Ngành dệt may Việt Nam đang đi lên từ "đáy xấu nhất"

Ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hồi phục trong những tháng còn lại của năm 2023.
Dệt may Việt Nam ở đâu trên thị trường thế giới? Ngành dệt may Việt Nam: Thời điểm "vàng" cho phát triển bền vững

Những nỗ lực từ phía Nhà nước, bản thân doanh nghiệp, cùng nhu cầu gia tăng trong thời điểm các dịp lễ lớn diễn ra sẽ là giá đỡ giúp ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ USD này quay lại đường đua quốc tế.

Giá nguyên liệu đầu vào ổn định

Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), giá bông tự nhiên đang giao dịch trên Sở Giao dịch Liên lục địa New York (ICE-US) tính đến ngày 24/8/2023 ở mức 1.900 USD/tấn. Đây là mức giá ổn định kể từ đầu năm nay sau hai đợt giá leo đỉnh vào hồi tháng 5 và tháng 8/2022, chênh lệch với hiện tại lần lượt là 83% và 42%.

Ngành dệt may Việt Nam đang đi lên từ ‘đáy xấu nhất’
Diễn biến giá bông trên Sở giao dịch ICE

Sự ổn định của giá bông xuất phát từ cả hai phía cung và cầu của mặt hàng này. Nguồn cung bông trong niên vụ 2023/24 tại các quốc gia cung ứng hàng đầu được dự đoán sẽ duy trì ở mức tốt. Thậm chí, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo xuất khẩu bông tại Brazil, quốc gia cung ứng mặt hàng này lớn thứ 2 thế giới, đạt 11,25 triệu kiện, tăng gần gấp đôi so với mức 6,65 triệu kiện trong niên vụ 2022/23. Trong khi đó, nhu cầu bông chưa có tín hiệu đột phá. Đặc biệt, những áp lực từ diễn biến kinh tế ảm đạm tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu bông số 1 toàn cầu, khiến thị trường lo ngại nhu cầu về bông sẽ không hồi phục như kỳ vọng trước đó.

Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam nhận định: “Giá bông tự nhiên dự kiến sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định từ giờ cho đến hết năm 2023. Cán cân thương mại giữa xuất và nhập khẩu bông tự nhiên trong niên vụ 2023/24 dự đoán ở mức cân bằng giúp giá ít biến động. ”

Bông là nguyên liệu đầu vào chính của ngành công nghiệp dệt may. Tại Việt Nam, bông tự nhiên phục vụ cho hoạt động sản xuất ngành sợi và dệt may hầu hết đến từ hoạt động nhập khẩu. Do đó, việc giá bông ổn định ở mức thấp trong bối cảnh các nhân tố đầu vào khác không đổi sẽ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp dệt may nước ta giảm chi phí đầu vào. Hơn nữa, điều này cũng giúp các doanh nghiệp thêm cơ hội trở lại đường đua xuất khẩu hàng dệt may thế giới.

Doanh nghiệp trong nước tích cực chuyển mình để thích ứng với bối cảnh mới

Bên cạnh hỗ trợ ngoại cảnh từ chi phí đầu vào, bản thân các doanh nghiệp dệt may cũng rất tích cực và chủ động trong việc chuyển mình nhằm đáp ứng yêu cầu mới của thị trường quốc tế. Chuyển đổi “sản xuất xanh” chính là hướng đi tất yếu để các doanh nghiệp có thể nhanh chóng bắt nhịp lại cuộc đua xuất khẩu với những đối thủ cạnh tranh.

Tuy vậy, việc “xanh hóa” là cả một quá trình và cần có thời gian để các doanh nghiệp hoàn thiện. Song song với quá trình này, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực duy trì sản xuất, cũng như sự hiện diện trên thị trường bằng cách tiếp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, không phải thế mạnh.

Nhờ việc chuyển đổi và tận dụng từng cơ hội nhỏ, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng dần có được sự cải thiện. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đã có những chuyển biến tích cực từ tháng 5. Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế giá trị xuất khẩu mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm là 19,05 tỷ USD, thấp hơn 14,5% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức chênh lệch 38% của tháng 1 năm nay.

