Ngoại giao kinh tế phải đóng góp hiệu quả, thực chất cho phát triển đất nước

Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước...
Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện công tác ngoại giao kinh tế Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước, lấy người dân làm trung tâm

Hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế

Tại Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ, toàn ngành Ngoại giao luôn quán triệt và nhận thức sâu sắc, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng chiến lược, nội dung cơ bản và định hướng công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Bám sát tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, Chương trình hành động của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 15, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngoại giao đã xác định, quán triệt ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản và trung tâm của các hoạt động đối ngoại; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và hoạt động ngoại giao kinh tế với phương châm quyết liệt, thực chất, hiệu quả, có kết quả cụ thể, lấy người dân, doanh nghiệp và địa phương là trung tâm phục vụ, thiết thực đóng góp vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước 6 tháng cuối năm 2023

Hội nghị đã nghe Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trình bày các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp thông tin về tình hình của các ngành, lĩnh vực quan trọng, các đề xuất, kiến nghị.

Thời gian qua, công tác ngoại giao kinh tế đã góp phần đẩy mạnh và làm sâu sắc quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư với các đối tác; đưa kinh tế trở thành nội dung trung tâm trong các hoạt động đối ngoại cấp cao song phương và đa phương.

Trong các hoạt động đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cuộc tiếp xúc, làm việc của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành với các tập đoàn kinh tế trong 6 tháng đầu năm, các nội dung kinh tế được thúc đẩy với nhiều kết quả quan trọng và thực chất, với trên 70 văn kiện được ký kết, thiết lập các khuôn khổ và lĩnh vực mới mang tính đột phá; giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong hợp tác, thu hút các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa phương, qua đó mở rộng không gian phát triển, nâng cao vị thế đất nước, thu hút các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển đất nước; đẩy mạnh hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp theo tinh thần lấy người dân, địa phương, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Các Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện ở nước ngoài nhiệm kỳ 2023-2026 làm việc với 9 bộ, ngành, trên 100 hiệp hội, doanh nghiệp lớn nhằm nắm bắt nhu cầu hỗ trợ thúc đẩy hợp tác và tháo gỡ khó khăn. Tiếp tục hỗ trợ thẩm tra, xác minh, tháo gỡ các vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với nước ngoài và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, trong những tháng cuối năm, công tác ngoại giao kinh tế sẽ tập trung vào nhiệm vụ tiếp tục tham mưu, đóng góp vào duy trì, giữ vững môi trường và cục diện đối ngoại hòa bình, thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chuẩn bị và triển khai tốt các hoạt động đối ngoại cấp cao và các cấp, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên phục vụ cho phát triển đất nước; tích cực thúc đẩy các động lực cho tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hỗ trợ các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế (thương mại, du lịch, đầu tư).

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai tích cực, chủ động, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ đối ngoại, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế, triển khai Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 một cách tích cực, bài bản, nền nếp.

Người đứng đầu Chính phủ đánh giá cao việc ngành đối ngoại đã thực hiện tốt công tác ngoại giao vaccine đã góp phần giúp nước ta kiểm soát được dịch bệnh, mở cửa sớm trở lại, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. "Nhờ đó, chúng ta đã giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ công khoảng 38% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34,7% GDP, thấp hơn trần quy định (tương ứng là 60% GDP và 50% GDP)" - Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu đang đứng trước “6 cơn gió ngược” với cường độ mạnh, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội trong và ngoài nước: suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hậu quả của đại dịch Covid-19 còn kéo dài; cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực, đặc biệt là các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp…

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trong quý II/2023, tăng trưởng GDP đạt 4,14%, 6 tháng đầu năm đạt 3,72%; do đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm đã đề ra (từ 6-6,5%) thì phải cố gắng rất lớn, nỗ lực rất cao.

"Trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và giảm dần qua các tháng, chúng ta ưu tiên cho tăng trưởng thông qua việc thúc đẩy 3 động lực tăng trưởng (tiêu dùng, đầu tư - gồm đầu tư công, đầu tư tư nhân và FDI, xuất khẩu)" - Thủ tướng cho biết và đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp cụ thể để thúc đẩy các động lực tăng trưởng thông qua thu hút đầu tư chất lượng cao; tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, phát huy các thị trường truyền thống và mở rộng các thị trường ngách, thị trường tiềm năng, đẩy nhanh ký kết các FTA, thúc đẩy hàng hóa Việt Nam vào thị trường Halal…

Bài học kinh nghiệm

Nhắc lại chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ vừa qua là “triển khai thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại đã ký kết, tranh thủ tối đa lợi ích mà các hiệp định này có thể đem lại”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu kết nối các tỉnh thành, kết nối các cơ quan đại diện tại nước ngoài, kết nối các doanh nghiệp để tận dụng tối đa mọi cơ hội, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân.

Hội nghị có sự tham dự trực tuyến của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Hội nghị có sự tham dự trực tuyến của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ ra 5 bài học kinh nghiệm cần quán triệt, tiếp tục phát huy trong triển khai công tác ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng: Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, kịp thời; đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết và "dĩ bất biến ứng vạn biến"; nắm chắc tình hình để tham mưu, đề xuất, phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; làm việc với tinh thần, trách nhiệm cao, phối hợp hiệu quả, tránh đùn đẩy trách nhiệm; phát huy và khai thác lợi thế trong quan hệ với mỗi nước.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, kinh tế toàn cầu đang đứng trước "6 cơn gió ngược" với cường độ mạnh, ảnh hưởng lớn tới mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong và ngoài nước: một là, suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát gia tăng…; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn; hai là, hậu quả của đại dịch COVID-19 còn kéo dài; ba là cạnh tranh địa chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, phân tách, phân mảnh, thiếu sự liên kết chặt chẽ; bốn là, các cuộc xung đột đe dọa an ninh lương thực, năng lượng toàn cầu; năm là, các nước đang phát triển có khả năng thích ứng và sức chống chịu hạn chế trước những cú sốc từ bên ngoài; sáu là, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh phức tạp, khó lường.

Ở trong nước, khó khăn, thách thức nhiều hơn thời cơ, thuận lợi; nền kinh tế có độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, năng lực cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài còn hạn chế, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực, đặc biệt là các thị trường lớn, truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, nhiều thị trường giảm tới 50% nhập khẩu từ Việt Nam...

Về trọng tâm công tác ngoại giao kinh tế từ nay tới cuối năm, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số định hướng lớn.

Trong đó, cần tiếp tục quán triệt và bám sát các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nhất là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tháng 12/2021, Chỉ thị 15 của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ về Ngoại giao kinh tế.

Đồng thời, tiếp tục tranh thủ, phát huy cao nhất thế và lực của đất nước; chủ động, tích cực hơn trong kiến tạo cục diện có lợi cho môi trường hòa bình, an ninh, phát triển của đất nước. Phát huy tinh thần "ngoại giao cây tre", tranh thủ hiệu quả các cơ hội hợp tác nhưng đồng thời phải bảo đảm củng cố thế cân bằng chiến lược, phát triển hài hòa quan hệ với các đối tác lớn, các đối tác quan trọng trên tinh thần chân thành, tin cậy, chia sẻ, trách nhiệm, lắng nghe và thấu hiểu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tiếp tục phát huy tinh thần khi triển khai ngoại giao vaccine trong thời kỳ dịch bệnh, đó là tinh thần không câu nệ, miễn là có hiệu quả cao nhất. Lấy lợi ích quốc gia - dân tộc, hiệu quả thực chất làm tiêu chí hàng đầu; đề cao đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương (cách tiếp cận toàn cầu); người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm, là động lực (cách tiếp cận toàn dân).

