Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động

Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động, Ngày thành lập Nha Thương vụ và Nha Kinh tế Tín dụng trực thuộc Bộ Kinh tế Quốc gia.
Ngày này năm xưa 4/10: Khởi công xây dựng Nhà máy LPG Dinh Cố, ngày Phòng cháy chữa cháy Ngày này năm xưa 5/10: Tổ máy đầu tiên của Nhà máy thủy điện Thác Bà chính thức phát điện

Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc - đứa con đầu lòng của ngành kim loại màu Việt Nam đi vào hoạt động. Cùng thời điểm cũng diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của ngành Công Thương cũng như các sự kiện trong nước và quốc tế khác.

Sự kiện trong nước

Ngày 6/10/1975: Thành lập Ban Biên giới của Hội đồng Chính phủ nay là Uỷ ban Biên giới Quốc gia, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia.

Ngày 6/10/1292: Ngày sinh nhà giáo, nhà thơ Chu Văn An. Ông đỗ Thái học sinh. Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An làm việc ở Quốc Tử Giám, phụ trách việc giảng kinh cho Thái tử và biên soạn sách. Đời Trần Dụ Tông, Chu Văn An đang làm quan tại triều đình, thấy chính sự bại hoại, ông đã viết Thất trảm sớ xin chém đầu 7 gian thần. Vua không nghe, ông bèn từ quan, về ở ẩn tại huyện Chí Linh (Hải Dương). Từ đó ông chỉ làm thơ văn và dạy học. Sau khi mất, ông được đưa vào thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Chu Văn An, Hàn Thuyên, và Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ Nôm để sáng tác văn học.

Ngày 6/10/1907: Ngày sinh Thế Lữ, người sớm có mặt trong Tự lực văn đoàn và nổi tiếng với bài thơ Nhớ rừng. Ông cũng là một trong những người mở đầu phong trào Thơ mới 1930-1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phụ trách Đoàn kịch Chiến Thắng của quân đội. Trên cả hai lĩnh vực thơ và kịch, Thế Lữ đều có những đóng góp mang tính chất mở đầu. Ông được Nhà nước phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.

Ngày 6/10/1955: Ngày mất của ông Trần Đăng Ninh - nhà hoạt động cách mạng và quân sự, chủ nhiệm đầu tiên của Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần) Quân đội nhân dân Việt Nam (1950-1955). Sau khi ông qua đời, Nhà nước đã truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông để ghi nhận những đóng góp của ông trong cuộc kháng chiến chống Pháp và trong việc củng cố chính quyền dân chủ nhân dân.

Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động
Ngày 6/10/1984, Hội đồng Nhà nước tặng thưởng lực lượng vũ trang Thủ đô Huân chương Hồ Chí Minh

Ngày 6/10/1984: Hội đồng Nhà nước tặng thưởng Thủ đô Hà Nội Huân chương Sao Vàng, tặng thưởng lực lượng vũ trang Thủ đô Huân chương Hồ Chí Minh, tặng thưởng lực lượng công an nhân dân Thủ đô Huân chương Hồ Chí Minh vì những đóng góp của nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sự kiện ngành Công Thương

Ngày 6/10/1956: Mỏ thiếc Tĩnh Túc do Liên Xô viện trợ đã khánh thành và đi vào hoạt động. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, tháng 10/1955, Mỏ thiếc Tĩnh Túc (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) được thành lập và tiến hành tổ chức, xây dựng đội ngũ công nhân, cải tạo lại các cơ sở, hầm mỏ sản xuất… Đúng một năm sau, Xí nghiệp sản xuất Mỏ thiếc Tĩnh Túc được khánh thành và đi vào hoạt động. Mỏ thiếc Tĩnh Túc chính là “đứa con đầu lòng” và đặt nền móng cho ngành khai khoáng kim loại màu Việt Nam. Công trình khi đó có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, góp phần thắt chặt tinh thần hữu nghị Việt - Xô.

Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động
Ngày 6/10/1956, Mỏ thiếc Tĩnh Túc do Liên Xô viện trợ đã khánh thành và đi vào hoạt động

Ngày 15/9/1958, Mỏ thiếc Tĩnh Túc vinh dự được Bác Hồ về thăm và động viên. Theo nguyện vọng của toàn thể cán bộ công nhân viên, ngày 20/8/2008, Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có Quyết định số 1940/QĐ-HĐQT, lấy ngày 15/9 hằng năm làm ngày truyền thống ngành Khoáng sản; đồng thời Hội đồng quản trị (nay là Hội đồng thành viên) Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin có Nghị quyết số 1416/NQ-HĐQT, ngày 10/9/2008 lấy ngày 15/9 hằng năm là ngày truyền thống của đơn vị.

Tháng 7/2006, Bộ Công nghiệp ký quyết định cổ phần hóa, thành lập Công ty CP Khoáng sản và luyện kim Cao Bằng, thuộc Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin. Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập, công ty đã khánh thành quần thể công trình khu “Lịch sử - Truyền thống - Văn hóa” gồm tượng đài Bác Hồ và bức phù điêu Người về thăm Mỏ thiếc Tĩnh Túc, để gìn giữ và phát huy truyền thống các thế hệ đi trước. Làm theo lời Bác, phát huy tinh thần công nhân cách mạng, trải qua những thăng trầm với nhiều khó khăn và thách thức, hàng nghìn tấn sản phẩm đã được những người thợ mỏ nơi đây làm ra, góp sức vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước.

