Nghệ An: Nỗi lo sạt lở giữa mùa mưa bão

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, tại nhiều huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn đã liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở, khiến nhiều ngôi nhà nứt toác, đổ sập. Hàng chục hộ dân ở dưới vách núi đang sống lo âu, nhất là thời điểm mưa bão dồn dập đến, trong khi chủ trương di dời dân chưa biết khi nào mới được triển khai.

Hàng chục hộ dân bất an trước nguy cơ sạt lở núi

Do ảnh hưởng của bão số 8, vùng núi tỉnh Nghệ An mưa to. Tại bản Can xã Tam Thái huyện Tương Dương, có 2 gia đình bà Vi Thị Loan và gia đình ông Lô Hoài Thông bị hàng ngàn khối đất đá đổ xuống làm sập 2 căn nhà vào khoảng 3h sáng 18/10.

Theo bà Vi Thị Loan (47 tuổi), ở bản Can xã Tam Thái, đêm đó may trời mưa nên gia đình lường trước nguy hiểm nên cả nhà kéo ra phòng khách ngủ, nếu không cũng không biết điều gì xẩy ra. Bà Loan cho hay, “cách đây 6 năm đoàn thanh niên, cựu chiến binh, chặt cây trên rừng nguyên sinh phía trên để trồng ngô và sắn, nên cứ mưa to là gây sạt vì không có tầng trên để giữ đất, nhưng chưa năm nào nặng nề như năm nay...”.

"Khi đang ngủ say bỗng nghe tiếng ầm ầm như sấm, tôi chạy ra ngoài sân nhìn lên, từng khối đất đá ùn ùn trút xuống từng mảng lớn, tôi với vợ vội chạy ra khỏi nhà. Đến khoảng rạng sáng thì toàn bộ khối đất đá trút xuống sập nguyên cả căn nhà, chỉ còn lại gian bếp nhỏ, giờ 2 ông bà chỉ chen chúc nhau trong căn bếp, không biết rồi lấy tiền đâu dựng nhà mới. Giờ ở lại cũng sợ, mà đi thì không biết đi đâu...", ông Lô Hoài Thông, bản Can, xã Tam Thái cho hay.

Nghệ An: Nỗi lo sạt lở giữa mùa mưa bão
Hàng ngàn khối đất đá sạt xuống vùi lấp 2 căn nhà tại bản Can, xã Tam Thái huyện Tương Dương

Những vết nứt kéo dài hàng trăm mét cắt ngang nhiều khu nhà ở bản Bủng Xát, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Vào những ngày mưa lớn, mặt đất thiếu ổn định, khiến ai nấy đều lo lắng bởi nguy cơ sạt lở có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong số 17 hộ dân không có điều kiện di dời vẫn phải bám trụ, thì có 2 hộ nằm trong diện nguy hiểm nhất đã không chờ đợi được thêm, phải tự tìm đất để di dời.

Nguy hiểm là thế, nhưng vì thiếu kinh phí di dời nên hơn 1 năm nay, 17 hộ dân vẫn phải bám trụ ở đây, sống trong sợ hãi. Theo ước tính của lãnh đạo xã Châu Khê, lượng đất, đá bị tách rời hoàn toàn khỏi triền núi khoảng 500.000m3. Nếu mưa tiếp, nguy cơ sẽ đổ ập xuống, không chỉ cuốn luôn cả 17 nhà dân mà cả tuyến đường nhựa cũng dễ bị cuốn phăng xuống lòng hồ thủy điện.

Bản Bủng Xát là bản người Thái sinh sống lâu đời bên dòng khe Choăng. Những năm gần đây, họ bị kẹt giữa 2 đập thủy điện. Xuôi về hạ du chừng 8km là đập thủy điện Chi Khê, còn ngược lên phía trên tầm 5km là thủy điện Suối Choăng. Sau khi có thủy điện, mực nước khe Choăng dâng cao, hàng loạt hộ dân sống ở phía dưới đã phải di dời đến khu tái định cư mới.

Chính vì thế, cứ mưa bão là xã Châu Khê phải cắt cử lực lượng an ninh túc trực ở vết nứt suốt nhiều tháng. Nhóm này có nhiệm vụ quan sát vết nứt để cảnh báo người dân gần đó cũng như người qua đường. Còn 17 hộ dân nằm trong nguy cơ bị ảnh hưởng cao nhất được yêu cầu đi lánh nạn ở nhà người thân.

Nghệ An: Nỗi lo sạt lở giữa mùa mưa bão
Ở Bủng Xát có nhiều hộ nằm trong diện nguy hiểm đã không chờ đợi được thêm, phải tự tìm đất để di dời

Về nguyên nhân của vết nứt, đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra một kết luận nào. Tuy nhiên, theo người dân bản Bủng Xát, nguyên nhân xuất phát từ các đập thủy điện. “Chúng tôi sống ở đây từ những năm 1990 mà chưa khi nào bị như vậy. Giờ đây, nhà chúng tôi nằm kẹt giữa 2 thủy điện, mực nước dâng cao khiến thay đổi kết cấu đất đá, gây ra các vết nứt…”, ông Lộc Văn Hùng (70 tuổi) ở bản Bủng Xát nói.