Ngành dệt may Việt Nam đang đi lên từ ‘đáy xấu nhất’
Kim ngạch xuất khẩu dệt may theo tháng của Việt Nam

Hơn nữa, cuối năm là thời điểm các dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tết... diễn ra, sẽ thúc đẩy sự gia tăng tự nhiên trong nhu cầu đối với hàng dệt may so với sự ảm đạm về đơn hàng của những tháng đầu năm nay. Với sự chủ động nắm bắt cơ hội từ các doanh nghiệp dệt may nội địa, ngành công nghiệp xuất khẩu tỷ USD sẽ có thêm cơ hội để gia tăng tốc độ phục hồi.

Chính phủ nỗ lực hỗ trợ vì sự phát triển bền vững

Trong những nỗ lực đưa ngành công nghiệp dệt may hồi phục và trở lại đường đua xuất khẩu với các quốc gia cung ứng lớn trên thế giới, không thể không kể những tác động mang tính định hướng đến từ các chính sách và chỉ đạo quyết liệt của Nhà nước.

Ngày 31/7 vừa qua, Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 7/2023 với chủ đề: “Chuyển hướng kết nối, khai thác thị trường đầu ra cho ngành đồ gỗ, dệt may và giày da”.

Tại hội nghị này, nhiều ý kiến cho rằng việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là điều cần thiết, không chỉ tránh những tác động cục bộ từ các thị trường lớn mà còn mở ra nhiều cơ hội gia tăng lượng hàng dệt may xuất khẩu mỗi năm. Theo đó, bên cạnh việc duy trì hoạt động xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật, EU... Việt Nam có thể hướng tới các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng như: Châu Phi, Mỹ La Tinh...

Ngành dệt may Việt Nam đang đi lên từ ‘đáy xấu nhất’
10 thị trường xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu của Việt Nam

Không chỉ là những chỉ đạo mang tính định hướng, Nhà nước cũng có những văn bản pháp luật hướng tới tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Mới nhất, ngày 14/8, Ngân hàng Nhà nước đã gửi công văn yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay đang còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới, phấn đấu mức giảm lãi suất tối thiểu từ 1,5 - 2%/năm theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng tại Nghị quyết 97/NQ-CP năm 2023; Nghị quyết 105/NQ-CP năm 2023 về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

“Những hỗ trợ kịp thời và tận lực từ phía Nhà nước là nền tảng quan trọng, tạo lớp nền vững chắc để các doanh nghiệp ngành dệt may tiếp đà chuyển đổi, cũng như hướng tới những sự phát triển bền vững và lâu dài hơn” - ông Phạm Quang Anh nhấn mạnh.

Như vậy, những chuyển biến tích cực trên thị trường có thể giúp ngành dệt may dần phục hồi từ nay đến cuối năm, với một trạng thái “bình thường mới”. Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 khả năng cao có thể đạt mức 40 tỷ USD, nhưng vẫn cần cố gắng rất nhiều để đạt mục tiêu 45-48 tỷ USD đặt ra hồi cuối năm 2022.

Trịnh Thảo - Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 3/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 3/5: Giá hàng hoá nguyên liệu biến động trái chiều

Thông tin từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 2/5.
Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Cải thiện về nhu cầu tiêu thụ

Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Cải thiện về nhu cầu tiêu thụ

Giá thép hôm nay ngày 3/5/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm giảm nhẹ. Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng không có biến động mới.
Vụ ngô của Argentina gặp nạn, “cú huých” cho giá thức ăn chăn nuôi?

Vụ ngô của Argentina gặp nạn, “cú huých” cho giá thức ăn chăn nuôi?

Mặc dù được kỳ vọng sẽ thu hoạch được vụ mùa kỷ lục trong năm nay, nhưng vụ ngô của Argentina, quốc gia XK lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với dịch rầy nâu
Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Kim loại đồng sẽ vượt trội trước sự bùng nổ lĩnh vực xe điện

Lĩnh vực xe điện toàn cầu đang được đầu tư rất nhiều nhằm góp phần hướng tới kịch bản phát thải ròng bằng 0 (Net-zero) vào năm 2050.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 2/5: Giá dầu giảm mạnh về mức thấp nhất 7 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 2/5: Giá dầu giảm mạnh về mức thấp nhất 7 tuần

Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/5, đà giảm giá sâu của nhiều mặt hàng nguyên liệu thế giới đã kéo chỉ số MXV-Index giảm 1,84% xuống còn 2.254,78 điểm.