Đã thành thông lệ, vào dịp đầu năm, Tổng công ty Khoáng sản - Vinacomin đều chọn Mỏ thiếc Tĩnh Túc để phát động thi đua và báo công dâng Bác. Đây là hoạt động hết sức ý nghĩa, như một hành trình về nguồn đối với toàn ngành Khoáng sản.

Ngày 6/10/1945: Thành lập Nha Thương vụ và Nha Kinh tế Tín dụng trực thuộc Bộ Kinh tế Quốc gia. Thời điểm đó Bộ Kinh tế Quốc gia do ông Nguyễn Mạnh Hà làm Bộ trưởng.

Ngày 6/10/1969: Thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) ra đời khi đất nước vẫn còn bị chia cắt, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành điện nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Từ những ngày đầu với qui mô rất nhỏ, công ty đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một tổng công ty hàng đầu của ngành Điện lực Việt Nam.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển của Tổng công ty Điện lực miền Bắc gắn với hình ảnh người thợ điện anh dũng, kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, thông minh, bản lĩnh, không ngừng đổi mới sáng tạo trong xây dựng và hiện đại hóa lưới điện, nâng tầm dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu về điện phục vụ hàng triệu, chục triệu khách hàng từ nông thôn, miền núi, đồng bằng đến hải đảo, tiền tuyến xa xôi.

Sự kiện quốc tế

Ngày 6/10/1977: Mẫu thử nghiệm của dòng máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ tư Mikoyan MiG-29 của Liên Xô/Nga tiến hành chuyến bay đầu tiên.

Ngày 6/10/1995: Hai nhà thiên văn người Thụy Sĩ Michel Mayor và Didier Queloz công bố đã phát hiện hành tinh giống Sao Mộc được đặt tên là 51 Pegasi b - hành tinh đầu tiên ngoài hệ mặt trời được chứng minh là có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao cùng loại với mặt trời. Với phát hiện này, họ đã giành giải Nobel Vật lý năm 2019.

Ngày 6/10/2007: Nhà thám hiểm người Anh Jason Lewis kết thúc hành trình vòng quanh thế giới dài 13 năm sau khi quay lại điểm xuất phát ở Greenwich (Anh). Điều đáng nói là Lewis không sử dụng bất cứ phương tiện giao thông hiện đại nào mà chỉ sử dụng sức người trong suốt hành trình như: đạp xe, chèo thuyền, đi bộ.

Sự kiện, kỷ niệm về Bác H

Ngày 6/10/1959: Chủ tịch Hồ Chí Minh đón Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan do Chủ tịch A. Davátxki dẫn đầu sang thăm hữu nghị nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày này năm xưa 6/10: Mỏ thiếc Tĩnh Túc đi vào hoạt động
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc về Chiến dịch biên giới năm 1950

Đọc diễn văn chào mừng Đoàn, Người thay mặt nhân dân Việt Nam bày tỏ những tình cảm sâu sắc đối với nhân dân Ba Lan anh dũng đã đấu tranh oanh liệt chống bọn phát xít Hítle, đã vượt mọi khó khăn gian khổ xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội và tin chắc rằng chuyến sang thăm Việt Nam của Đoàn sẽ thắt chặt hơn nữa tình nghĩa anh em giữa nhân dân hai nước, góp phần tăng cường tình đoàn kết nhất trí giữa các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.

Cùng ngày, Người mở tiệc chiêu đãi Đoàn đại biểu Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan. Trong diễn văn của Người đọc tại buổi chiêu đãi có đoạn: “Với tinh thần quốc tế cao cả, với tình thương yêu anh em, nhân dân Ba Lan cùng với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc và nhân dân các nước anh em khác, đã hết lòng giúp đỡ Việt Nam về mọi mặt. Nhân dịp này, một lần nữa, nhân dân Việt Nam tỏ lòng cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ vô tư ấy của Ba Lan. Với sự cố gắng của bản thân mình, cộng với sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Ba Lan và nhân dân các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam quyết vượt mọi khó khăn để xây dựng miền Bắc vững mạnh làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của mình”.

Cũng cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 40/SL, truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cho ông Hồ Văn Du (xã Tiến Bộ, quận 8, Hà Nội) có 5 con tòng quân, trong đó có 3 con là liệt sĩ.

Ngày 6/10/1950: Bác Hồ gửi điện tới các chiến sĩ Mặt trận Cao - Bắc - Lạng sau khi Đông Khê được giải phóng với lời cổ vũ: “Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch cho kỳ hết để giành lấy toàn thắng. Bác theo dõi cuộc chiến đấu anh dũng của các chú từng giờ. Bác sẽ có giải thưởng đặc biệt cho những bộ đội và chiến sĩ nào lập chiến công nhiều nhất”.

Báo Công Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động