Một định hướng lớn khác là ưu tiên thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới (về chuyển đổi số, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, đổi mới sáng tạo…); đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Các chủ trương phải đi liền với chính sách ưu đãi cụ thể để thúc đẩy các lĩnh vực này.

Tiếp tục quyết liệt cụ thể hóa chủ trương xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, đưa ngoại giao kinh tế thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Tranh thủ mọi cơ hội thúc đẩy xuất khẩu

Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng lưu ý tổ chức tốt các chương trình đối ngoại của lãnh đạo cấp cao và hoạt động đối ngoại các cấp, đưa nội dung kinh tế tiếp tục trở thành một trọng tâm của các hoạt động đối ngoại; có chương trình, dự án, sản phẩm rất cụ thể, có tính khả thi, rà soát, đôn đốc thường xuyên để đạt hiệu quả, kết quả cụ thể.

Nghiên cứu, thúc đẩy hình thành các khuôn khổ, cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực mà Việt Nam có lợi ích chiến lược trong giai đoạn hiện nay (như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược; chất bán dẫn, hydrogen, năng lượng tái tạo, công nghệ sinh học, nông nghiệp, đào tạo nhân lực chất lượng cao; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu...) Vừa qua, Việt Nam đã thiết lập Đối tác kinh tế số, kinh tế xanh với Singapore; các chương trình ODA thế hệ mới với Nhật Bản; thúc đẩy kết nối chiến lược về phát triển và cơ sở hạ tầng với Trung Quốc; Đối tác chiến lược về tài chính xanh với Luxembourg; chuẩn bị ký FTA với Israel, thúc đẩy Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện với UAE...

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ đạo các biện pháp, giải pháp cụ thể để tranh thủ mọi cơ hội, thúc đẩy động lực tăng trưởng kinh tế, nhất là về đầu tư và xuất khẩu.

Về xuất khẩu, cần nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố thị trường cho các hàng hóa xuất khẩu chủ lực, các mặt hàng nông sản, rau củ quả đang có tiềm năng phát triển tốt, phát huy hiệu quả các FTA đã ký kết, mở rộng mạng lưới FTA với các đối tác tiềm năng, tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường, thâm nhập vào các thị trường mới tiềm năng.

Cùng với đó, thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao, tranh thủ vốn ODA và vay ưu đãi, kêu gọi, thúc đẩy, thuyết phục các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, mở rộng vào Việt Nam tập trung vào những lĩnh vực mới nổi như tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong triển khai ngoại giao kinh tế, kết nối chặt chẽ giữa ngành ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp trong nước để triển khai nhiệm vụ ngoại giao kinh tế.

Tình hình thay đổi thì chiến lược, chiến thuật phải thay đổi trên tinh thần khẩn trương, chủ động, kịp thời và hiệu quả, vừa giải quyết các vấn đề trước mắt, vừa tính toán các vấn đề chiến lược, lâu dài, ngay cả khi thuận lợi cũng phải tính tới lúc khó khăn - Thủ tướng chỉ ra và cho rằng: "Các cơ quan tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất vì lợi ích quốc gia để hành động, quyết liệt hơn, nỗ lực hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó, tạo đột phá hơn nữa trong công tác ngoại giao kinh tế, đóng góp hiệu quả, thực chất cho phát triển kinh tế xã hội đất nước thời gian tới, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả".

Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngoại giao kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Chính phủ ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc

Sáng ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy, thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc.
Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng báo tin vui khi Chỉ số hạnh phúc và Chỉ tiêu năng suất lao động của Việt Nam đều tăng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, trong hoàn cảnh khó khăn nhưng lần đầu tiên Chỉ tiêu năng suất lao động tăng 5,56%, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc.
Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đề nghị Quốc hội giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị Quốc hội, hoặc các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, kỹ càng, đảm bảo quản lý sử dụng một cách hiệu quả.
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Chương trình Thương hiệu quốc gia đã khẳng định được trí tuệ, bản lĩnh của doanh nghiệp Việt

Với chủ đề 'Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh', Chương trình Thương hiệu quốc gia là thông điệp về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Doanh nghiệp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam là biểu tượng của sáng tạo và năng lực tiên phong

Tối 4/11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Cơ cấu lại kinh tế vùng, đưa Đông Nam Bộ đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

Ngày 4/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Vì sao đầu tư công lớn nhưng không dẫn dắt được đầu tư tư?