Tin cùng chuyên mục

ITO EN nâng tầm giá trị trà Nhật Bản trên thị trường thế giới

ITO EN nâng tầm giá trị trà Nhật Bản trên thị trường thế giới

ITO EN - công ty sản xuất thương hiệu nước giải khát trà xanh không đường Oi Ocha của Nhật Bản đã ký kết hợp đồng toàn cầu với cầu thủ bóng chày Shohei Ohtani.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/5: Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 1/5: Chỉ số MXV-Index tháng 4 giảm 2,7% so với tháng trước

Số liệu từ MXV cho thấy, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4 (ngày 30/4), thị trường ghi nhận 27 mặt hàng giảm giá trong tổng số 31 mặt hàng.
Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Thị trường thép dự báo có nhiều triển vọng tích cực

Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Thị trường thép dự báo có nhiều triển vọng tích cực

Giá thép hôm nay ngày 1/5/2024: Giá sắt thép xây dựng Trung Quốc giảm về mức thấp nhất 2 tuần qua; Thị trường trong nước dự báo triển vọng tích cực.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/4: Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 29/4: Chỉ số MXV-Index cán mốc cao nhất 9 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 22 – 28/4, thị trường hàng hoá ghi nhận nhiều mặt hàng có mức độ biến động lớn
Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Lợi nhuận các doanh nghiệp thép có xu hướng hồi phục

Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Lợi nhuận các doanh nghiệp thép có xu hướng hồi phục

Giá thép hôm nay ngày 29/4/2024: Luỹ kế quý I, sản lượng thép thô của 71 quốc gia đạt 496,1 triệu tấn; thép trong nước có xu hướng phục hồi.
Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ

Giá thép hôm nay ngày 28/4/2024: Trên sàn giao dịch quay đầu tăng nhẹ; Giá quặng sắt cũng giảm gần một tuần do thị trường thép Trung Quốc trầm lắng.
Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Thúc đẩy hợp tác thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc

Từ ngày 23-26/4 đoàn công tác của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) đã có chuyến thăm và làm việc với các Sở Giao dịch hàng hóa và đối tác lớn tại Trung Quốc
Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Phú Yên: Khai thác cá ngừ đại dương đạt sản lượng cao

Theo báo cáo của huyện Tuy An (Phú Yên), nhiều tàu cá của ngư dân khai thác cá ngừ đại dương cập cảng với sản lượng cao, nhờ thời tiết thuận lợi trên biển.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá hàng hoá nguyên liệu trở lại xu hướng tăng

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 25/4, trên tổng số 31 mặt hàng đang được giao dịch liên thông thế giới có 18 mặt hàng tăng giá và 13 mặt hàng tăng giá
Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Giá quặng sắt phục hồi, thị trường trong nước ổn định

Giá thép hôm nay ngày 26/4/2024: Trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 25 nhân dân tệ/tấn; Giá quặng sắt phục hồi lên mức cao nhất trong 6 tuần.
Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Giá nhôm khởi sắc trở lại, nhưng vẫn nhiều hoài nghi cho rằng xu hướng chỉ là tạm thời, khó khăn còn tiềm ẩn.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 25/4: Giá quặng sắt tăng mạnh lên cao nhất 6 tuần

Số liệu từ MXV cho thấy, đóng cửa hôm qua 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục.
Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Nhu cầu tiêu thụ thép chưa cao

Giá thép hôm nay ngày 25/4/2024: Giá quặng sắt kỳ hạn tăng trở lại lên mức cao nhất trong hơn 6 tuần; thị trường trong nước ổn định.
Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Giá lúa mì - một chỉ báo rủi ro của thị trường nông sản từ các cuộc xung đột chính trị

Chiến tranh giữa Nga - Ukraine hay bất ổn ở Trung Đông gần đây đều khiến cho giá lúa mì thế giới biến động mạnh mẽ.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 24/4: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới chưa ‘thoát’ diễn biến giằng co

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới diễn biến phân hóa trong ngày giao dịch hôm qua (23/4).
Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Giá nhập khẩu thép HRC tăng

Giá thép hôm nay ngày 24/4/2024: Tại thị trường trong nước duy trì ổn định; giá thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng trong 2 tuần trở lại đây.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 23/4: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới có tín hiệu điều chỉnh giảm

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần với diễn biến phân hóa.
Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Sức mua tại chợ đầu mối phía Nam Hà Nội giảm mạnh

Hàng hóa bán chậm chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3 so với trước đây… đa số các tiểu thương tại chợ đầu mối phía Nam đều than sức mua giảm mạnh.
Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/4: Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Kết thúc tuần giao dịch 15-21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động