Nghệ An: Mùa mưa bão đến gần, phập phồng lo sạt lở

Trước mùa mưa bão, tỉnh Nghệ An có khoảng 169 điểm sạt lở trong khu dân cư, đe dọa cuộc sống của hơn 12.000 nhân khẩu đã tồn tại nhiều năm nay.
Nghệ An: Triển khai giải pháp đảm bảo an toàn mùa mưa bão Nghệ An: Nỗi lo sạt lở giữa mùa mưa bão

Trước mùa mưa bão, Nghệ An có khoảng 169 điểm sạt lở trong khu dân cư, đe dọa cuộc sống của hơn 12.000 nhân khẩu đã tồn tại nhiều năm nay. Trong khi đó, tỉnh thiếu nguồn lực để di dời, bố trí dân cư tới nơi an toàn, nên còn muôn vàn nỗi lo vào mùa mưa bão...

Hiểm hoạ chực chờ

Xảy ra từ mùa mưa bão năm 2020, nhưng đến nay nhiều điểm sạt lở ngay bên nhà bà Lê Thị Quy, xóm 2 xã Quang Sơn, Đô Lương, tỉnh Nghệ An vẫn “án binh bất động”, không được khắc phục, khiến nhiều hộ dân sống gần khu vực này luôn bất an, nhất là khi mùa mưa lũ đang cận kề.

Nghệ An: Mùa mưa bão đến gần, phập phồng lo sạt lở
Trước mùa mưa bão, Nghệ An có khoảng 169 điểm sạt lở trong khu dân cư, đe dọa cuộc sống của hơn 12.000 nhân khẩu đã tồn tại nhiều năm nay

Theo bà Quy, vào tháng 8/2020, sau một đợt mưa lớn, nước chảy từ trên đồi xuống có màu đỏ, người dân lên kiểm tra phát hiện điểm sạt lở dài 20m, sụt lún gần 3m với những tảng đá lớn trên núi Thọ Bùi. Từ đó, an toàn của gia đình bà và 13 hộ dân sống ven chân núi ngày ngày bị đe dọa, nhất là khi mùa mưa bão đến.

Theo bà con ở đây phản ánh, chưa nói là bão về, cứ mưa lớn là mang áo mưa, người dân phải chạy ngược về xóm dưới xin ở tạm nhà hàng xóm, tạnh mưa cả ngày sau mới dám về. Sợ nhất là những hòn đá to bằng cả cái xe ô tô, nếu sạt lở lăn xuống sẽ trở tay không kịp.

“Không chỉ nhà tôi, mà cả dãy xóm ni đều phải chạy đi sơ tán. Tài sản, trâu bò không đưa đi được, đàn ông, thanh niên không dám đi cũng không dám ở lại trong nhà vì sợ nguy hiểm, đành cứ ngồi ngoài đường, trông chừng và khi cần thì ứng cứu vật nuôi, khi sụt nguy hiểm thì chạy tránh. Ở thì lo lắm nhưng nếu được bố trí nơi ở khác cũng khó vì không có tiền xây nhà mới, đất đai chật không có chỗ phơi lúa, làm rau, nên không đi được…”, bà Quy chia sẻ.

Ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Quang Sơn cho biết: Nếu như trước đây, mỗi khi mưa bão, xã Quang Sơn chỉ phải tập trung vào vùng Tân Thắng thường xuyên ngập lụt, thì 2 năm nay, từ khi xuất hiện vết nứt lớn trên núi Động Rú Bùi, xã phải phân tán lực lượng, chia ra 2 nơi để lo thêm cho 13 hộ dân sống ven chân núi.

Năm nào cũng thế, trước mùa mưa bão xã thông báo, cảnh báo nguy cơ sạt lở đến các hộ dân để bà con chủ động đề phòng, chuẩn bị các điều kiện, tuyên truyền, giúp đỡ di dời bà con đến nơi an toàn khi có mưa kéo dài…”.

