Thực hiện hiệu quả đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII:

Ngoại giao kinh tế đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Ngoại giao kinh tế tích cực triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ XIII, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Ngoại giao kinh tế phải đóng góp hiệu quả, thực chất cho phát triển đất nước Ngoại giao Nhà nước đóng vai trò nòng cốt, củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở

Công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XIII đã đề ra những chủ trương, đường lối quan trọng đối với công tác đối ngoại nói chung và công tác ngoại giao kinh tế nói riêng. Đại hội XIII khẳng định “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc” và xác định rõ vị trí, vai trò tiên phong của đối ngoại trong “tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước”. Văn kiện Đại hội cũng lần đầu tiên đề ra định hướng “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”.

Trong đó, với vai trò là một trong bốn trụ cột của ngành, công tác ngoại giao kinh tế là nội hàm, nhiệm vụ xuyên suốt và ngày càng được quan tâm, chú trọng thúc đẩy nhằm phục vụ thiết thực nhất cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ: Quán triệt và thực hiện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII, phát huy truyền thống của ngành Ngoại giao, thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã được ngành Ngoại giao triển khai quyết liệt, toàn diện, chuyển biến sâu sắc về chất và lượng, đạt nhiều kết quả quan trọng, đáng tự hào, tiếp tục đóng góp thiết thực vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nhắc lại, ngay từ những năm giữa thập kỷ 70 của thế kỷ 20, khi đất nước sắp được thống nhất, ngành Ngoại giao đã sớm xác định cần một phương hướng mới là ngoại giao kinh tế để phục vụ đất nước phục hồi sau chiến tranh.

Bước sang những năm 90 và đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2006, Ngoại giao nỗ lực tìm kiếm các nguồn lực cho phát triển kinh tế đất nước, góp phần mở ra những thị trường xuất khẩu tiềm năng; vận động, thu hút đầu tư FDI, viện trợ ODA từ các đối tác; quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, qua đó đóng góp vào những thành tựu quan trọng về thương mại, đầu tư, du lịch… trong những năm qua.

Ngoại giao kinh tế đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Ngành Ngoại giao đã chủ động, tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam; tham mưu chiến lược về sự tham gia và đóng góp tích cực, trách nhiệm của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương; hỗ trợ vận động, đàm phán, ký kết các FTA với nhiều đối tác then chốt, góp phần mở rộng không gian phát triển, đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu và ngày càng củng cố, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước.

Trong bối cảnh thế giới và đất nước đối mặt với những thách thức chưa từng có tiền lệ, đặc biệt là tác động của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, công tác ngoại giao kinh tế đã được triển khai chủ động, tích cực, trong đó, ngoại giao vaccine là điểm sáng nhất, đạt kết quả vượt kỳ vọng, đóng góp quan trọng vào công cuộc phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đến nay, Việt Nam đã nhận hơn 258 triệu liều, trong đó nguồn viện trợ nước ngoài đạt trên 120 triệu liều, chiếm gần 50%, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hơn 900 triệu USD, tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng.

"Ngoại giao vaccine góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược vaccine, tạo cơ sở để đất nước phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội" - Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao nhận định và cho biết, chiến dịch ngoại giao vaccine cũng là chiến dịch ngoại giao quy mô và chưa có tiền lệ trong lịch sử, đóng góp vào thành công của Chiến lược vaccine của Chính phủ, giúp Việt Nam đi sau, về trước về tiêm chủng vaccine và tạo cơ sở quan trọng và có ý nghĩa quyết định để đất nước chuyển sang chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh và phục hồi kinh tế.

Tích cực, chủ động, kịp thời, hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

Trong bối cảnh tình hình thế giới từ đầu năm 2022 tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, Việt Nam đã duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các cân đối lớn của nền kinh tế. Năm 2022, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP kỷ lục 8,02%, mức tăng cao nhất trong 12 năm qua.

Quán triệt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XIII, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc và Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Ngoại giao 31, Bộ Ngoại giao đã khẩn trương cụ thể hóa những quan điểm, chỉ đạo quan trọng trên thành những nhiệm vụ trọng tâm trong Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 20/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn 2022-2026 thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW.

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng, trên cơ sở đó, công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã có sự chuyển biến mạnh mẽ từ tư duy, nhận thức đến hành động trong các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, thực sự trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn ngành Ngoại giao và đạt nhiều kết quả tích cực.

