Hàng loạt tiểu thương chợ truyền thống Nghệ An đóng ki ốt, vì sao?

Sau hơn nửa năm mở cửa trở lại bình thường, nhưng tình trạng buôn bán tại nhiều chợ truyền thống ở TP. Vinh (Nghệ An) như chợ Vinh, chợ Ga, chợ Quán Lau... vẫn ế ẩm. Hàng loạt tiểu thương tiếp tục treo biển sang nhượng, cho thuê lại ki ốt.

Tiểu thương bỏ ki ốt

Theo bà Thanh - chủ ki ốt bán giày dép, túi xách ở chợ Vinh: "Có ngày chẳng bán được cái nào, hôm nào may thì lãi được 200.000 - 300.000 đồng". Trưởng Ban quản lý chợ Vinh - ông Nguyễn Hữu Đắc cho biết: "Số đăng ký kinh doanh của Ban quản lý vẫn 3.000 ki ốt, nhưng hoạt động chỉ được khoảng 60-70% quy mô chợ...".

Hàng loạt tiểu thương chợ truyền thống Nghệ An đóng ki ốt, vì sao?
Từ khi đi vào hoạt động đến nay, chợ Vinh không được như kỳ vọng. Tình trạng nhếch nhác, lãng phí đã và đang diễn ra tại trung tâm thương mại lớn nhất tỉnh Nghệ An

Chị Nguyễn Thị Hoa - tiểu thương bán quần áo tại chợ Vinh cho biết, sau cả năm nghỉ vì dịch bệnh, gần đây mới mở bán trở lại nhưng với tình hình bán buôn ế ẩm, có khả năng chị phải nghỉ tiếp.

Theo chị Hoa, mặt hàng quần áo chủ yếu bán sỉ cho khách ở tỉnh nhưng hiện tại sức mua chỉ bằng 1/10 lúc ổn định trước dịch, nhiều tiểu thương chỉ bán nửa ngày là đóng sạp. "Quan trọng nhất, dù là chợ sỉ hay chợ lẻ, phải có người vào ra mua bán. Đằng này mở chợ mà không có người vào mua thì mãi lực khó tăng lắm. Trừ các khoản thuế, phí thuê quầy ốt, tiền nhân công tổng cộng mỗi tháng tiêu tốn cố định cả chục triệu đồng, nhưng với tình hình mua bán hiện nay thì kinh doanh cầm chắc là lỗ", chị Hoa nhẩm tính.

Cũng như chị Hoa, bà Thanh - tiểu thương tại đây cho biết, số lượng quầy hoạt động giảm rất nhiều. Một số quầy hàng cũng quen bán online từ đợt dịch nên cũng chẳng buồn ra chợ.

Chợ truyền thống lớn, chuyên hàng sỉ như chợ Vinh khá nhiều ki ốt đóng cửa, treo bảng thông báo sang ki ốt. Bà Mai, kinh doanh hàng áo quần tại chợ Vinh thở dài cho biết, nếu như trong trời điểm trước và sau tết chợ bán khá tốt thì nay đã giảm mạnh hơn 50%. Nhiều quầy sạp trong chợ sang ki ốt luôn, bán online tại nhà”, bà Mai nói.

Hàng loạt tiểu thương chợ truyền thống Nghệ An đóng ki ốt, vì sao?
Nhiều ki ốt bán quần áo ngồi từ sáng tới chiều chỉ để tán gẫu

Chị Nguyễn Thị Nga - tiểu thương kinh doanh vải tại chợ Ga cho biết: “Doanh thu chưa được 50% so với thời gian trước khi dịch Covid-19 bùng phát. Người đến chợ mua hàng nay giảm mạnh. Thói quen mua bên lề đường, mua nhanh trong cửa hàng, mua giao tận nhà đã được hình thành, nên nhiều người thấy không cần thiết đi vào chợ. Thế nên, trước và sau Tết chợ có vẻ đông vui, nhưng nay lại ế ẩm", chị Nga cho biết.

Thói quen mua sắm tại chợ truyền thống thực tế có thay đổi từ sau dịch. Đó là người mua qua mạng nhiều hơn, người tiêu dùng bấm điện thoại để mua hàng tăng mạnh. Thế nhưng, cốt lõi của văn hóa chợ truyền thống vẫn là phải mua bán trực tiếp. Người mua về dùng hay người mua về bán lại đều phải được sờ thấy, nắm lấy, cảm nhận chất vải, đo lên người thấy ưng ý mới quyết định mua, khác rất nhiều so với cách mua sắm trên mạng.

Chợ truyền thống cần thay đổi

Ông Nguyễn Hữu Đắc - Trưởng Ban quản lý chợ Vinh cho biết, nguyên nhân khiến tiểu thương bỏ ki ốt là do dịch bệnh nhưng cũng còn do tiểu thương không bắt kịp xu hướng mua hàng qua mạng. Ngoài ra, tiểu thương còn khó có thể cạnh tranh được với những hàng rong ven đường, ven chợ và các siêu thị lớn bởi thiếu sự tiện lợi và cạnh tranh về giá.

