Nghệ An: Lan tỏa hàng Việt về nông thôn, miền núi

Giúp người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa tiếp cận các mặt hàng đạt tiêu chuẩn. Sở Công Thương Nghệ An đã làm tốt vai trò cầu nối lan tỏa hàng Việt về nông thôn.
Hà Tĩnh cần hỗ trợ nhiều ​hơn để đưa hàng Việt về nông thôn Chuyến xe hàng Việt về nông thôn An Giang thu hút người dân mua sắm

Những phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được tổ chức nhiều năm qua đã góp phần tích cực trong việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thông qua các phiên chợ đã tạo được hiệu quả kép khi giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, đồng thời góp phần tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt cho người dân địa bàn nông thôn, miền núi.

Đáp ứng nhu cầu mua sắm cho người dân

Phiên chợ hàng Việt tại thị trấn Kim Sơn, huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An) có quy mô 20 gian hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng như thực phẩm chế biến, rượu bia, nước giải khát, quần áo may sẵn, giày dép, túi xách, đồ dùng gia đình nhựa, nhôm; đồ gia dụng, điện tử, viễn thông, phương tiện nghe nhìn… do các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở trên địa bàn Nghệ An. Đặc biệt tại phiên chợ này còn có các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thực phẩm chế biến và các gian hàng ẩm thực, đặc sản địa phương cùng các trò chơi dân gian, truyền thống phục vụ người dân đến mua sắm, vui chơi.

Nghệ An: Lan tỏa hàng Việt về nông thôn, miền núi

Người dân địa phương mua sắm tại phiên chợ hàng Việt

Qua ngày thứ 2 tổ chức, Phiên chợ hàng Việt tại thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong đã thu hút hàng nghìn lượt người dân đến tham quan, vui chơi và mua sắm. Bà Lương Thị Mai, ở thị trấn Kim Sơn, vui vẻ cho biết: “Mỗi khi có phiên chợ hàng Việt về địa phương, người dân nơi đây xem như ngày hội, nô nức đến tham quan và mua sắm. Qua nhiều lần mua sắm tại các phiên chợ hàng Việt, bà con ở đây nói chung, cá nhân tôi nói riêng đánh giá hàng Việt do các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh có chất lượng tốt, lại thêm khuyến mãi hấp dẫn nên giúp chúng tôi mua được hàng hóa ưng ý, giá lại rẻ…”.

Chị Lang Thị Hằng - người dân thị trấn Quế Phong cũng cho biết: “Hiện nay, hàng hóa nhiều, nhưng hàng thật, giả lẫn lộn, khó phân biệt. Nên mỗi lần có phiên chợ hàng Việt về nông thôn là tôi đều đến xem để mua sắm. Hàng hóa ở đây không những có nguồn gốc rõ ràng mà giá cả cũng vừa túi tiền với người dân...”.

Không chỉ người dân địa phương vui mừng khi mua được các mặt hàng giá rẻ, chất lượng cao mà các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất địa phương cũng nắm được cơ hội để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Đại diện cơ sở giò bê Minh chia sẻ: “Tham gia phiên chợ, tôi không những có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, mà còn được kết nối, giao lưu với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh”.

Có thể thấy, các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Sở Công Thương Nghệ An phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và UBND các huyện, thị xã trong tỉnh tổ chức trong thời gian qua đã thu hút khá nhiều người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm.

Nghệ An: Lan tỏa hàng Việt về nông thôn, miền núi
Đa dạng sản phẩm địa phương trưng bày tại phiên chợ hàng Việt

Theo đó, các phiên chợ đã cung cấp lượng hàng hóa phong phú như may mặc, nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ… cùng với các chương trình dịch vụ bán hàng, hậu mãi phù hợp điều kiện kinh tế của các gia đình ở nông thôn, miền núi. Đặc biệt, trước thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bán trà trộn trên thị trường như hiện nay, việc tổ chức phiên chợ đã giúp người dân vùng nông thôn có cơ hội tiếp cận những mặt hàng đảm bảo chất lượng, xuất xứ và giá cả hợp lý. Với mẫu mã đa dạng, giá hợp lý, cho nên hàng Việt đang ngày càng được khách hàng ở nông thôn, bà con miền núi ưa chuộng.

