Nghị định về phát triển và quản lý chợ: ''Chìa khóa'' gỡ vướng trong đầu tư

Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ đã tháo những nút thắt về vốn; đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa phương.
Sắp diễn ra Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ Chợ đầu mối phải có diện tích mặt bằng đất nền tối thiểu là 10.000 m2 Nghị định số 60/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: Các địa phương kiến nghị gì?

Tháo nút thắt về sử dụng vốn

Hiện nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 455 chợ, trong đó có: 15 chợ hạng 1, 59 chợ hạng 2, 350 chợ hạng 3, 31 chợ chưa phân hạng. Trong đó có 2 chợ đầu mối (gồm: Chợ đầu mối Minh Khai; Chợ đầu mối phía Nam) và 5 chợ đang hoạt động có tính chất đầu mối (gồm: Chợ Long Biên có tính chất đầu mối hoa quả và rau các loại; Chợ cá Yên Sở có tính chất đầu mối thủy sản; Chợ gia cầm Hà Vĩ có tính chất đầu mối gia cầm, thủy cầm; Chợ Nành có tính chất đầu mối vải vóc, quần áo; Chợ hoa Quảng An có tính chất đầu mối hoa).

Chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trong giai đoạn vừa qua, công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn TP. Hà Nội còn một số hạn chế trong đó có công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ mà một trong số các khó khăn vướng mắc là cơ chế chính sách về phát triển và quản lý chợ.

Bà Nguyễn Kiều Oanh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội – cho hay, Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 05/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ (được ban hành thay thế các Nghị định: số 02/2003/NĐ-CP và số 114/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ) gồm 5 chương - 38 điều với nhiều điểm mới.

Nghị định quy định đối tượng chợ là một loại hình kết cấu hạ tầng để thống nhất trong tổ chức quản lý quản lý. Đã cập nhật các quy định chuyên ngành hiện hành như: Đầu tư, Đất đai, đấu thầu, Tài sản công, Đầu tư công,…

Thay đổi cơ quản quy định liên quan đến chuyển đổi mô hình quản lý, với việc coi kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư là tài sản công, việc chuyển đổi mô hình quản lý thực hiện dưới các hình thức: Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ; Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ; Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, Nghị định đã tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3.

Cụ thể, trước đây, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và nghị định số 114/2009/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ quy định vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước được đầu tư đối với một số loại chợ và tại một số địa bàn nhất định (vốn từ ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ đầu mối nông sản, thực phẩm và chợ hạng 2, hạng 3 ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo; vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư chợ đầu mối chuyên doanh hoặc tổng hợp bán buôn hàng nông sản, thực phẩm, chợ trung tâm các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chợ biên giới và chợ dân sinh xã của các huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn).

Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 quy định vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực chợ dân sinh, chợ đầu mối (không phân biệt địa bàn).

Các địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách, có nhu cầu cấp thiết để đầu tư nâng cấp cải tạo chợ, cụ thể là chợ trên địa bàn thành thị thì lại bị vướng theo quy định tại Nghị định về chợ (về địa bàn, đối tượng đầu tư từ ngân sách nhà nước).

Thực tiễn hiện nay, các chợ thành thị do nhà nước đầu tư đã xuống cấp, không thu hút được xã hội hóa, cần cải tạo, nâng cấp nhưng không đầu tư được từ ngân sách nhà nước. Một số địa phương có khả năng tự cân đối ngân sách để đầu tư nâng cấp chợ trên địa bàn thành thị nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, văn minh thương mại… nhưng không thể triển khai do vướng mắc trong thực tiễn và mâu thuẫn với các quy định của Nghị định về chợ.

“Như vậy, với quy định hiện nay, Nghị định 60/2024/NĐ-CP đã tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển chợ đặc biệt từ việc sử dụng ngân sách địa phương”, bà Oanh nói.

Đẩy mạnh phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa phương

Về đầu tư, tại khoản 4 Điều 6 có quy định: “Địa phương chủ động cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển chợ trên địa bàn căn cứ vào tình hình thực tiễn, tính cấp thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật khác có liên quan”.

Bà Nguyễn Kiều Oanh nhận định, với quy định này sẽ tạo sự chủ động cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương tự chủ được nguồn ngân sách như Hà Nội sử dụng nguồn vốn cho đầu tư, phát triển chợ, tạo môi trường, điều kiện kinh doanh tốt hơn.

Về phân cấp quản lý chợ, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 38 Nghị định và việc quy định đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn quản lý. UBND tỉnh có trách nhiệm phát triển và quản lý các loại chợ đã được thiết kế theo hướng phân cấp triệt để, tạo sự linh hoạt, chủ động cho UBND tỉnh: “Phân cấp quản lý chợ trên địa bàn tỉnh cho UBND cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và các quy định hiện hành; chỉ đạo UBND các cấp thực hiện rà soát, công bố việc phân hạng, phân loại chợ”.

