút cho ngọn lửa thật đượm, thật đều. Khi bắt đầu rang, người trông bếp để lửa to đều đến khi gạo chuyển màu tái trắng thì cho lửa nhỏ lại. Cốm rang phải được đảo liên tục, đảm bảo hạt cốm chín đều, tróc hết vỏ trấu nhưng không bị gãy, giòn.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Để làm ra được một mẻ cốm ngon, người nghệ nhân phải thực sự kỳ công

Mẻ cốm rang xong còn đang nóng hổi sẽ được đem giã ngay với những công đoạn giã cốm cực kỳ quan trọng. Người thợ giã cốm bằng chiếc cối đá được chôn dưới nền nhà, tránh tiếng ồn và đảm bảo độ đầm. Những người làm cốm làng Vòng cho biết, để hạt cốm đạt độ mềm, mịn, dẻo nhất định phải giã đều tay, nhịp nhàng. Nếu giã mạnh tay quá cốm sẽ bị bẹp dính lẫn cả vỏ trấu và hạt cốm vào nhau, mà giã nhẹ quá thì sẽ rất lâu mới xong một mẻ cốm, hương vị sẽ không được ngon. Cốm sau khi giã khoảng 10 phút thì được đem sàng sảy bớt trấu, rồi lại đổ vào cối giã tiếp, cứ làm như vậy nhiều lần cho đến khi mẻ cốm đã sạch trấu và dẻo mịn.

Trước đây, khi giã cốm phải cần 2 người, một người đạp chày, một người ngồi đảo tay nhưng ngày nay đã có máy móc thay thế nên chỉ cần 1 người ngồi đảo cốm cho thật đều.

Cô Thảo, chủ một gánh hàng cốm gần cổng làng Vòng, chia sẻ: “Cô đã làm cốm, bán cốm cùng gia đình từ năm 14 tuổi, tới nay cũng đã ngót nghét 40 năm. Việc làm cốm rất vất vả, làm cốm quanh năm nhưng vụ thu này người ta mới mua nhiều. Cốm ngon thì hạt cốm phải ngọt thanh, mềm, bùi ngậy với màu xanh ngả vàng đặc trưng.”

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Cô Thảo, chủ một gánh hàng cốm ở cổng làng Vòng

Cốm là món ăn tao nhã, có hương vị đặc trưng riêng nên thưởng thức cốm cũng phải thật tinh tế. Cốm được gói bằng 2 lớp lá: lá ráy hay lá dong ở bên trong giữ cho hạt cốm không bị khô và khỏi phai màu, bên ngoài bọc lá sen thơm ngát, buộc cọng rơm vàng còn thơm mùi lúa nếp. Gói cốm trong lá sen, hương lúa non quyện với hương sen dìu dịu, man mác đem đến cảm giác thật an yên, nhẹ nhàng.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Lá sen gói cốm mang trong đó mùi hương của đồng nội và gió thu

Để thưởng thức hương vị tuyệt vời của cốm, Nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ.”

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ…

Nhiều người lại thích ăn chuối tiêu đã chín kĩ chấm đẫm vào cốm bởi vị ngọt của chuối quyện lẫn vị dẻo bùi của cốm mang đến cảm giác như cả mùa thu đang tan dần trong miệng.

Thành phẩm của cốm cũng nhiều loại, nào là bánh cốm, chả cốm, chè cốm, xôi cốm, cốm xào,… Mỗi món ăn đó lại mang trong mình một vẻ đẹp đặc trưng điểm những hương vị độc đáo trong ẩm thực thủ đô.

Bánh cốm chứa hương thơm dịu dàng của cốm mới, vỏ bánh dẻo quyện với nhân dừa đậu xanh ngọt ngào. Xôi cốm lại là sự kết hợp hài hòa giữa vị thơm bùi của đậu xanh, đôi khi thêm hạt sen tươi cùng những sợi dừa màu trắng sữa được đảo đều qua đường và mỡ. Chè cốm có vị ngọt nhẹ, thơm mùi đậu xanh, vani và béo của nước cốt dừa thoảng mùi hương cốm non. Miếng chả cốm thì béo ngậy, cảm nhận được vị ngọt đậm đà của thịt, vị dẻo thơm của hạt cốm bên trong và dai giòn của lớp vỏ bên ngoài. Cốm xào thấm đều vị ngọt của đường từ trong ra ngoài, mềm dần, hơi săn bóng lớp vỏ ngoài.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Một số thành phẩm làm từ cốm

Dẫu đẹp là vậy, ngon là vậy, nhưng những người bán hàng nặng lòng với cốm Hà Nội giờ đây vẫn hằng ngày đối mặt với cảnh dần dần vắng khách, vắng người làm nghề.

