Ngành Công Thương đã và sẽ đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu

Với những hành động mạnh mẽ, quyết đoán và linh hoạt, ngành Công Thương đã và sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu.
Tái cơ cấu ngành Công Thương: Cần những "sếu đầu đàn" đủ mạnh Tái cơ cấu ngành Công Thương song hành cùng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hiện thực hoá quyết sách bằng hành động quyết liệt

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu phát triển công nghiệp và thương mại của đất nước. Theo đó, Công Thương đã trở thành ngành quan trọng, có đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, đặc biệt đảm nhận vai trò dẫn dắt trong nền kinh tế.

Nhìn lại quá trình phát triển ngành Công Thương, trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, đề ra các chủ trương, chính sách kịp thời, phù hợp thúc đẩy phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đơn cử với ngành công nghiệp, xuyên suốt các kỳ Đại hội Đảng, công nghiệp luôn được định hướng phát triển theo hướng hiện đại, có giá trị gia tăng cao, theo kịp nhịp độ phát triển của thế giới.

Tại Đại hội XII, Đảng ta đề ra chủ trương: “Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu”.

Ngành Công Thương đã và sẽ đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu
Ngành Công Thương đã và sẽ đạt nhiều thành công trong quá trình tái cơ cấu

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng năm 2021 cũng đã xác định mục tiêu đến năm 2025 tỷ trọng của doanh nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt 25% và đặt ra nhiệm vụ cơ cấu lại công nghiệp, đặt nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là mục tiêu khá thách thức nhưng cũng đặt ra nhiệm vụ cho công nghiệp nước nhà, đòi hỏi sự nỗ lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong thời kỳ mới.

Những quyết sách thống nhất, đúng đắn của Đảng được ngành Công Thương nỗ lực thực hiện bằng những hành động quyết đoán nhưng không kém phần linh hoạt đã tạo nên bức tranh công nghiệp, thương mại đầy màu sắc và tươi sáng như ngày hôm nay. Quá trình tái cơ cấu được ngành Công Thương “vượt sóng, vượt gió” để triển khai thực hiện với nhiều thành tựu đáng ghi nhận vẫn được nhắc tới như một dấu son đáng tự hào.

Cuối tháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030. Đề án nhằm mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành. Tạo lập các động lực tăng trưởng mới gắn với chuyển biến về chất mô hình tăng trưởng của ngành Công Thương cùng một mô hình quản trị nhà nước năng động, hiệu quả, hiện đại và có tính thích ứng cao để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030 là nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao.

Thu hái nhiều kết quả đáng ghi nhận

Đề án đặt ra nhiều mục tiêu lớn, tuy nhiên nhìn vào suốt chặng đường thực hiện tái cơ cấu những năm qua, ngành Công Thương đã đạt nhiều kết quả tích cực, là động lực cho ngành hoàn thành mục tiêu của Đề án giai đoạn mới.

Cụ thể ngành công nghiệp đã có nhiều cố gắng để khôi phục và phát triển sản xuất trong những năm qua. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) năm 2023 đã có chuyển biến tích cực, tháng 4/2023 tăng 3,6 % so với tháng trước và tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, IIP ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 3,7% so với tháng trước và tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy vậy, sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tính chung 4 tháng năm 2023, IIP ước giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng tăng 7,8%) do kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, biến động khó lường, lạm phát các nước mặc dù hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, đơn hàng cho ngành dệt may, da giày giảm, kim ngạch xuất khẩu giảm, tốc độ tăng trưởng của Thành phố Hồ Chí Minh và một số trung tâm công nghiệp còn thấp.

Hiện nay, chưa thể dự báo chính xác mức độ cải thiện của kinh tế thế giới trong những năm tới do chưa thể biết bao giờ xung đột giữa Nga và Ucraina kết thúc, kinh tế Mỹ có tránh được suy thoái và kinh tế châu Âu sẽ chuyển biến ra sao, nhu cầu của kinh tế thế giới sẽ hồi phục và phát triển thế nào. Các nước phát triển cũng nâng cao các yêu cầu, tiêu chuẩn về quyền người lao động, bảo vệ môi trường, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ...

Việt Nam đã hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới, ký kết 17 hiệp định thương mại tự do, có quan hệ thương mại với 221 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất-nhập khẩu hàng hóa, đồng thời cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng thời cách mạng công nghiệp 4.0 với trí thông minh nhân tạo, Internet vạn vật, chuyển đổi sang kinh tế xanh...diễn biến nhanh chóng, đòi hỏi sản xuất công nghiệp phải tái cơ cấu, đầu tư mạnh vào khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất lao động, cải thiện tỷ lệ giá trị gia tăng được sản xuất tại Việt Nam trong các sản phẩm sản xuất và xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần kết nối trực tiếp theo chuỗi giá, thực hiện công khai minh bạch với các đối tác xuyên biên giới. Bộ máy nhà nước cần nâng cao hiệu quả trợ giúp doanh nghiệp, chuyển mạnh sang Chính phủ điện tử, giảm bớt các giấy phép con, chi phí không chính thức. Theo Báo cáo PCI năm 2022 của VCCI, chi phí cho cán bộ thuế gia tăng từ 33,8% (năm 2021) lên 54,5% (năm 2022). Các chi phí này làm giảm năng lực cạnh tranh, hạn chế năng lực tài chính của doanh nghiệp đầu tư vào tiến bộ khoa học-công nghệ.