Trước đây, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và nghị định số 114/2009/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ quy định Chợ hạng 1 do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Ban quản lý chợ, quy định chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý, phê duyệt nội quy chợ.

Nghị định Bổ sung trách nhiệm trong việc phát triển về chợ đêm, chợ cộng đồng, chợ di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan kiến trúc cho địa phương cũng như quy định trách nhiệm UBND các cấp trong việc xóa bỏ điểm kinh doanh tự phát.

3 kiến nghị từ Sở Công Thương Hà Nội

Triển khai Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã giao Sở Công Thương, các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan nghiên cứu thay thế Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Kiều Oanh, về phía địa phương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong triển khai Nghị định.

Người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Người tiêu dùng mua hàng hóa tại chợ Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Cụ thể, về cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ, theo quy định cũ, Sở Công Thương Hà Nội là cơ quan thường trực tham mưu giúp UBND Thành phố triển khai các nội dung liên quan đến phát triển và quản lý mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đối với các chợ do ngân sách đầu tư là tài sản công. Tại khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công số ngày 21/6/2017 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cơ quan tài chính cùng cấp giúp Ủy ban nhân dân: Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước đối với tài sản công quy định tại Điều 18 của Luật này; Trực tiếp quản lý, xử lý đối với một số loại tài sản công theo quy định tại Luật này và pháp luật có liên quan”. Do đó, hiện nay đang khó khăn trong việc xác định cơ quan cơ quan thường trực quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ (ngành Công Thương hay ngành Tài chính).

Theo quy định của Nghị định 60/2024/NĐ-CP và thực tế hiện nay, UBND cấp xã là một trong các trường hợp được giao tài sản kết cấu hạ tầng chợ; UBND cấp xã sẽ là cơ quan đứng ra thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ, tuy nhiên, không được xuất hóa đơn theo quy định của Luật Giá.

Với mục tiêu phục vụ nhu cầu dân sinh, đầu tư kinh doanh, khai thác chợ hiệu quả không cao do đó khó thu hút được xã hội hóa, với những chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý cũng không đủ khả năng duy trì, nâng cấp, cải tạo chợ. Trong điều kiện nguồn lực nhà nước có hạn, việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư kinh doanh, khai thác chợ là rất cần thiết. Đề nghị các Bộ nghiên cứu tham mưu Chính phủ có các cơ chế hỗ trợ (về miễn, giảm tiền thuê đất, về ưu đãi lãi suất cho vay đối với đầu tư xây dựng chợ,…) đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ đảm bảo giảm chi phí đầu vào, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội.

Hiện nay tồn tại nhiều chợ do doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý, trong quá trình hoạt động, khai thác chợ còn nhiều tồn tại không đảm bảo quy định (hoạt động không đảm bảo theo phương án bố trí ngành hàng, nội quy được phê duyệt,…). Tuy nhiên, hiện nay chưa có chế tài xử phạt vi phạm trong quá trình hoạt động của chợ. Đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh, khai thác chợ nhằm nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài:

Để Nghị định số 60/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ được kịp thời triển khai đồng bộ và hiệu quả, đề nghị các bộ, ngành địa phương tiếp tục nghiên cứu các nội dung đã được quy định trong Nghị định để chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao theo phân công của Chính phủ; chủ động giải quyết những vướng mắc theo thẩm quyền và đề xuất kịp thời với cấp có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tiếp tục đồng hành, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong quá trình hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định này.

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương):

Nghị định số 60/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Nghị định này có 7 Bộ có liên quan, do đó, rất cần có sự phối hợp liên ngành, trong đó, vai trò của UBND các địa phương được phân cấp triệt để. Về những kiến nghị, đề xuất trong việc hướng dẫn triển khai, các địa phương có thể gửi Công văn gửi về đầu mối là Vụ Thị trường trong nước. Vụ sẽ tập hợp và liên hệ với các Bộ ngành, các Cục, Vụ có liên quan trong bộ để trả lời thấu đáo các nội dung mà phía địa phương còn chưa hiểu rõ hoặc những nội dung còn vướng mắc.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân sách nhà nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu

Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Vàng miếng ổn định, vàng nhẫn phá ngưỡng 86,5 triệu

Giá vàng chiều nay 23/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng mạnh ở cả thị trường trong nước và thế giới, trong đó, giá vàng miếng PNJ và SJC Phú Quý bật tăng nhẹ.
Giá vàng nhẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng cao

Giá vàng nhẫn tiếp tục được điều chỉnh tăng cao

Giá vàng miếng SJC và nhẫn trơn trong nước tiếp tục tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày cuối tuần, nhẫn trơn vọt lên gần 87 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11: Gạo đẹp nhu cầu nhiều, lúa Thu Đông giao dịch lai rai

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11: Gạo đẹp nhu cầu nhiều, lúa Thu Đông giao dịch lai rai

Giá lúa gạo hôm nay ngày 23/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ổn định. Thị trường gạo nguyên liệu bình giá, Gạo đẹp nhu cầu khá, lúa Thu Đông giao dịch ít.
Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá bạc hôm nay 23/11/2024: Bạc giảm nhẹ 0,2%

Giá bạc hôm nay (23/11), tiếp theo đà giảm của phiên trước, giá bạc thế giới giảm thêm 0,2% về mức 30,94 USD/ounce.
Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024: Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024: Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 23/11/2024, biến động giá trái chiều ở cả ba miền. Trong khi một số tỉnh miền Bắc giảm giá, ở miền Nam và miền Trung - Tây Nguyên tăng giá.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 23/11/2024: Đồng Yen Nhật “chợ đen” tiếp đà tăng phiên cuối tuần. Đổi 1 Man bằng bao nhiêu VND? Sacombank là ngân hàng mua Yen cao nhất.
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Lên xuống thất thường

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 23/11/2024, giá tiêu trong nước lên xuống thất thường, giá tiêu thế giới ổn định, giá tiêu mới nhất ngày 23/11/2024 thế nào?
Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024: Chỉ số USD Index đạt mức 107,5 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 23/11/2024 chứng kiến biến động dương của tỷ giá trung tâm và giá bán USD ở một số ngân hàng thương mại lớn, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng.
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Cập nhật giá cà phê hôm nay 23/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 23/11/2024.
Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11/2024: Giá dầu tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị
Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng lại vượt ngưỡng 2.700 USD

Giá vàng hôm nay 23/11/2024: Vàng đã vượt ngưỡng 2.700 USD lần đầu tiên sau hơn hai tuần, hướng tới mức tăng hàng tuần lớn nhất trong gần hai năm.
Giá vàng chiều nay 22/11/2024: Vàng nhẫn chỉ cách đỉnh cũ 3 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/11/2024: Vàng nhẫn chỉ cách đỉnh cũ 3 triệu đồng

Giá vàng chiều nay 22/11/2024: So với mức kỷ lục 89 triệu đồng một lượng thiết lập vào cuối tháng 10, hiện mỗi lượng nhẫn trơn còn kém 3 triệu đồng.
Giá vàng thế giới được hỗ trợ từ đà tăng của Bitcoin

Giá vàng thế giới được hỗ trợ từ đà tăng của Bitcoin

Giá vàng hôm nay đang hướng đến tuần tốt nhất trong một năm, được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.
Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhích nhẹ. Thị trường gạo nguyên liệu bình giá, gạo đẹp được giá cao, giao dịch lúa mới ít.
Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn đều đồng loạt tăng

Giá vàng SJC và giá vàng nhẫn đều đồng loạt tăng

Giá vàng trong nước hôm nay (22/11), tiếp tục tăng mạnh vượt khỏi mốc 86 triệu đồng, vàng nhẫn tăng; trong khi đó, vàng thế giới tiến sát mốc 2.700 USD.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (21/11).
Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024: Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024: Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024, cả nước đồng loạt ổn định. Khu vực miền Bắc có giá heo hơi cao nhất cả nước với giá dao động từ 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá bạc hôm nay (22/11), giá bạc quay đầu giảm 0,82% sau phiên tăng trước đó do tác động từ đồng USD.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 22/11/2024, người nông dân phấn khởi vì giá tiêu trong nước bất ngờ tăng mạnh, giá tiêu mới nhất ngày 22/11 tăng hay giảm?
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 22/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 22/11/2024.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu thế giới tiếp tục tăng thêm 2% do lo ngại về nguồn cung khi xung đột giữa Nga-Ukraine ngày càng leo thang
Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, trong khi đó, tiền điện tử bitcoin tiếp tục tiến tới mức 100.000 USD.
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng giao ngay tăng trong phiên thứ tư liên tiếp, đạt mức cao nhất trong hơn một tuần do nhu cầu trú ẩn an toàn tăng vọt.
Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký Chỉ thị bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường hàng hoá cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Hiện nay thị trường đậu tương thế giới đang diễn biến khó lường trước động thái đẩy mạnh mua hàng tích trữ của quốc gia tiêu thụ lớn nhất - Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động