Nghệ An: Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Chi phí logistics đắt đỏ khiến giá thành xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp luôn cao hơn so với các nước khác, điều này hiện là rào cản làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất trong nước khi tham gia xuất khẩu.

Chi phí logistics luôn là ‘điểm nghẽn’

Có thể thấy, chi phí logistics ở Nghệ An vẫn đang là một ‘điểm nghẽn’, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) nói riêng và nền kinh tế ở địa phương nói chung. Bởi ngành logistics có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng và dịch vụ thương mại, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.

Nghệ An: Chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Chi phí logistics đắt đỏ vẫn đang là một “điểm nghẽn” làm giảm sức cạnh tranh của DN

Chia sẻ về vấn đề này, ông Thái Đại Phong, Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong - KCN Nghi Phú, TP. Vinh (Nghệ An, chuyên xuất khẩu các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu - cho biết: Hiện công ty đang làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ mây tre đan, xuất khẩu trực tiếp sang 34 quốc gia, chủ yếu là châu Âu. Nhưng chi phí vận chuyển luôn là rào cản của các DN địa phương, ông Phong cho biết, “Nghệ An tuy có cảng Cửa Lò nhưng tất cả hàng hoá của công ty phải vận chuyển bằng đường bộ ra cảng Hải Phòng để xuất qua châu Âu, vì ở Hải Phòng mới có tàu chuyển container ra tàu lớn. Nếu một chuyến hàng của công ty qua cảng Cửa Lò ra Hải Phòng mất 3 ngày và chi phí bốc dỡ 2 lần, còn nếu vận chuyển bằng đường bộ ra cảng Hải Phòng chỉ mất chưa tới 1 ngày, đỡ mất thời gian và mất thêm chi phí…. Thêm một điều nữa, lượng container ở cảng Cửa Lò không đủ để cung cấp cho các DN, lượng hàng xuất khẩu ở Nghệ An không đủ cho một chuyến tàu mẹ khi ra cảng Hải Phòng…".

Cũng tại Hội nghị tổng kết hoạt động xuất, nhập khẩu do Sở Công Thương Nghệ An tổ chức vào đầu năm 2021, ông Mai Đình Quý – Trưởng phòng Xuất nhập nhẩu, Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam - cho biết, công ty gặp khó khăn trong hoạt động vận tải, tìm kiếm dịch vụ loigistics. Ở Nghệ An, chi phí thường cao hơn so với các đơn vị vận tải và logistics quốc tế. Công ty thường phải thuê xe tải để vận chuyển hàng từ Nghệ An ra Hà Nội. Nếu thuê đơn vị vận tải ở Hà Nội thì chi phí tầm khoảng 3 triệu đồng đã bao gồm tất cả thuế phí, tuy nhiên khi hỏi ở Nghệ An thì chi phí này từ 4-5 triệu đồng cho 1 chuyến xe. Cùng 1 phương tiện và phương thức vận tải, chi phí ở Nghệ An cao hơn 50-70% chi phí thuê ở Hà Nội.

Các chi phí logistics gồm lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… chiếm tỷ lệ khá lớn nên giá thành bị đẩy lên cao khiến giảm sức hút đầu tư và cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Điều này đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước so với các nước trong khu vực dù Việt Nam được cho là quốc gia có chi phí nhân công thấp. Đặc biệt, chi phí logistics cao không chỉ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của hàng hóa, mà còn trở thành vật cản đối với DN khi thâm nhập thị trường mới.

Cần tập trung hơn cho chính sách và hạ tầng

Mặc dù đánh giá logistics của Nghệ An đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong việc phát triển dịch vụ logistics trong kết nối giữa các loại hình dịch vụ vận tải... Nguyên nhân chủ yếu vẫn do nguồn vốn bố trí cho đầu tư hạ tầng giao thông hạn chế, quy mô nhỏ, chưa được đầu tư nâng cấp kịp thời. Bên cạnh đó, các DN cung cấp dịch vụ logistics chưa nhiều, mối liên kết giữa các DN xuất, nhập khẩu và DN dịch vụ logsitcis chưa chặt chẽ, chủ yếu là các DN vừa và nhỏ, thiếu vốn, năng lực quản lý hạn chế, chưa được đào tạo bài bản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Nghệ An: Chi phí logistics quá cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Chi phí logistics luôn được xem là một trong những gánh nặng của doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Khánh - Giám đốc Công ty CP vận tải Việt - Nhật tại Nghệ An, thời gian qua, tàu cá của ngư dân thường xuyên chiếm dụng cầu cảng Cửa Lò làm nơi neo đậu, gây cản trở đến việc khai thác cầu bến, an toàn hàng hải và an ninh trật tự trên bến cảng. Vùng nước trước bến thường xuyên bị bồi lắng gây tốn kém chi phí duy tu bảo dưỡng hàng năm. Luồng tàu ra vào cảng Cửa Lò sau thời gian nâng cấp xuống (-7,2m) nhưng hiện nay đã bị bồi lắng chỉ còn -5,7m, hạn chế các tàu có trọng tải từ 10.000 DWT đến 25.000 DWT giảm tải ra vào… Ông Khánh cũng cho rằng, có hai vấn đề cần quan tâm để phát triển dịch vụ logistics đó là chính sách và hạ tầng.

Nói về cơ hội và thách thức trong việc đầu tư, phát triển của ngành logistics hiện nay, ông Nguyễn Khắc Trường - Giám đốc Công ty Toàn Cầu chi nhánh nghệ An - cho biết, gần 10 năm kinh doanh dịch vụ logistics, công ty vẫn chưa thể thực hiện được các đơn hàng quốc tế qua cảng Cửa Lò. Kế hoạch mở rộng kho bãi, đầu tư hệ thống vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn, DN không phát triển được dịch vụ theo chuỗi cung ứng để đáp ứng theo yêu cầu DN xuất nhập khẩu. cảng hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu tập kết các mặt hàng. Công ty hiện đang đầu tư thêm 36.000m2 nhưng cũng chưa giải phóng được mặt bằng. Nên tất cả hàng hoá thông qua cảng, tàu ra vào một tuần 3 tàu, tàu từ 400- 600 TEU đang bức xúc vì bến bãi, không có để tập kết hàng hoá.

Các DN hoạt động logistics Nghệ An chủ yếu là DN vừa và nhỏ do đó việc tiếp cận vốn còn hạn chế, công nghệ khó lựa chọn do còn hạn chế về nguồn lực. "Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần hoàn thiện cơ chế phát triển logistics, hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm cả hình thành các DN dịch vụ logistics đầu tàu, ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động logistics, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics... Đồng thời, cần tập trung thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không… tạo thuận lợi hơn nữa cho dịch vụ logistics phát triển, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế địa phương…", ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Sáng 27/12, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động