Không chỉ kích thích tiêu dùng, phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” còn là cầu nối, tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong và ngoài tỉnh có cơ hội khảo sát nhu cầu tiêu dùng của người dân, tìm kiếm thị trường, thành lập chi nhánh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và hợp tác sản xuất - kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Kích cầu tiêu dùng hàng Việt hiệu quả

Để có các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” thành công, trước khi tổ chức, Sở Công Thương Nghệ An chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tập quán sinh hoạt, mua sắm, nhu cầu thiết yếu về hàng hóa và thu nhập của nhân dân từng địa phương. Từ đó, tiến hành mời gọi các cơ sở, doanh nghiệp có uy tín, có năng lực sản xuất - kinh doanh để xúc tiến thương mại, chuẩn bị hàng hóa phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân.

Bà Trần Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương Nghệ An cho biết: Phiên chợ lần này là dịp tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện Quế Phong tiếp cận với hàng Việt Nam có chất lượng, mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân địa phương trong mua sắm và tiêu dùng hàng Việt; phân biệt hàng thật - hàng giả, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản sản phẩm…

Nghệ An: Lan tỏa hàng Việt về nông thôn, miền núi
Các sản phẩm ở hội chợ hàng Việt ở TT Kim Sơn, Quế Phong (Nghệ An) thu hút khá đông bà con vùng cao đến xem, mua sắm

Qua đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng bá hình ảnh, sản phẩm, tiếp cận thị trường nông thôn đầy tiềm năng nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh phân phối hàng hóa, khẳng định về chất lượng, giá cả hàng hóa đối với người tiêu dùng nội địa. Kết nối nhà phân phối, nhà bán lẻ tại địa phương và doanh nghiệp sản xuất để có mạng lưới phân phối lâu dài, vững chắc.

Có thể thấy từ những phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển thị trường, xây dựng văn hóa tiêu dùng hàng Việt. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả hơn nữa chương trình này, cùng với những giải pháp thiết thực của ngành chức năng thì mỗi cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tham gia phiên chợ cũng cần có sự đầu tư để nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, tích cực nghiên cứu thị trường để cung ứng các mặt hàng phù hợp với địa phương tại mỗi nơi tham gia.

Cùng với đó, chính quyền địa phương cần quan tâm bố trí kinh phí, tổ chức các phiên chợ thường xuyên và quy mô hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, qua đó cũng giúp cơ sở, doanh nghiệp Việt, nhất là doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội đến gần hơn với người dân nông thôn, miền núi góp phần giúp sản phẩm địa phương phát triển thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh và vươn xa hơn đến các thị trường tiềm năng khác.

Cũng theo lãnh đạo Sở Công Thương Nghệ An: Hàng hóa ở miền núi, vùng sâu, vùng xa ở địa phương này còn nhiều bất cập, chưa thấy tính bền vững. Ngân sách cho các hoạt động khuyến công, xúc tiến thương mại tại các huyện, thị xã miền núi, vùng sâu, vùng xa còn ít nên chưa phát huy hết lợi thế của địa phương. Cùng với đó, thương nhân tham gia hoạt động thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô lô hàng nhỏ, mang tính chất thương vụ, chưa có chiến lược phát triển lâu dài.

