Ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác hiệu quả các FTA

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 của nhiều tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt con số khả quan, ghi nhận 1 năm vượt khó thành công.
Khơi thông dòng vốn tín dụng thúc đẩy xuất khẩu cho Đồng bằng sông Cửu Long Ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ làm lúa có giàu được không?

Tăng trưởng trong khó khăn

Năm 2022, vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết bất lợi, giá thành sản xuất tăng đã ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người nuôi; chi phí logistics tăng… Tuy nhiên nhiều tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long vẫn ghi nhận giá trị kim ngạch thủy sản tăng trưởng so với năm 2021.

Là địa phương khai thác tốt lợi thế tiềm năng thủy sản, năm 2022 tỉnh Cà Mau ước tính sản lượng chế biến tôm đạt 200 ngàn tấn, vượt hơn 27% kế hoạch, tăng hơn 11 % so cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 1 tỷ USD, bằng 101% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ.

Với Sóc Trăng, năm 2022 địa phương này có tổng sản lượng thủy sản trên 357.000 tấn, tăng 11% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước trên 1 tỷ USD.

Tương tự, tỉnh Đồng Tháp mới đây cũng đưa ra thống kê về hoạt động của ngành thủy sản tỉnh này. Theo đó, tính đến cuối năm 2022, tổng giá trị sản xuất ngành thủy sản của Đồng Tháp đạt 12.831 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 985 triệu USD, trong đó cá tra là ngành hàng chủ lực, chiếm 64,1% tổng giá trị ngành thủy sản tỉnh và đạt 8.232 tỷ đồng.

Còn tại An Giang, theo Sở Công Thương, tính đến tháng 12/2022, xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt gần 400 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ.

Ngành thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long: Khai thác hiệu quả các FTA
Tôm là mặt hàng chủ lực của nhiều địa phương trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận định về những kết quả mà ngành thủy sản cả nước đạt được trong năm 2022 nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)- cho rằng: Kết quả trên có được là do ngành thủy sản đã kịp thời bắt kịp nhu cầu phục hồi mạnh mẽ tại hầu hết các thị trường và sử dụng nguồn nguyên liệu dữ trữ từ cuối năm để đẩy mạnh sản xuất- xuất khẩu thủy sản sang các thị trường, nhất là các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc với giá xuất khẩu trung bình tăng từ 15 - 60%.

Cũng theo ông Hòe, trong năm 2022 các doanh nghiệp thủy sản đã tận dụng tốt hiệu quả của những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UVKFTA… Trong đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động và chú trọng hơn đến việc đảm bảo quy tắc xuất xứ hàng hóa để được hưởng lợi từ việc cắt giảm thuế. “Việc các doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các FTA đã hỗ trợ mở rộng xuất khẩu của Việt Nam trên 6 thị trường chủ lực là Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, xuất khẩu sang các nước CPTPP tăng trưởng mạnh 30%”- ông Hòe cho biết.

Đồng quan điểm, theo ông Huỳnh Quốc Việt - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của tỉnh này tăng cao là do khai thác hiệu quả thị trường xuất khẩu ngay sau khi các nước dần kiểm soát được đại dịch Covid-19 và tận dụng lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do. Cụ thể hoạt động xuất khẩu của tỉnh vào các thị trường chính đều tăng cao so với cùng kỳ, trong đó thị trường EU tăng gần 41%, Australia tăng 85%, Canada tăng gần 23%, Hàn Quốc tăng 14%, Nhật tăng hơn 13%...

Đối diện nhiều thách thức trong năm 2023

Dù ghi nhận kết quả khả quan trong 2022 song các địa phương và doanh nghiệp cũng nhìn nhận rằng, xuất khẩu thủy sản trong năm 2023 có thể sẽ đối diện với nhiều thách thức.