Nghệ An: Mùa mưa bão đến gần, phập phồng lo sạt lở
Bà Lê Thị Quy, xóm 2 xã Quang Sơn, Đô Lương, tỉnh Nghệ An chỉ về điểm sạt lở phía sau nhà

Xã tổ chức ứng trực 24/24h để xử lý tình huống kịp thời, hỗ trợ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Hai năm qua, mặc dù mưa bão không nhiều nhưng Quang Sơn cũng đã phải tổ chức di dời dân hai lần vào các năm 2020 và 2021. “Nếu nước ngấm no đủ trong lòng đất, rất dễ gây sạt lở, vùi lấp các hộ dân nơi chân núi. Mong muốn tạo điều kiện san bớt độ cao của núi để giảm ảnh hưởng, nguy cơ sụt lún. Phương án di dời không khả thi lắm vì 13 hộ với 57 nhân khẩu là khá lớn…”, ông Sơn cho hay.

Cùng chung nỗi lo, tại huyện Diễn Châu, trước đây mỗi năm khi có bão, ảnh hưởng của nước biển dâng và triều cường, địa phương này đã phải di dời khoảng 1.200 hộ dân của 2 xã Diễn Ngọc và Diễn Vạn.

Ông Lê Thế Hiếu - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết: Đây là những vùng cửa biển, thấp trũng, nằm ngoài hệ thống đê ngăn mặn giữ ngọt nên phải sống chung với bão, lụt. Còn khi bão nhỏ hơn cấp 12, thì chỉ tuyên truyền, cưỡng chế di dời những vùng ngoài đê như khu vực Hòn Câu của xã Diễn Hải và biển Diễn Thành vào khu vực trong đê. Hiện ở đây còn khoảng 350 hộ chủ yếu kinh doanh du lịch và một số hộ có nuôi trồng thuỷ sản ngoài đê, vì hệ thống đê biển của Diễn Châu đã chịu được bão mạnh cấp 10 đến cấp 12.

Tuy nhiên, cũng theo ông Lê Thế Hiếu đáng lo ngại nữa là trên địa bàn còn có một số điểm sạt lở ở các xã vùng núi như Diễn Phú, Diễn Lộc và Diễn Lợi. “Nguy hiểm nhất là ở xã Diễn Lợi đã xuất hiện hố sâu từ năm 2018, mỗi khi mưa bão sẽ dễ sụt đất của ¾ ngọn núi xuống, hơn 100 hộ dân sống ngay dưới chân núi của một số xóm xã Diễn Phú, Diễn Lợi… sẽ bị ảnh hưởng.”

Hiện nay chúng tôi đang giao các xã thường xuyên theo dõi, có phương án di dời, sơ tán nếu nguy cơ xảy ra sụt lún. “Về lâu dài, huyện đã xin chủ trương của tỉnh để quy hoạch vùng tái định cư, di dời hẳn hơn 100 hộ dân của xã Diễn Phú đến nơi ở mới”, ông Lê Thế Hiếu cho hay.

Cần ưu tiên kinh phí cho những dự án di dời dân

Theo thống kê của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, đến năm 2020 địa phương này có 34 vị trí xảy ra sạt lở đất, ảnh hưởng đến 614 hộ với 3.048 nhân khẩu. Và chỉ qua các đợt thiên tai từ năm 2020 đến nay, tỉnh Nghệ An có thêm 169 vị trí, khu vực đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở đất núi, bờ sông, ảnh hưởng đến 3.064 hộ, với 12.283 nhân khẩu và cơ sở hạ tầng.

