Thứ hai 28/04/2025 04:21
Đại lễ Dâng y Kathina

Nét văn hóa truyền thống dân tộc Khmer

Đại lễ Dâng y Kathina là nghi lễ mang đậm văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer nhằm cầu cho phum sóc yên ấm, gia đình bình an. Đồng thời, thể hiện lòng thành kính với Phật giáo, góp phần bảo tồn, tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tăng cường sự đoàn kết giữa chư tăng, phật tử trong phum sóc.

Hàng năm, trong khoảng thời gian từ ngày 15/9 đến 15/10 âm lịch, bà con người Khmer Nam bộ lại rộn ràng tổ chức Đại lễ Dâng y Kathina. Năm nay, Đại lễ Dâng y Kathina tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của các chư tăng cùng đông đảo các tăng ni, phật tử với đầy đủ các nghi thức trang nghiêm như: Tụng kinh lễ bái Tam Bảo, Nhiễu Phật xung quanh chánh điện, phật tử thọ trì Tam quy ngũ giới, Phật tử đặt bát hội đến chư tăng, chư tăng tiến hành Tăng sự thọ y Kathina…

Đông đảo chư tăng cùng các tăng ni, phật tử tham gia Đại lễ Dâng y Kathina

Một quy định bắt buộc trong lễ Dâng y Kathina là việc dâng y chỉ được thực hiện tại các chùa có chư tăng nhập hạ và chỉ cúng dường đến đại chúng tất cả chư tăng chứ không dâng trực tiếp cá nhân một sư tăng nào. Điều này thể hiện ý nguyện hộ trì tam bảo, phụng sự giới pháp, câu thúc giới luật của người phật tử tại gia đối với tăng đoàn. Trong dịp lễ Dâng y diễn ra, y áo và các vật cúng dường khác được phật tử đặt vào mâm rồi đội lên đầu để tỏ lòng kính ngưỡng tam bảo, sau đó đi diễu hành trong thôn, xóm, làng mạc trước khi đến chùa để dâng lên chư tăng. Khi tiến hành lễ dâng y, phật tử không trực tiếp tự tay dâng y mà đặt y trước mặt chư tăng. Chư tăng chỉ nhận bằng cách im lặng chứ không dùng tay thụ nhận.

Đội rước y Kathina và các vật phẩm

Đại lễ Dâng y Kathina thể hiện tấm lòng thành kính, thiện tâm của Phật tử đối với việc hộ trì tăng đoàn, tạo niềm vui lớn trong mùa lễ hội cho phật tử tại gia; là dịp để tôn vinh những giá trị truyền thống Phật giáo có từ thời Đức Phật, mang lại sự bình an cho đất nước, an lạc cho phật tử thập phương.

Nghi lễ Dâng y Kathina và cầu an, chúc phúc

Việc tổ chức Đại lễ dâng Y Kathina tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đời sống văn hóa, đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động giao lưu, hữu nghị trong cộng đồng Asean để giới thiệu văn hóa Phật giáo và đời sống tôn giáo Việt Nam tới cộng đồng quốc tế.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía