Nghệ An: Nhiều huyện nghèo xây chợ tiền tỷ để... bỏ hoang
Hộp thư - Đường dây nóng 24/05/2022 15:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chuyện tréo ngoe đó đang diễn ra ở nhiều khu chợ tiền tỷ các huyện nghèo của tỉnh Nghệ An. Theo phản ánh của người dân xã Tiền Phong, vào năm 2021 khu chợ Tiền Phong (xã Tiền Phong, huyện Quế Phong) được xây dựng trên diện tích 4.857m2. Tuy nhiên đến nay, toàn bộ khu chợ hoang tàn, nhiều hạng mục xuống cấp. Trong khi đó, các tiểu thương không ngồi trong các ki ốt mà kéo nhau ra mặt đường để ngồi buôn bán.
![]() |
Chợ Tiền Phong (xã Tiền Phong, huyện Quế Phong) bị bỏ hoang nhiều năm qua khiến nhiều hạng mục xuống cấp |
Nguyên nhân ngôi chợ này “thất thủ” bởi theo bà con tiểu thương khi xây chợ đã bố trí không hợp lý nên bà con không vào. Chưa kể đến việc các hộ tiểu thương cũng phải tự kéo điện để dùng. Vì thế có một số hộ dân dù vẫn đăng ký chỗ ngồi phía trong chợ, nhưng do không bán được hàng nên họ lại kéo nhau ra trước đường ngồi.
"Chúng tôi không thể vào chợ được, họ xây rất bất hợp lý. Giá thuê lô sạp lại quá cao nên tiểu thương ở đây nhất quyết không vào", bà Nguyễn Thị Nga- tiểu thương chợ Tiền Phong cho biết.
Ông Võ Khánh Toàn - Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cũng thừa nhận, thực tế có việc người dân không ngồi trong chợ bán mà kéo nhau ra trước đường lớn ngồi. Hiện tại do khu vực chợ thấp hơn mặt đường nên mỗi khi trời mưa, nước lại chảy từ trên đường xuống làm ngập cả khu chợ, vì thế không ai muốn vào. Chưa kể do thói quen của người dân khi mua bán chỉ muốn dừng lại bên đường mua xong quay xe đi luôn, nên việc yêu cầu người dân vào kinh doanh buôn bán phía trong gặp khó khăn.
Tệ hơn, chợ Nam Thái (xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An) được triển khai xây dựng từ năm 2013, đây là công trình chợ hạng 3 trên diện tích khoảng 3.000 m2. Công trình gồm hạng mục hệ thống quầy ốt bán hàng 400m2; hệ thống sân nền, hàng rào, mương thoát nước, phòng cháy, chữa cháy và các công trình phụ trợ khác…
Ngày 6/1/2014, UBND xã Nam Thái đã ban hành Quyết định số 18/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Trong đó, nhà thầu được chỉ định là Công ty CP Xây dựng Hoàng Kim (có trụ sở đóng tại xã Nhân Sơn, huyện Đô Lương), với giá chỉ định thầu là hơn 3,6 tỷ đồng. Đến ngày 8/4/2014, giữa UBND xã Nam Thái và Công ty CP Xây dựng Hoàng Kim đã ký kết hợp đồng xây dựng số 04/2014/HĐ-XD, công trình dự kiến hoàn thành trong vòng 360 ngày kể từ ngày hợp đồng được ký kết.
![]() |
Nghệ An xây chợ tiền tỷ để bỏ hoang gây lãng phí rất lớn |
Tuy nhiên, sau một thời gian thi công, công trình này đã phải dừng lại vì thiếu vốn. Hiện nay theo quan sát của phóng viên, phần đình chính chợ có 2 dãy ki ốt trước mặt đã được dựng lên. Thế nhưng, xung quanh sân nền thì chưa thực hiện, đang ngổm ngang đất đá cùng cây, cỏ dại. Sau hơn 7 năm, đến nay một số vị trí cũng đã bị xuống cấp, hư hỏng.
Ông Lê Văn Sỹ - Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Nam Đàn cho biết: “Hạng mục chợ nông thôn Nam Thái tồn tại lâu rồi, nằm trong quy hoạch đất kinh doanh thương mại. Hiện nay, nếu muốn chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác thì cần phải được các cấp có thẩm quyền cho phép, nhưng cũng chưa biết đến khi nào?”.
Chợ Tân Long (xã Tân Long, huyện Tân Kỳ) cũng được xây dựng từ năm 2009. Nguồn vốn được huy động từ ngân sách Nhà nước và nhân dân đóng góp trị giá 1,1 tỷ đồng. Giống như chợ Nam Thái, chợ Tân Long cũng rơi vào tình cảnh "cửa đóng, then cài" suốt một thời gian dài từ nhiều năm nay, cả khu chợ trở thành sân chơi bóng chuyền và bãi thả trâu, bò của người dân trong vùng.
![]() |
Theo Đề án phát triển hạ tầng thương mại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, chợ Tiền Phong sẽ được nâng cấp. Thế nhưng, việc nâng cấp chưa biết khi nào mới thực hiện nên bà con tiểu thương vẫn cứ tràn ra đường để buôn bán |
Đối với chợ Tân Long, huyện Tân Kỳ, đây là dự án được xây dựng với mục đích đón đầu cho dự án Nhà máy xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ và phục vụ nhu cầu cho người dân. Tuy nhiên, dự án Nhà máy xi măng Sài Gòn - Tân Kỳ không về nên chợ sau khi xây dựng lên không có tiểu thương nào hoạt động.
Ông Trần Văn Toàn - Chủ tịch UBND xã Tân Long, huyện Tân Kỳ thừa nhận: Lâu nay chợ Tân Long bỏ hoang là có thật, hiện nay UBND xã Tân Long đang trình với UBND huyện Tân Kỳ để tìm ra giải pháp phát huy hiệu quả chợ. Hiện nay Nhà máy may Minh Anh đang xây dựng gần đây sắp đi vào hoạt động, hy vọng sẽ thu hút được các tiểu thương vào chợ để phục vụ cho nhân dân và nhà máy may.
Ðiều đáng nói là mặc dù tình trạng các chợ được xây dựng xong rồi... bỏ hoang đã diễn ra nhiều năm nay và báo chí cũng đã nhiều lần lên tiếng như các khu chợ ở các huyện như Nam Đàn, Quế Phong, Tân Kỳ, Quỳ Châu, Anh Sơn và thành phố Vinh... nhưng các ngành chức năng của tỉnh cũng như chính quyền địa phương vẫn chưa có biện pháp khắc phục hậu quả nhằm đưa các chợ này vào sử dụng, khai thác, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, mua bán của nhân dân. Do không có ai quản lý, trông coi nên ngày càng hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí lớn và gây bức xúc trong nhân dân. Ðáng chú ý, đến nay vẫn chưa thấy sở, ngành, địa phương hay cán bộ nào chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bắc Giang: Phải giám sát chặt chẽ Công ty TNHH Hoàng Dương trong quá trình khai thác khoáng sản

Nghệ An: Đàn cá sấu nuôi trong chuồng xuống cấp ở công viên khiến người dân lo lắng

Hộp thư 21/3: Nghi vấn sản phẩm Bitney Multi Juice không rõ nguồn gốc; phản hồi về sự việc Công ty Milan

Hộp thư 17/3: Dấu hỏi từ Trường Kỹ nghệ II, Công ty Hải Phát và FPT Shop?

Hộp thư 14/3: Nghi vấn buôn lậu trên chuyến bay của Vietnam Airlines, đơn thư về Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa
Tin cùng chuyên mục

Hộp thư 11/3: Công ty Ngọc Phong thuê đất xây cảng hết hạn, đơn thư về Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

Hộp thư bạn đọc ngày 3/3: Doanh thu "bèo bọt" của Lạc Hồng Phúc, sữa hạt tiểu đường NutriZabet "nổ" công dụng

Tổng công ty Xi măng Việt Nam cần xử lý đơn tố cáo của một cán bộ tại công ty trực thuộc

Hộp thư bạn đọc ngày 24/2: Sam Sung Việt Nam bị tố vi phạm bảo hành, chợ tiền tỷ bỏ không

Hộp thư bạn đọc ngày 21/2: Mỏ than Mường Vọ, nhà xưởng tại huyện Hoài Đức hoạt động trái phép

Hộp thư bạn đọc ngày 17/2: Sơn Minano có dấu hiệu bị xâm phạm, sữa Ovisure Gold mập mờ nguồn gốc

Sẽ xử lý cửa hàng xăng dầu Lộc Bé (Quảng Bình) vi phạm thời hạn giấy phép vẫn kinh doanh

Hộp thư bạn đọc ngày 14/2: Sữa tăng cân Hiweight lừa dối người tiêu dùng, Multi Juice bán hàng đa cấp?

Chơi hụi online: “Tiền mất, nợ mang”

“Hô biến” thành Sông Đà Nhật Nam, Công ty Nhật Nam ôm tiền thu hồi hợp đồng gốc của nhà đầu tư

Lạ kỳ công trình kinh doanh du lịch không phép trơ gan giữa bản làng

Hộp thư bạn đọc ngày 10/2: Dấu hiệu sai phạm tại dự án Usilk City, Victory Tower và Công ty Việt Nhật

Hộp thư ngày 8/2: Samland thế chấp dự án Nhơn Trạch để vay tiền, Xi măng Thành Thắng xây dựng trái phép

Hộp thư bạn đọc ngày 31/1: Xe Mercedes vừa mua đã hỏng, xây dựng trái phép ở hồ Đá Dựng

Đắk Lắk: Nông dân khóc ròng vì bị kẻ gian chặt phá cây điều

Thị trường máy hút bụi nội địa xách tay: Khi người tiêu dùng bị "dắt mũi"

Hộp thư bạn đọc ngày 17/1: Sở Y tế Quảng Bình chậm thanh toán tiền, Nhà máy gỗ gây ô nhiễm

Hộp thư bạn đọc ngày 13/1: Dấu hiệu sai phạm của viên uống Slim Ben, Công ty Giải trí Đồ Sơn

Hộp thư ngày 10/1: Dấu hiệu sai phạm tại các công ty gạch; gói thầu số 13 xây dựng Đường Trạm Tấu - Xã Hồ

Hộp thư bạn đọc ngày 6/1: "Mập mờ" nguồn gốc Đồng hồ T.H, sai phạm tại Bệnh viện Việt Đức?
Đọc nhiều

Hộp thư 14/3: Nghi vấn buôn lậu trên chuyến bay của Vietnam Airlines, đơn thư về Bảo hiểm xã hội Thanh Hóa