Trong gần 100 hoạt động đối ngoại từ đầu năm 2022 đến nay của lãnh đạo chủ chốt, hợp tác kinh tế trở thành nội dung trọng tâm, đạt các kết quả cụ thể, thực chất với nhiều thỏa thuận hợp tác kinh tế được ký kết. Việt Nam thiết lập các khuôn khổ hợp tác mới mang tính đột phá như Đối tác kinh tế số, kinh tế xanh với Singapore, ODA thế hệ mới với Nhật Bản, Đối tác chiến lược về tài chính xanh với Luxembourg, MOU hợp tác với WEF giai đoạn 2023-2026…

Ngành Ngoại giao đóng góp tích cực vào đẩy mạnh hội nhập và liên kết kinh tế quốc tế; tích cực vận động, thu hút các nguồn lực phục vụ các động lực tăng trưởng mới, các nguồn tài chính xanh, đầu tư phục vụ chuyển đổi năng lượng, công nghệ cao...

Nổi bật là việc Việt Nam ký kết Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với nhóm các nước G7 và châu Âu với nguồn đầu tư ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD; thu hút thành công các dự án đầu tư xanh và công nghệ cao như dự án nhà máy trung hòa các bon đầu tiên trên thế giới trị giá 1,3 tỷ USD của Tập đoàn Lego, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trị giá 220 triệu USD của Tập đoàn Samsung...

Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao tích cực thúc đẩy triển khai và hỗ trợ thiết lập các khuôn khổ hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, trong đó có 15 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, ký kết FTA với Israel và tiếp tục thúc đẩy đàm phán các FTA với khối EFTA, UAE, Mercosur...

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, trên cơ sở bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị triển khai công tác ngoại giao kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2023 vào tháng 7 vừa qua, Bộ Ngoại giao sẽ tập trung đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế theo ba định hướng lớn.

Một là, tiếp tục tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực của đất nước, chủ động, tích cực hơn trong kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước; tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác đồng thời bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác.

Hai là, ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính như xuất khẩu, đầu tư, du lịch, nông nghiệp… cũng như các động lực tăng trưởng mới về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo...

Ba là, tiếp tục quyết liệt cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trong hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, với quyết tâm cao nhất, với sự khẩn trương, quyết liệt như chiến dịch ngoại giao vaccine, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 21/NQ-CP về Chương trình hành động giai đoạn 2022-2026 của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW và phương châm sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả và tranh thủ mọi cơ hội cho phát triển đất nước để tiếp tục đưa công tác ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực quan trọng cho phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngoại giao kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện trọng đại của dân tộc, thế nhưng một số cá nhân đã có phát ngôn lệch lạc.
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126 nhiệm kỳ 2025-2030 đề ra mục tiêu nâng cao sức mạnh tổng hợp, xây dựng đơn vị chính quy, hiện đại, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Hai người trẻ than phiền vì đại lễ 30/4 khiến mất ngủ, tắc đường. Một người lính già khoác quân phục, cắm cờ đỏ sau xe, vượt hàng trăm cây số vào Nam dự đại lễ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, nhất là khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Cuộc thi chính luận lần thứ V khẳng định vai trò then chốt của bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng gắn với đoàn kết dân tộc, truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động cố cất lên luận điệu xuyên tạc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Một số tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch cất lên những luận điệu xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật trong việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ máy chính quyền địa phương đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ với chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và nâng tầm vị thế các xã.
Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, không khí tinh gọn bộ máy đã hừng hực tại các bộ, ngành Trung ương và hệ thống dọc ở các địa phương.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện được Đảng ta công khai, minh bạch nhưng các thế lực thù địch lại dùng chiêu trò xuyên tạc, người dân cần tỉnh táo.
Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Bút Chiến muốn cùng các bạn nhìn lại trang sử hào hùng, những gì dân tộc đã trải qua… để nhận diện những ngôn từ đầy lừa lọc từ những kẻ như Việt Tân.
Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Tổ chức phản động Việt Tân dùng trò lố với những thứ như “Văn kiện 50 năm”... nhằm xuyên tạc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được người dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân tin những quyết sách của Đảng sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đất nước bứt phá.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công, đồng thời, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc sai trái của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Sau hơn 2 tháng triển khai, Nghị định 168 đã đem lại hiệu quả tích cực, đập tan những luận điệu xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và giá trị của Nghị định 168.
Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Việt Nam tiến hành cách mạng tinh gọn bộ máy, đặt ra yêu cầu sửa Hiến pháp được toàn dân ủng hộ. Song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng xuyên tạc, chống phá...
Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Hội thảo quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang diễn ra tại Hà Nội.
Mobile VerionPhiên bản di động