Làng Vòng, nằm trọn trong địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, sau nhiều năm đô thị hóa đã không còn đồng ruộng. Làng đã biến thành phố, những cánh đồng lúa bạt ngàn khi xưa đã thành các công xưởng, khu chung cư cao cấp… Hay phố Hàng Than, những cửa hàng bánh cốm truyền thống cũng không còn nhiều, thậm chí những cửa hàng còn lại thì bị xâm phạm thương hiệu, khiến người mua ngao ngán.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Muốn tìm một cơ sở làm cốm truyền thống rất khó khăn vì các làng nghề đang dần mai một. Phần lớn các gia đình đều chuyển sang các ngành dịch vụ khác

“Làm nghề này khó có lợi nhuận ngay, nên người làng giờ ít làm. Những nhà làm thì đều phải mở xưởng, làm quy mô công nghiệp, bớt đi cái vẻ truyền thống, vất vả ngày trước. Nhiều người cũng bảo cốm bây giờ khó giữ được hương vị xưa. Biết sao được!” - cô Thảo ngậm ngùi.

Từng làn gió nhẹ lại thổi mùi cốm bay xa. Dẫu sao, mùa thu Hà Nội không thể hoàn mỹ nếu thiếu đi vị ngọt bùi thân thuộc của cốm. Thưởng thức những hạt cốm dẻo thơm, bên cạnh là một chén trà xanh thanh mát, nhìn lại một năm bộn bề cũng sắp đến hồi kết thúc, người ta dần cảm nhận được sự khoan khoái, sự bình yên khó diễn tả bằng lời.

Hà Nội mùa thu – gói chút tình trong hương cốm thơm nồng
Thưởng thức những hạt cốm dẻo thơm người ta dần cảm nhận được sự khoan khoái, sự bình yên khó diễn tả bằng lời
Hoàng Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

‘Quà tháng 5 dâng Người’: Giai điệu tri ân sâu nặng

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Quà tháng 5 dâng Người” nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ diễn ra vào tối ngày 14/5 tại Hà Nội.
Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Sửa đổi nghị định về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý hoạt động thông tin đối ngoại.
Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Vinh danh 35 cá nhân, tập thể phát triển văn hóa đọc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh 35 cá nhân, tập thể tiêu biểu có đóng góp tích cực đối với công tác phát triển văn hóa đọc năm 2024.
Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ kể chuyện hào hùng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Những lá cờ lịch sử được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là biểu tượng sống động, kể lại ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Nếu con là họa sĩ, xin hai lần vẽ Bác Hồ xem diễu binh

Từ ánh mắt đượm buồn tại Quảng trường Đỏ năm 1957 đến ngày hội non sông 30/4/2025, Bác vẫn hiện diện trong từng bước chân Việt Nam trên ‘đường lên phía trước’.

Tin cùng chuyên mục

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Người Anh hùng trên lễ đài lịch sử rơi lệ khi nghe một câu hát

Trên lễ đài đại lễ kỷ niệm 30/4, ống kính truyền hình bắt đúng lúc người lính già lau nước mắt khi hai ca sĩ cất tiếng hát. Câu hát kỳ lạ như gói cả đời ông
Cảnh kết phim

Cảnh kết phim 'Địa đạo' rực rỡ trong đại lễ 30/4

Diễn viên phim "Địa đạo" sải bước trong lễ diễu binh 30/4, không chỉ là vai diễn, họ hiện thân cho ký ức, cho màn kết đẹp là hòa bình hôm nay.
Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Những ô cửa nhỏ kể chuyện tình yêu đất nước

