Doanh nghiệp quan tâm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng yếu thế Sửa Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Kinh nghiệm của Úc và khuyến nghị cho Việt Nam |
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng, chất lượng, hình thức tiếp cận của các sản phẩm và dịch vụ tài chính tại Việt Nam đã giúp hoạt động kinh tế trong nước phát triển, đồng thời còn góp phần hỗ trợ người dân ổn định và nâng cao đời sống.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, giao dịch tài chính tại Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều vấn đề, trong đó, nổi bật là các vấn đề ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.
Theo thống kê sơ bộ, trên không gian mạng có hơn 200 ứng dụng cho vay trực tuyến thông qua website, qua các ứng dụng (app) trên điện thoại di động, trong số đó có nhiều app cho vay tiền không được cơ quan nhà nước quản lý, dẫn đến nhiều trường hợp người tiêu dùng bị “sập bẫy tín dụng đen”. Hành vi lừa đảo này cần được cảnh báo và nhắc nhở.
Vậy việc bảo vệ người tiêu dùng tài chính ở Việt Nam hiện nay ra sao? Giải pháp nào để quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng được bảo vệ, cũng như đảm bảo sự phát triển minh bạch và lành mạnh của thị trường tài chính? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong Chương trình Chính sách và Đối thoại của Báo Công Thương với chủ đề: “Bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Thực trạng và giải pháp”.
Tọa đàm có sự tham gia của:
- Ông Hồ Tùng Bách – Phó Trưởng phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương)
- Ông Vũ Văn Trung - Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam
- Ông Fabien Sanchez - Giám đốc Rủi ro, Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam
Tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ Congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội fanpage, Tik tok, Youtube Báo Công Thương.
Kính mời bạn đọc theo dõi chương trình!