Nghệ An: Chợ truyền thống ế ẩm, xuống cấp

Hầu hết các chợ truyền thống tại Nghệ An đang xuống cấp do không được đầu tư nâng cấp và phải đối mặt với tình trạng tiểu thương sang nhượng vì vắng khách.
Nghệ An: Nhiều tiểu thương bỏ chợ truyền thống vì ế ẩm Hàng loạt tiểu thương chợ truyền thống Nghệ An đóng ki ốt, vì sao?

Dù các hoạt động kinh tế - xã hội đã trở lại bình thường nhưng tình trạng buôn bán tại nhiều chợ truyền thống như chợ Vinh, chợ Ga, chợ Quán Lau, chợ Hưng Dũng… ở TP. Vinh (Nghệ An) vẫn ế ẩm. Nhiều tiểu thương vẫn tiếp tục treo biển sang nhượng, cho thuê sạp.

Bỏ sạp hàng loạt vì thua lỗ

Bà Nguyễn Thị Hằng - tiểu thương tại chợ Vinh (TP. Vinh) cho biết, từ sau Tết Nguyên đán đến nay bà nghỉ bán hàng vì vắng khách, gần đây mới mở bán trở lại nhưng với tình hình buôn bán ế ẩm, có khả năng bà phải nghỉ tiếp.

Nghệ An: Chợ truyền thống ế ẩm, xuống cấp

Khách hàng thưa thớt tại khu vực bán hàng tươi sống ở chợ Quán Lau TP.Vinh

Theo bà Hằng, mặt hàng quần áo chủ yếu bán sỉ cho khách ở các huyện và vài tỉnh lân cận nhưng hiện tại sức mua chỉ bằng 1/10 lúc ổn định trước dịch, nhiều tiểu thương chỉ bán nửa ngày là đóng sạp. Trong khi đó, các chi phí vẫn giữ nguyên nên nhiều người không gồng gánh nổi.

"Tiền phí, tiền thuế, tiền thuê nhân công, tổng cộng mỗi tháng tiêu tốn cố định gần 10 triệu đồng, và đây cũng là số tiền tôi thua lỗ mỗi tháng", bà Hằng nhẩm tính.

Cũng như bà Hằng, bà Nga - kinh doanh thời trang tại chợ Quán Lau (phường Trường Thi, TP. Vinh) cho biết, tình trạng tiểu thương đóng ốt, tạm ngừng kinh doanh chiếm đến 30-40%. Trong đó, có nhiều chợ tiểu thương treo biển sang nhượng lại ốt, quán.

Không mở cửa thì lo hàng tồn đọng, ẩm mốc. Mở thì không bán được, tốn thêm tiền điện, tiền thuế. Nay, đã vào nhưng cũng chưa dám lấy hàng mới về nhiều, vì cả ngày có khi không có khách vào hỏi mua. Do lớn tuổi và cũng quen nghề rồi nên nhiều tiểu thương không ra bán thì không biết làm gì, đành "cố đấm ăn xôi". Chúng tôi mong Nhà nước hỗ trợ thuế, phí, được phần nào hay phần đó để tiểu thương vượt qua giai đoạn khó khăn này", bà Nga nói.

Trong khi đó, theo chị Ngô Thị Lan - hộ kinh doanh vải tại chợ Ga Vinh, cho biết, phần lớn khách mua vải với số lượng lớn là khách huyện. Do lượng khách quá ít nên sức mua giảm đến 70% so với lúc ổn định.

"Doanh thu mỗi ngày chỉ đủ để trả thuế, phí và tiền nhân công, thậm chí có lúc lỗ", chị Lan cho biết.

Nghệ An: Chợ truyền thống ế ẩm, xuống cấp
Hình ảnh nhếch nhác, sập sệ tạị chợ Bến Thuỷ (TP. Vinh)

Bà Nguyễn Thị Hà, kinh doanh thịt lợn ở chợ Hưng Dũng (TP. Vinh) tâm sự, đã gần 10 năm, chưa năm nào bà thấy tình trạng ế ẩm kéo dài như năm nay. “Kể cả dịp Tết vừa qua sức mua cũng giảm mạnh, chỉ bằng 60-70% so với các Tết trước. Ra Tết cho đến nay, sức mua giảm sút hoàn toàn, nếu như trước kia, mỗi ngày bán 1,5-2 tạ thịt trong buổi sáng thì nay, cao lắm cũng được 50-70 kg mà phải ngồi bán cả ngày. Riêng từ đầu tháng 3 đến nay thì còn ế hơn khi các nhà hàng, quán nhậu cũng rơi vào cảnh ế ẩm nên nhiều mối đặt hàng thịt lợn cắt bỏ”, bà Hà cho biết.