Mặt khác, nâng cao năng suất lao động là yêu cầu bắt buộc trong cuộc cạnh tranh ngày nay. Các ngành công nghiệp cần chuyển mạnh sang kinh tế số, liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học để đổi mới, sáng tạo, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới. Một điển hình tiên tiến là Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà Nội đã liên tục chuyển đổi số, đưa ra mô hình Ngôi nhà Thông Minh Smart Home, Thành phố Thông Minh Smart City, Nông nghiệp Thông Minh, liên tục tăng năng suất lao động, phát huy tính sáng tạo của đội ngũ quản lý và người lao động.

Bên cạnh công nghiệp, xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng ghi nhận nhiều cột mốc lịch sử khi năm 2022- lần đầu tiên tổng kim ngạch thương mại vượt 700 tỷ USD, xuất siêu khoảng 10 tỷ USD. Trong tình hình kinh tế thế giới còn nhiều biến động và khó khăn những tiến bộ và thành tựu kể trên là rất đáng trân trọng, cần được phân tích để rút ra những bài học kinh nghiệm để nhân rộng và phổ biến trong toàn ngành Công Thương.

Những kết quả đạt được trong quá trình tái cơ cấu là nền tảng tốt cho ngành Công Thương triển khai Đề án trong giai đoạn tới. Để thành công vấn đề quan trọng nhất vẫn là thể chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Chúng ta đã có bài học kinh nghiệm của những năm đổi mới, "xé rào" và cắt giảm các giấy phép con năm 2000-2001 khi thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của công dân. Cần tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ các giấy phép con hiện nay đã tăng lên đáng kể. Cần chuyển mạnh sang Chính phủ điện tử, thực hiện công khai minh bạch trong các quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp và công dân.

Hiện nay đã xuất hiện nhiều mô hình tiên tiến ở Đồng Tháp, Quảng Ninh, Hải Phòng… thường xuyên lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp để giảm bớt các thủ tục phiền hà, giảm bớt chi phí về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp và công dân. Công cuộc chống tham nhũng đã đạt được nhiều tiến bộ, cần chuyển thành những quy định của Nhà nước, cắt giảm các khoản chi tiêu lãng phí, hình thức, kém hiệu quả, tập trung thúc đẩy vận dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế cho người dân.

Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện trọng đại của dân tộc, thế nhưng một số cá nhân đã có phát ngôn lệch lạc.
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126 nhiệm kỳ 2025-2030 đề ra mục tiêu nâng cao sức mạnh tổng hợp, xây dựng đơn vị chính quy, hiện đại, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Hai người trẻ than phiền vì đại lễ 30/4 khiến mất ngủ, tắc đường. Một người lính già khoác quân phục, cắm cờ đỏ sau xe, vượt hàng trăm cây số vào Nam dự đại lễ.

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, nhất là khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Cuộc thi chính luận lần thứ V khẳng định vai trò then chốt của bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng gắn với đoàn kết dân tộc, truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động cố cất lên luận điệu xuyên tạc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Một số tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch cất lên những luận điệu xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật trong việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ máy chính quyền địa phương đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ với chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và nâng tầm vị thế các xã.
Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, không khí tinh gọn bộ máy đã hừng hực tại các bộ, ngành Trung ương và hệ thống dọc ở các địa phương.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện được Đảng ta công khai, minh bạch nhưng các thế lực thù địch lại dùng chiêu trò xuyên tạc, người dân cần tỉnh táo.
Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Bút Chiến muốn cùng các bạn nhìn lại trang sử hào hùng, những gì dân tộc đã trải qua… để nhận diện những ngôn từ đầy lừa lọc từ những kẻ như Việt Tân.
Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Tổ chức phản động Việt Tân dùng trò lố với những thứ như “Văn kiện 50 năm”... nhằm xuyên tạc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được người dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân tin những quyết sách của Đảng sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đất nước bứt phá.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công, đồng thời, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc sai trái của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Sau hơn 2 tháng triển khai, Nghị định 168 đã đem lại hiệu quả tích cực, đập tan những luận điệu xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và giá trị của Nghị định 168.
Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Việt Nam tiến hành cách mạng tinh gọn bộ máy, đặt ra yêu cầu sửa Hiến pháp được toàn dân ủng hộ. Song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng xuyên tạc, chống phá...
Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Hội thảo quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang diễn ra tại Hà Nội.
Mobile VerionPhiên bản di động