Tương tự, ông Lê Vĩnh Hùng - Trưởng Ban quản lý chợ Ga Vinh cho hay, dù chợ đã mở lại bình thường nhưng có rất nhiều hộ kinh doanh chủ yếu là quần áo, mỹ phẩm, giày dép... nghỉ chợ kinh doanh tại nhà. Bên cạnh đó, hệ thống siêu thị ngày càng nhiều cùng sự hiện đại hóa, thuận tiện cũng hút khách từ chợ truyền thống rất nhiều. Đến nay phải có đến 45% hộ kinh doanh bỏ chợ.

Hàng loạt tiểu thương chợ truyền thống Nghệ An đóng ki ốt, vì sao?
Nguyên tầng 3 các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư xây dựng trung tâm thương mại tại chợ Vinh nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại bỏ không

"Trước kia chỉ có một vài chuỗi siêu thị thì nay có hàng chục chuỗi và cửa hàng bán lẻ. Siêu thị ngày càng mở rộng, hiện đại, đa dạng hàng hóa, thuận tiện, chi phí rõ ràng, cơ sở vật chất tốt, phục vụ tận tình nên hút khách hơn. Trong khi đó, vào chợ rất bất tiện vì phải gửi xe, thái độ phục vụ khách không được hòa nhã, nóng bức, phải trả giá mệt mỏi", ông Hùng phân tích.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, chợ truyền thống hiện tại chưa có sự đột phá, không đủ sức hút, thậm chí còn gắn liền với một số hình ảnh xấu như chặt chém, móc túi. Cần phải hiện đại hóa chợ truyền thống, nếu không sẽ rất khó để phục hồi, phát triển. Để có thể phục hồi và phát triển lâu dài, để tiểu thương quay trở lại, ngoài những gói hỗ trợ của Nhà nước, cần tổ chức những khóa đào tạo về pháp luật, đặc biệt về công nghệ cho tiểu thương. Bởi với người trẻ thì điều này rất dễ nhưng tiểu thương trong chợ phần đông là những người đã có tuổi.

Cùng với đó, phải chuyên nghiệp hóa chợ truyền thống, từ chỗ gửi xe tới chỗ đi vào chợ. Cần cải tiến giống như các siêu thị, làm sao chợ cũng mát mẻ, tiện lợi, bán hàng văn minh...

Trao đổi với báo Công Thương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An - ông Cao Minh Tú cho biết, sau đợt dịch Covid-19, phương thức mua sắm online dần phổ biến, thu nhập của người dân giảm, kéo theo sự bùng nổ mạnh mẽ của các chuỗi bán lẻ hiện đại… là những lý do chính khiến chợ truyền thống rơi vào cảnh vắng khách.

"Đối với chính sách hỗ trợ, đến nay chưa có thêm các chính sách hỗ trợ cho tiểu thương. Sở Công Thương đã ghi nhận những khó khăn của tiểu thương và sẽ xem xét có thêm kiến nghị tháo gỡ", ông Cao Minh Tú cho biết.

Lãng phí hàng nghìn m2 ở khu chợ lớn nhất Nghệ An

Nằm ở trung tâm TP. Vinh - chợ Vinh được xây mới từ năm 2005 và đưa vào sử dụng sau đó 3 năm. Đây là khu chợ lớn nhất tỉnh Nghệ An được thiết kế 3 tầng nổi, một tầng hầm. Tổng diện tích sàn 4 tầng là 33.000 m2. Tuy nhiên, nguyên tầng 3 của khu chợ này với mặt sàn hơn 1.000 m2 như bị lãng quên.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Đắc - Trưởng Ban quản lý chợ Vinh cho hay, cơ quan chức năng và Ban quản lý chợ đã nhiều lần công khai quy hoạch, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đăng ký kinh doanh tại tầng 3 nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Việc bỏ trống nhiều năm khiến cơ sở vật chất ở tầng này xuống cấp, gây lãng phí.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

TP. Hải Phòng sẽ có cơ chế đột phá thu hút các doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế, đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Thái Bình đặt mục tiêu đến năm 2030, 95% người dân trưởng thành được truyền thông về tác hại của rượu bia và các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia.
Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Tại tỉnh Lào Cai diễn ra hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030.
Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công...

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Tỉnh Quảng Ninh với nguồn lực đầu tư được tạo ra từ phương thức huy động và các biện pháp quản lý mới, hiệu quả, nhờ đó thu được nhiều kết quả tích cực.
Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Thu ngân sách năm 2024 của tỉnh Thanh Hóa ước đạt 54.341 tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước.
Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng-Australia nhằm thúc đẩy kết nối, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp Đà Nẵng và đối tác, chuyên gia quốc tế.
Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản khẩn yêu cầu các cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024
Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

UBND TP. Hải Phòng khai trương dự án chính quyền số hướng tới mục tiêu hình thành chính quyền số minh bạch, hiệu quả và tiện ích.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Doanh nghiệp Quảng Ninh tích cực chuẩn bị các sản phẩm OCOP đa dạng, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp Tết Nguyên đán 2025.
Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) sẽ dành 4,9 tỷ đồng từ Quỹ phúc lợi để xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Sáng nay (21/11), Sở Thông tin và Truyền thông Lai Châu tổ chức Hội nghị tập huấn lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Văn bản số 6708 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn theo kế hoạch, TP. Hải Phòng thực hiện điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Sau 10 năm khoác 'tấm áo' mới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành động lực phát triển kinh tế của Ninh Bình.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động