Chỉ tay về phía vết nứt dài nơi hông núi bị sạt ngay sát hông nhà chưa đầy nửa mét, bà Lộc Thị Diễn (63 tuổi) ở bản Bủng Xát cho hay, không nhớ bao nhiêu lần trong mấy năm qua bà phải chaỵ đi sơ tán khi có mưa bão. Sống một mình nên sợ lắm mà giờ cũng chưa biết chuyển đi đâu.

“Từ đó đến nay, nhiều đoàn xuống lắm rồi, cứ đến rồi đi, mùa mưa bão đã bắt đầu, bà con chỉ mong sớm được chuyển đến nơi ở mới, để không còn phải nơm nớp lo sợ và đến nhà họ hàng ở nhờ nữa”, bà Diễn nói.

Hay trước đó, từ những năm 2018, sau đợt mưa lũ kéo dài, nhiều khu vực trên địa bàn huyện miền núi Kỳ Sơn cũng đã xuất hiện hiện tượng sạt lở. Cụ thể như bản Cánh (xã Tà Cạ), bản Na Mỳ, Vàng Phao (xã Mường Típ), Khối 4 thị trấn Mường Xén, bản Nam Tiến 2 (xã Bảo Nam)... với hàng trăm hộ dân bị ảnh hưởng.

Huyện Kỳ Sơn cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá tình hình, lên phương án di dời và báo cáo với UBND tỉnh. Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí để di dời gặp nhiều khó khăn, nên đến nay địa phương vẫn chưa thể thực hiện được.

Mỏi mòn chờ tái định cư

Theo UBND huyện Con Cuông, sau khi xuất hiện các vết nứt nói trên, huyện đã có tờ trình gửi UBND tỉnh đề nghị cho chủ trương để di dời khẩn cấp các hộ dân bị ảnh hưởng. UBND tỉnh Nghệ An sau đó chỉ đạo các sở, ngành phối hợp với huyện Con Cuông để xử lý.

Nghệ An: Nỗi lo sạt lở giữa mùa mưa bão
Căn nhà của bà Vi Thị Loan bị đất đá làm sập một nửa vào rạng sáng ngày 18/10

Theo phương án di dời khẩn cấp các hộ dân vùng thiên tai sạt lở đất tại bản Bủng Xát của UBND huyện Con Cuông lập, cần phải có khoảng 20 tỷ đồng để di dời khẩn cấp 17 hộ dân ra khỏi khu vực nguy cơ này đến nơi ở mới. Tuy nhiên, đến nay, 1 năm đã trôi qua, việc bố trí tái định cư cho các hộ dân này vẫn đang nằm yên trên giấy.

Ông Vi Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông - cho hay, đến nay huyện mới chỉ được cấp hơn 600 triệu đồng để xử lý vết nứt trên núi bằng cách bạt chân núi và kè đá bên dưới để chống sạt lở, còn việc di dời dân thì chưa thể làm được vì chưa có kinh phí.

“Huyện đã tìm được vị trí để tái định cư cho các hộ dân cần di dời, nhưng chưa thể thực hiện được vì đang chờ tỉnh cấp kinh phí. Chúng tôi rất sốt ruột vì mùa mưa bão đã đến trong khi nguy cơ sạt lở ở đây là rất cao” - ông Quý nói.

Tương tự, ông Lô Thanh Tuân - Chủ tịch xã Tam Thái, huyện Tương Dương - nhận định, nguyên nhân là do mưa quá nhiều, đất hở không có lèn đá chặn. Nguyên thổ là đất đồi không có đá, mưa xuống ngấm rễ cây mục nên dễ sạt lở. Trước mắt chính quyền xã huy động lực lượng giúp dân ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, về lâu dài, xã đề nghị chính quyền cấp trên sớm bố trí tái định cư để bà con được di dời đến nơi ở mới an toàn.

Xã cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá trình hình, lên phương án di dời và báo cáo với UBND huyện. Tuy nhiên, việc bố trí kinh phí để di dời gặp nhiều khó khăn nên hiện địa phương vẫn chưa thể thực hiện được.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Từ một tỉnh có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, Đồng Tháp đã có bước nhảy vọt trong 15 năm, vượt 0,62% so với chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022 – 2025.
Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Ngành Công Thương Thanh Hóa đã triển khai có hiệu quả chương trình khuyến công, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Vĩnh Phúc xác định người dân, doanh nghiệp là trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó hoàn thiện hệ sinh thái đổi mới, sáng tạo là ưu tiên hàng đầu.
Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Dương Minh Dũng.
Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Trong những năm gần đây, nông dân huyện Kế Sách (Sóc Trăng) có thu nhập ổn định nhờ vú sữa liên tục được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ.
Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 19/12 tại Hà Giang, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang (Việt Nam) đã phối hợp với lực lượng biên phòng tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức giao lưu văn hóa.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động