Trong đó, có 141 điểm, khu vực bị sạt lở núi, ảnh hưởng đến 5.914 nhân khẩu; 28 điểm, khu vực bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông, suối ảnh hưởng đến 6.369 nhân khẩu đang sinh sống trong khu vực; số còn lại ảnh hưởng nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Khó khăn nhất hiện nay đó là hầu hết các điểm sạt lở, sụt lún đều nằm ở khu vực vùng núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên việc di dời đến nơi ở mới là rất khó. Trong khi đó, nguồn kinh phí khắc phục hậu quả bão lụt hàng năm không nhiều nên không thể đủ để di dời cho hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng.

Theo Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An, để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, tại các vị trí bị sụt lún, sạt lở hoặc xuất hiện nguy cơ xảy ra sụt lún, sạt lở đất, chính quyền địa phương các huyện phải sẵn sàng các phương án và triển khai sơ tán bà con ra khỏi vùng bị ảnh hưởng khi xuất hiện thời tiết bất lợi.

Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến sụt lún, sạt lở, nhất là trong các đợt thiên tai, cắm biển cảnh báo và hạn chế hoặc cấm người và phương tiện đi qua khu vực nguy hiểm, sơ tán những nhà dân có nguy cơ cao. Với những vị trí sụt lún, sạt lở đất xảy ra trong phạm vi hẹp, quy mô nhỏ không ảnh hưởng đến các hộ dân, người dân và chính quyền địa phương bố trí và cân đối các nguồn lực để khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn về người và cơ sở hạ tầng.

Ông Nguyễn Quang Đông - Trưởng phòng Phòng chống thiên tai, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An cho biết, để xử lý dứt điểm các điểm sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng bằng các giải pháp công trình và phi công trình chống sạt lở, cũng như nhu cầu cấp thiết giải quyết nơi ở an toàn trước thiên tai theo nhu cầu của 3.839 hộ, với 11.385 nhân khẩu, thì Nghệ An cần nguồn vốn khá lớn.

Vừa qua, Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Nghệ An đã kiến nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất, trình tỉnh các biện pháp công trình và phi công trình. Có thể sử dụng các nguồn xã hội hoá để xử lý các điểm sạt lở nhỏ. Nếu sạt lở lớn thì có thể di dời dân theo hình thức xen ghép hoặc di dời hẳn đến nơi ở mới.

Sau rà soát, “Trên địa bàn Nghệ An cần di dời theo hình thức ở tập trung 512 hộ với 2.506 nhân khẩu; xen ghép 94 hộ với 375 nhân khẩu và tại chỗ 2.233 hộ với 8.504 nhân khẩu. Ước tính nguồn kinh hơn 1.168 tỷ đồng…”, ông Nguyễn Quang Đông cho biết.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

TP. Hồ Chí Minh: Phát triển khu công nghiệp gắn với tăng trưởng xanh

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

5 tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ xã, phường mới tại Thanh Hóa

EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

EVNHCMC điều chỉnh ngừng cấp điện khi chưa thanh toán tiền điện

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Bắc Ninh: Thu hút đầu tư 7 dự án FDI quy mô lớn

Hải Phòng: Tự hào thành phố công nghiệp, cảng biển, thương mại

Hải Phòng: Tự hào thành phố công nghiệp, cảng biển, thương mại

Chùm ảnh: Tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Chùm ảnh: Tổng duyệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 tại tỉnh Kon Tum sau sáp nhập

Tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 tại tỉnh Kon Tum sau sáp nhập

Hải Phòng: Khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng: Khối diễu hành đặc biệt trong lễ kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hình ảnh khối

Hình ảnh khối 'ký ức hào hùng' tại lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Tiền Giang: Đề xuất chủ trương đầu tư 4 cụm công nghiệp

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh nói gì về Nghị quyết 68?

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các  đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị hoàn thành kết luận của Thanh tra Chính phủ trong tháng 6

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chia sẻ kinh nghiệm xóa nhà tạm

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Hải Phòng: Hàng nghìn người tham gia duyệt đội ngũ diễu hành kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Phấn đấu hoàn thành hợp nhất các đơn vị hành chính Hưng Yên và Thái Bình trước 15/7

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5