Việc tổ chức các phiên chợ hàng Việt về nông thôn là một trong những hoạt động nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, về lâu dài, cần tăng cường hơn nguồn kinh phí hỗ trợ để tổ chức cho các doanh nghiệp khảo sát thâm nhập thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất kinh doanh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động

Hà Giang: Triển khai tích cực Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Khẳng định sự vươn mình của hàng Việt

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được triển khai 15 năm, mang lại hiệu quả tích cực trong việc khẳng định sự vươn mình của hàng Việt.
Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Doanh nghiệp Thái Bình tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam

Thực hiện Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', các doanh nghiệp Thái Bình đã tích cực sản xuất, quảng bá hàng Việt Nam.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' có ý nghĩa sâu sắc với doanh nghiệp sản xuất

Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”có ý nghĩa sâu sắc, tầm quan trọng lâu dài với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền sản xuất.
Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Khai mạc Lễ hội Đặc sản Việt cho Tết Việt

Tối 30/11, Lễ hội “Đặc sản Việt cho Tết Việt” đã chính thức được khai mạc tại siêu thị GO! Thăng Long, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng Thủ đô

Chương trình 'Tự hào nông sản Việt Nam' tạo cơ hội cho doanh nghiệp giới thiệu, xúc tiến sản phẩm của các địa phương tới thị trường trong và ngoài nước.
Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Sở Công Thương Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam

Đưa hàng Việt về nông thôn; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Việt; tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại… là giải pháp Trà Vinh thúc đẩy tiêu dùng hàng Việt Nam.
Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

Từ vận động đến tự hào sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam

15 năm triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, loạt giải pháp của Bộ Công Thương giúp người tiêu dùng ưa thích hàng Việt Nam.
Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Hà Nội: Tôn vinh 150 sản phẩm hàng Việt được người tiêu dùng yêu thích năm 2024

Tối 28/11, tại Hà Nội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội và Sở Công Thương phối hợp tổ chức lễ tôn vinh "Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích" năm 2024.
Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Sáng 28/11, Báo Công Thương tổ chức Toạ đàm 15 năm Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Từ vận động đến tự hào sản xuất tiêu dùng hàng Việt.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024

Ngày 28/11, tại Quảng trường phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội), sẽ diễn ra Lễ tôn vinh “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” năm 2024.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chinh phục người tiêu dùng Việt: Bài học từ những thương hiệu thời trang ‘biến mất’

Chỉ cách đây hơn 10 năm, thị trường thời trang Việt là ‘mảnh đất’ của rất nhiều thương hiệu Việt như: Việt Thy, Hoàng Phúc, Ninomaxx, PT2000, SevenAM, Elise…
Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động

Đảng bộ EVNCPC triển khai hiệu quả Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

Đảng bộ EVNCPC được trao Bằng khen vì thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Bộ Công Thương hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp đưa thương hiệu Việt vươn xa

Trong sự thành công của hàng Việt, thương hiệu Việt phải kể đến vai trò dẫn dắt của Bộ Công Thương trong định hướng chiến lược, cập nhật thông tin thị trường.
Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt và giải pháp đối mặt với những ‘gã khổng lồ’ thương mại điện tử

Hàng Việt Nam đã, đang và sẽ chịu sức ép từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bình Thuận đưa hàng Việt về vùng núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phiên chợ hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc huyện Tánh Linh năm 2024 sẽ có sự tham gia của 10 - 15 doanh nghiệp, với 25 - 30 gian hàng.
Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Đà Nẵng: Lan tỏa hàng Việt gắn với du lịch - nhìn từ chợ Hàn

Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt tại chợ Hàn - chợ du lịch của TP. Đà Nẵng - đã quảng bá, lan toả hàng Việt đến với khách du lịch quốc tế.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường gắn với Cuộc vận động ‘Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam’

Tỉnh Bắc Kạn đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Cuộc vận động

Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' giúp ‘kết nối’ sản phẩm DRC đến nhiều doanh nghiệp

Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã kết nối nhu cầu sử dụng hàng Việt, giúp sản phẩm săm lốp DRC được nhiều doanh nghiệp ưu tiên sử dụng.
Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình

Hàng Việt, thương hiệu Việt trong hành trình 'vươn vai vạn dặm'

Trong hành trình 'vươn vai vạn dặm' ra thế giới, với sự xuất hiện trên kệ siêu thị của các 'ông lớn, hai tiếng 'tự hào' hàng Việt hiện diện trong mỗi chúng ta.
Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh

Ổn định nguồn cung hàng hoá thiết yếu cho người dân Thủ đô trong mọi hoàn cảnh là giải pháp trọng tâm ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh triển khai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động