Tình yêu nước đôi khi chỉ hiện lên giản dị từ những ô ban công tầng cao, nơi các cư dân đô thị treo lên lá cờ Tổ quốc trong những ngày lễ trọng đại.
Bài 2:

Bài 2: 'Bản giao hưởng' văn hóa Việt trên bản đồ thời trang thế giới

Thời trang Việt đang chuyển mình trở thành ngôn ngữ kể chuyện văn hóa, đưa di sản dân tộc vào nhịp sống hiện đại bằng những sáng tạo mang tinh thần thời đại.
20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

20 ấn phẩm sách - chứng nhân của lịch sử và khát vọng thống nhất

Sau 50 năm, âm vang của đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn chưa bao giờ lắng xuống và ký ức hào hùng ấy đang tiếp tục được 'thắp lửa' qua những trang sách.
Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Huế: Rực rỡ cờ hoa dịp lễ 30/4

Khắp các tuyến phố, đơn vị, trường học ở Huế rực sắc cờ đỏ, thể hiện khí thế hào hùng và niềm tự hào trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4

10 xu hướng mạng xã hội nổi bật dịp 30/4 xoay quanh các chủ đề về tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam...
Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm du lịch và di sản văn hóa Việt tại Huế

Triển lãm giới thiệu không gian di sản văn hóa, danh thắng, sản phẩm thủ công truyền thống của 29 tỉnh, thành được tổ chức ở thành phố Huế.
Phú Thọ tổ chức chương trình

Phú Thọ tổ chức chương trình '50 năm bản hùng ca mùa xuân'

Ngày 29/4, tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề '50 năm bản hùng ca mùa xuân' chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam.
Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Những hình ảnh ấn tượng tại Lăng Bác trong không khí 30/4

Trong dịp kỷ niệm Thống nhất đất nước 30/4, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh thu hút du khách đến thăm, cũng là dịp để người dân hiểu sâu hơn về lịch sử đất nước.
‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

‘Nổi lửa lên em’ – ca khúc có đóng góp của phóng viên Báo Công Thương trên tuyến lửa

'Nổi lửa lên em' của nhạc sĩ Huy Du – nhạc sĩ của bản tình ca người lính được ví như là bản giao hưởng hậu phương, của tình thương thầm lặng, đi cùng năm tháng.
Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Bảo tàng Côn Đảo: Nơi lưu giữ những giá trị lịch sử

Với khoảng 2.000 tư liệu, hiện vật trưng bày, Bảo tàng Côn Đảo không chỉ là nơi lưu giữ những chứng tích lịch sử mà còn là nơi giáo dục tinh thần yêu nước.
Điện Biên:

Điện Biên: 'Đại tiệc' Festival Tinh hoa Tây Bắc có gì hấp dẫn?

UBND tỉnh Điện Biên vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Tinh hoa Tây Bắc 2025, tôn vinh bản sắc dân tộc, thúc đẩy du lịch liên kết vùng, thu hút du khách.
Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiếu phim kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1151/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Tuần phim kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh 76 tuổi chạy xe máy 1.300km để xem diễu binh dịp 30/4

Cựu chiến binh Trần Văn Thanh (76 tuổi), chạy xe máy vượt 1.300km vào TP. Hồ Chí Minh để được xem diễu binh, diễu hành trong dịp lễ 30/4.
Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Quyết định về thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được ban hành.
Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Chiến thắng 30/4/1975 là sự kết tinh của ý chí độc lập, của tinh thần dân tộc sắt đá, là máu xương của hàng triệu con người đã “hiến dâng tuổi 20 cho non sông”.
Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

Đại lễ Vesak 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, từ ngày 6-8/5 với nhiều hoạt động văn hóa, học thuật, tâm linh đặc sắc nhằm giới thiệu đậm nét hình ảnh đất nước.
150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Gần 150 tư liệu, hiện vật quý tái hiện hành trình thống nhất đất nước trong trưng bày ‘Non sông liền một dải’ kỷ niệm 30/4 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và thông tin điện tử nhấn mạnh, vụ việc Quang Linh Vlogs quảng cáo sai sự thật là hồi chuông cảnh tỉnh tới các nghệ sĩ.
Mobile VerionPhiên bản di động