Phát biểu thảo luận tại hội trường Quốc hội chiều 4/11, đại biểu băn khoăn, tại sao đầu tư công lớn mà không dẫn dắt được đầu tư tư, đầu tư tư lại thấp đi.
Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu

Đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể vươn lên trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn toàn cầu.
Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Năng suất lao động thấp, chi phí Logistic cao, đại biểu đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp cảng

Cùng với năng suất lao động thấp, trong khi chi phí logistic còn cao, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị miễn thuế cho doanh nghiệp phát triển cảng và đường thủy.
Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá

Mở đợt cao điểm xử lý dứt điểm tàu cá '03 không' trong tháng 11/2024

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, trong tháng 11/2024, mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý dứt điểm tàu cá "03 không".
Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo

Hội nghị thượng đỉnh GMS sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới, tạo 'đột phá' phát triển tiểu vùng MeKong

Tại Hội nghị thượng đỉnh GMS, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu sẽ thảo luận về những lĩnh vực hợp tác mới, tạo đột phá cho hợp tác tiểu vùng MeKong.
Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Cử tri Gia Lai phấn khởi, kỳ vọng về Luật Điện lực (sửa đổi)

Trong phiên thảo luận tại hội trường sáng 4/11, đại biểu Rơ Châm H′Phik cho biết, cử tri tỉnh Gia Lai rất phấn khởi, kỳ vọng việc sửa đổi Luật Điện lực lần này.
Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Chống lãng phí thành công, đất nước ta sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Theo đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới.
Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu: Vướng quy định nhập khẩu điều thô châu Phi, nhiều doanh nghiệp rơi vào lao lý

Đại biểu Trần Hữu Hậu cho rằng, quy định nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi về tiêu thụ trong nước đang gặp vướng mắc khiến nhiều doanh nghiệp bị khởi tố.
Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Sắp diễn ra Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc

Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc vào ngày 8/11.
Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là điểm sáng tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh trong tăng trưởng kinh tế-xã hội của Việt Nam trong 9 tháng năm 2024.
Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội: Cần đánh thức 3 động lực nội sinh

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chúng ta cần đánh thức 3 động lực nội sinh đó là khu vực nông nghiệp, văn hóa và du lịch. Đây là những thế mạnh của Việt Nam.
Khoáng sản là

Khoáng sản là 'miếng mồi ngon', những người biết cách sẽ khai thác triệt để

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - đoàn Đồng Tháp nêu, khoáng sản là "miếng mồi ngon" mà những người biết cách sẽ khai thác triệt để, bất chấp hậu quả.
Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Sớm thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) để không lỡ mất thời cơ

Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị cần thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 để không mất cơ hội phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Trung Quốc

Từ ngày 5-8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8.
Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư thực hiện các dự án nhà ở thương mại

Thống nhất trình Quốc hội xem xét việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Bộ Quốc phòng: Bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II cho Trung tướng Trần Công Chính

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo cho Trung tướng Trần Công Chính, Chính ủy Tổng cục II.
Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Năng lượng, thương mại, đầu tư - những lĩnh vực tiềm năng đưa quan hệ Việt Nam-Qatar phát triển toàn diện hơn

Lĩnh vực năng lượng và năng lượng tái tạo, thương mại đầu tư, Halal, giáo dục, du lịch... là những lĩnh vực tiềm năng hợp tác giữa hai nước Việt Nam-Qatar.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động