Chỉ sang quầy bên cạnh đang treo biển "sang quầy", bà Hà cho hay, quầy này trước là của cháu bà nhưng vì không bán được hàng nên đã sang sạp đổi việc. "Từ khi có dịch làm ăn khó nên nhiều tiểu thương đành phải tìm cách khác kiếm kế sinh nhai", bà Hà cho biết.

Khó khăn chung

Ông Nguyễn Hữu Đắc - Trưởng Ban quản lý chợ Vinh cho biết, cả khu vực chợ Vinh có trên 3.000 ki ốt. Từ thời điểm sau dịch đến nay, các tiểu thương bỏ chợ, sang nhượng quầy ốt rất nhiều. Cụ thể, ở khu đình chính với hơn 1.000 ki ốt nhưng đến nay đã giảm đến 10-15%; còn khu đình Tây cũng trên 900 ki ốt bán chủ yếu các mặt hàng như: gạo, thịt, mắm, muối… nay tiểu thương cũng bỏ chợ đến 70-80%.

Nghệ An: Chợ truyền thống ế ẩm, xuống cấp
Dãy dài các ki ốt ở các chợ truyền thống đóng cửa im lìm

"Chúng tôi mong cơ quan chức năng sớm có biện pháp tháo gỡ các khó khăn hiện nay. Các chính sách hỗ trợ cho các tiểu thương thì chỉ có vào đợt dịch và theo chủ trương chung của chính quyền, còn chợ chỉ quản lý và thực hiện công tác thu hộ chi hộ là chính", ông Đắc nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương - bà Trần Thị Mỹ Hà - Trưởng phòng Quản lý thương mại Sở Công Thương Nghệ An - cho hay: "Chợ truyền thống vắng chủ yếu do khách hàng mua qua kênh online và khó khăn chung về kinh tế, nên người dân càng thắt chặt chi tiêu. Sở Công Thương đã ghi nhận khó khăn của tiểu thương và đây cũng là khó khăn chung của nhiều chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Thời gian tới không chỉ chợ truyền thống mà cả ngành hàng bán lẻ cũng rơi vào khó khăn chung… ", bà Hà thông tin.

Chợ truyền thống cần thay đổi

Ban quản lý các chợ truyền thống ở Nghệ An khác cũng xác nhận, hoạt động tại các chợ kém hiệu quả do hạ tầng xuống cấp, đồng thời tiểu thương phải cạnh tranh với kênh thương mại hiện đại, buôn bán hàng rong bủa vây chợ...

Ông Nguyễn Hữu Đắc - Trưởng ban quản lý chợ Vinh cho biết, nguyên nhân khiến tiểu thương bỏ sạp là do dịch bệnh nhưng cũng còn do tiểu thương không bắt kịp xu hướng mua hàng qua mạng. Ngoài ra, tiểu thương còn khó có thể cạnh tranh được với những hàng rong ven đường, ven chợ và các siêu thị lớn bởi thiếu sự tiện lợi và cạnh tranh về giá.

Theo ông Đắc, dịch Covid-19 khiến các hộ chuyển hướng kinh doanh tại nhà, hay hàng rong… rất nhiều, những hàng rong này có địa điểm thuận tiện cho việc mua bán. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị ngày càng nhiều cùng sự hiện đại hóa, thuận tiện cũng hút khách từ chợ truyền thống.

"Trước kia chỉ có một vài chuỗi siêu thị thì nay có hàng chục chuỗi và cửa hàng bán lẻ. Siêu thị ngày càng mở rộng, hiện đại, đa dạng hàng hóa, thuận tiện, chi phí rõ ràng, cơ sở vật chất tốt, phục vụ tận tình nên hút khách hơn. Trong khi đó, vào chợ rất bất tiện vì phải gửi xe, nóng nực, phải trả giá mệt mỏi…", ông Đắc phân tích.

Theo ông Đắc, chợ truyền thống hiện tại chưa có sự đột phá, nhiều khu bán hàng xập xệ nhếch nhác, thậm chí còn gắn liền với một số hình ảnh xấu như chặt chém, móc túi.

"Để có thể phục hồi và phát triển lâu dài, để tiểu thương quay trở lại, ngoài những gói hỗ trợ của Nhà nước, cần tổ chức những khóa đào tạo về pháp luật, đặc biệt về công nghệ cho tiểu thương. Bởi với người trẻ thì điều này rất dễ nhưng tiểu thương trong chợ phần đông là những người đã có tuổi, rất ngại thay đổi", ông Đắc chia sẻ.

Cùng quan điểm - bà Trần Thị Mỹ Hà cho biết, buôn bán trong chợ sẽ phải chịu rất nhiều loại thuế phí như thuế sạp, thuế vệ sinh, điện nước, mặt bằng... dịch Covid-19 như một chất xúc tác thổi bùng một văn hóa mới trong mua sắm. Do vậy cần phải hiện đại hóa chợ truyền thống, nếu không sẽ rất khó để phục hồi, phát triển.