Phân tích cụ thể, VASEP chỉ ra, ngành thủy sản sẽ đối mặt với một số thách thức từ thiếu nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận quỹ đất cho nuôi trồng thủy sản, điều kiện cơ sở hạ tầng nuôi cũng chưa được quan tâm phát triển đúng mức, chất lượng con giống,… Chi phí nhiên liệu cho khai thác, nguồn lợi thủy sản khai thác giảm và thẻ vàng IUU. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu thủy sản cho sản xuất và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới suy thoái, nhu cầu hàng hoá và thực phẩm nói chung, thủy sản nói riêng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng giảm về khối lượng và cả giá nhập khẩu so với năm 2022. Ngoài ra, lạm phát trong nước và các chi phí sản xuất và xăng dầu tiếp tục tăng sẽ làm tăng giá thành và giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam.

“Trong năm 2023, nhu cầu tiêu thụ của các thị trường sẽ chậm lại do khó khăn về tài chính sẽ khiến cho nhiều nhà nhập khẩu sẽ cân nhắc hơn trong việc ký kết các hợp động mới; khả năng hủy/hoãn nhận hàng đối với các đơn hàng đã ký sẽ tăng nhằm giảm các chi phí lưu kho và các chi phí hậu cần khác tăng. Chưa kể việc khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thu mua, dự trữ nguyên liệu và nguồn sản xuất cũng sẽ là thách thức cho cả doanh nghiệp- nông dân- ngư dân trong thời gian tới”- ông Hòe dự báo.

Đứng trước những thách thức này, các doanh nghiệp thủy sản trong vùng cho biết doanh nghiệp sẽ có nhiều giải pháp để ứng phó. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ chú trọng tái cơ cấu qua việc xem xét quản trị hàng tồn kho tốt hơn, tiết kiệm hơn, đầu tư tập trung không tràn lan. Song song đó là giải pháp đi vào chiều sâu, tập trung vào phát triển bền vững vùng nguyên liệu, sản xuất.

Mai Ca
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

XSMT 24/4, Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024,xổ số miền Trung ngày 24 tháng 4, trực tiếp XSMT 24/4

XSMT 24/4, Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024,xổ số miền Trung ngày 24 tháng 4, trực tiếp XSMT 24/4

XSMT 24/4, Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 24/4/2024, xổ số miền Trung ngày 24 tháng 4, KQXSMT 24/4. Xổ số hôm nay 24/4. XSMT t4.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Lo ngại nguồn cung từ Robusta, giá cà phê xuất khẩu tăng nhẹ

Giá cà phê xuất khẩu trung bình của Việt Nam đạt mức 3.288/USD tấn, tăng tới 47% so với mức 2.222 USD/tấn tại cùng kỳ năm trước.
Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Xây dựng thương hiệu: Nâng giá trị cà phê Việt

Bên cạnh những thành tích về kim ngạch xuất khẩu, xây dựng thương hiệu là cách để nâng cao vị thế hạt cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU

Hiện có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang EU. Việt Nam đang đề xuất điều chỉnh danh mục gạo thơm để xuất khẩu vào EU.
Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Chú trọng chất lượng, vị thế hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhờ đầu tư vào công nghệ, chú trọng chất lượng, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.
Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm sốc sau nhiều phiên tăng kỷ lục

Giá cà phê thế giới giảm mạnh sau nhiều phiên liên tiếp tăng rất mạnh, vượt qua mọi kỷ lục. Giá cà phê Robusta và Arabica quay đầu giảm ngay sau phiên 18/4.
VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

VASEP tiếp tục kiến nghị bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam nhập khẩu vào Hàn Quốc

Việc xem xét đề nghị Hàn Quốc gỡ bỏ cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với tôm đông lạnh Việt Nam theo VKFTA là rất cấp thiết.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Đắk Lắk: Doanh nghiệp yến sào lần đầu tiên tổ chức Lễ giỗ tổ ngành yến

Doanh nghiệp và các hộ nuôi, kinh doanh yến sào tại huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk lần đầu tiên tổ chức buổi Lễ giỗ tổ ngành yến.
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động