"Cần chuyển đổi công năng, phải chuyên nghiệp hóa chợ truyền thống, từ chỗ gửi xe tới chỗ đi vào chợ. Cần cải tiến giống như các siêu thị, làm sao chợ cũng mát mẻ, tiện lợi, bán hàng văn minh...", bà Hà đề nghị.

Theo Sở Công Thương Nghệ An, hiện địa phương này có 405 chợ truyền thống. Các chợ được hình thành từ rất lâu, cùng với quá trình hình thành khu dân cư. Đến nay, phần lớn chợ truyền thống ở thành phố đã xuống cấp, các tiện ích công cộng vừa thiếu thốn vừa lạc hậu, thiếu hệ thống xử lý nước thải, thiếu kho bảo quản hàng hóa, diện tích điểm kinh doanh chưa đạt chuẩn.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Ngày 9/5, tại hội trường Công an tỉnh Hưng Yên, Hội nghị thống nhất việc sắp xếp, hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Công an tỉnh Thái Bình đã diễn ra.
Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Cập nhật lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang từ ngày 11/5 đến 13/5/2025, theo thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang
Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên chủ động bảo đảm điện mùa nắng nóng 2025 với nhiều giải pháp: Đầu tư hạ tầng, tiết kiệm điện, điều chỉnh phụ tải, phát triển điện mặt trời.
Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong cả nước sẽ nghiên cứu khảo sát đầu tư vào công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với tổng vốn hàng chục nghìn tỷ đồng.
Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Hơn 3.000 người tham gia tổng duyệt hợp luyện duyệt đội , diễu hành sáng 10/5 tại trung tâm thành phố, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của riêng tỉnh Quảng Nam, mà cần các địa phương phối hợp.
Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Vĩnh Phúc thu ngân sách đạt 11.645 tỷ đồng sau 4 tháng, tăng trưởng tích cực nhờ sản xuất phục hồi, doanh nghiệp bứt phá và quyết sách điều hành hiệu quả.
Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng do Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh làm tổ trưởng.
Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Giá sầu riêng chỉ bằng nửa giá so với cùng kỳ, xuất khẩu chững lại, khiến nhiều nhà vườn miền Tây đối mặt nguy cơ lỗ vốn, thất thu mùa vụ năm nay.
Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Một cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét tại tỉnh Thanh Hóa, người dân, doanh nghiệp lao đao, chính quyền căng não tìm giải pháp.
Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số”, kết nối 13 điểm cầu cấp huyện, xã.
TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh sẽ đầu tư 14 khu công nghiệp mới 3.833 ha, chia làm 3 giai đoạn từ nay đến năm 2033, nhằm mở rộng không gian sản xuất gắn với tăng trưởng xanh.
70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Ngày 9/5, TP. Hải Phòng tổ chức hội thảo “70 năm xây dựng và phát triển Hải Phòng - Thành tựu và khát vọng vươn mình”, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng.
Đà Nẵng

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Sở Khoa học và Công nghệ Đà Nẵng và Tập đoàn Vingroup hợp tác thúc đẩy chuyển đổi xanh trong khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Sáng 9/5, tại Quảng trường Nhà hát TP. Hải Phòng và các tuyến đường dải trung tâm thành phố, diễn ra chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng lần 3.
Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Sáng 9/5, tỉnh Quảng Bình đã phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, thúc đẩy chính quyền điện tử, đô thị thông minh và hạ tầng số.
Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Sáng 9/5, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức hội thảo 'Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng'.
Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Doanh nghiệp Đắk Nông nỗ lực đa dạng hoá thị trường xuất khẩu

Trong bối cảnh thị trường xuất khẩu toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, các doanh nghiệp tại Đắk Nông đang nỗ lực tìm kiếm hướng đi mới.
Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Thái Bình: Bắt giữ 671 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

4 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tỉnh Thái Bình đã phát hiện, bắt giữ 671 vụ với 756 đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Thanh Hóa:

Thanh Hóa: 'Tái sinh' Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng

Sau nhiều năm bị bỏ hoang, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra phương án để “tái sinh” Trung tâm Hội nghị Hàm Rồng tại phường Hàm Rồng, TP. Thanh Hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục phục hồi vững chắc, đặc biệt lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ, xuất khẩu và đầu tư.
Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nhưng trong lòng không gian di sản ấy, diêm dân vẫn vật lộn mưu sinh giữ nghề.
Thanh Hóa phát động phong trào

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” với gần 52 nghìn cán bộ, đảng viên, người dân tham dự tại 1.018 điểm cầu trực tuyến.
Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hải Phòng - "Thành phố Anh hùng", những ngày này Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP. Hải Phòng tự hào hướng về mốc son lịch sử kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng.
Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản yêu các ngành chức năng tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc, sữa giả...
Mobile VerionPhiên bản di động