NATO Trung Đông: Ván cờ địa chính trị đầy rủi ro?

Trang mạng của Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (RIAC) mới đây có bài viết phân tích về triển vọng của mô hình phòng thủ tập thể ở Trung Đông.
Nhà báo Nga: NATO đang tiến vào châu Á NATO được xây dựng dựa trên sức mạnh của Mỹ? NATO có “động binh” với Nga?

Theo đó, từ lâu đã có nhiều cuộc thảo luận xoay quanh ý tưởng tạo ra một cấu trúc ở Trung Đông có khả năng đảm nhận chức năng quản lý an ninh khu vực và có thể trở thành phiên bản khu vực của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Mặc dù “NATO Trung Đông” luôn được trao vị trí đặc biệt trong chính sách khu vực của ít nhất 3 Tổng thống Mỹ, nhưng không ai trong số họ xây dựng được một liên minh có khả năng chống lại các thách thức.

Câu chuyện chưa có hồi kết!

Ý tưởng xây dựng một hệ thống phòng thủ tập thể ở Trung Đông dưới sự bảo trợ của Mỹ không phải là điều gì mới - các dự án tương ứng được đưa ra dưới thời mọi Tổng thống Mỹ kể từ thời Barack Obama. Các nỗ lực đã được thực hiện nhằm tận dụng các định dạng tương tác sẵn có vào thời điểm đó trong khuôn khổ các tổ chức khu vực và tạo ra các nền tảng mới, về căn bản là tự quyết, khi xem xét lại kinh nghiệm tích lũy bởi những người đi trước.

NATO Trung Đông: Ván cờ địa chính trị đầy rủi ro?
NATO dự kiến mở văn phòng liên lạc Trung Đông đầu tiên, đặt tại Jordan. Ảnh: AP

Đồng thời, bất chấp tham vọng của các phiên bản khác nhau của “NATO Trung Đông”, tất cả đều dẫn đến cùng một kết cục: Các thỏa thuận đạt được với sự tham gia của Mỹ tiếp tục tồn tại “trên giấy tờ”, trong khi sự hợp tác thực sự giữa các bên tham gia thường bị giảm xuống bằng không. “Biên độ an toàn” thực sự của các sáng kiến như vậy cũng cần cải thiện nhiều - không một dự án nào trong số các dự án đã triển khai có thể vượt qua giai đoạn “thử nghiệm kỹ thuật”, chưa kể đến các cuộc khủng hoảng khu vực nghiêm trọng hơn. Sự mất ổn định như vậy là do một số yếu tố.

Theo RIAC, có lẽ trở ngại rõ ràng nhất trong việc xây dựng một “NATO Trung Đông” vẫn là sự chia rẽ và mất đoàn kết ở Trung Đông. Ngoài thế giới Arập, “kiến trúc sư” của liên minh - cụ thể là Washington - cần phải tính đến lợi ích của các bên tham gia phi Arập, mà giữa họ tồn tại những khác biệt rất lớn. Điều này gây khó khăn không chỉ khi tổ chức tương tác trực tiếp giữa các nước tham gia sáng kiến, mà còn với việc xây dựng cơ cấu quản lý và xác định hướng phát triển của khối phòng thủ mới.

Yếu tố này gián tiếp kéo theo một khó khăn khác, đó là tìm ra một công thức hiệu quả để mở rộng liên minh trong tương lai. Bất chấp thực tế là chiến thắng trong cuộc đấu tranh giành quyền trở thành yếu tố cốt lõi của hệ thống an ninh khu vực vào nửa cuối những năm 2010 đã thuộc về các chế độ quân chủ Arập (Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE)), vốn ủng hộ việc phát triển liên hệ trong lĩnh vực an ninh và sự tham gia hợp tác của các bên phi Arập (ngoại trừ Iran vẫn chưa đồng thuận), các dự án tập thể được tạo ra dưới sự bảo trợ của Washington trong suốt thời gian được xem xét rốt cuộc đều chỉ tập trung vào lợi ích của các nước Arập. Điều này khiến người ta tin rằng Mỹ đang cố gắng bảo vệ lợi ích của riêng các đồng minh Arập. Những nỗ lực của Mỹ nhằm giải quyết vấn đề này theo kiểu “bình mới rượu cũ” đã không mang lại kết quả.

Một vấn đề muôn thuở khác là việc Washington và các đối tác thân cận nhất muốn đặt nền tảng cho các dự án đang được tạo ra dựa trên khái niệm cực kỳ mơ hồ về “mối đe dọa thường trực của Iran”. Bất kỳ sáng kiến nào trong lĩnh vực an ninh tập thể theo cách này hay cách khác đều nhằm kiềm chế nước Cộng hòa Hồi giáo, khiến Tehran phải thực hiện các bước đi trả đũa. Mặc dù vậy, lộ trình được đa số các chế độ quân chủ Arập lựa chọn là bình thường hóa quan hệ với Tehran (ví dụ, quan hệ Saudi-Iran bắt đầu hòa hoãn vào năm 2023).

Các yếu tố khác cũng đang cản trở việc tập hợp các đồng minh Trung Đông của Washington thành một liên minh. Đặc biệt, Israel chưa bao giờ hội nhập hoàn toàn vào dự án, do bị cản trở bởi những tranh chấp về giới hạn quyền tiếp cận của các chuyên gia Israel đối với “các lĩnh vực nhạy cảm”.

3 vấn đề của Mỹ với "NATO Trung Đông"

Bất chấp sự tồn tại của một số vấn đề đáng kể cản trở việc xây dựng phiên bản tiếp theo của “NATO Trung Đông”, Mỹ vẫn chưa có ý định từ bỏ hoàn toàn ý tưởng này.

Thứ nhất, sự củng cố đáng chú ý về vị thế của Iran. Nước cộng hòa Hồi giáo này không chỉ giảm bớt căng thẳng với Saudi Arabia và UAE bằng cách đạt được thỏa hiệp trong các xung đột quan trọng trong khu vực theo điều kiện riêng của mình, mà còn củng cố đáng kể mạng lưới các lực lượng ủy nhiệm ngay cả khi tình hình leo thang ở Dải Gaza. Điều này đã gây thêm rủi ro cho cả Mỹ và các đồng minh của họ. Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Iran và Israel, khái niệm về “đối trọng tập thể” với Iran một lần nữa quay trở lại chương trình nghị sự - mặc dù cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn chưa được công khai.

NATO Trung Đông: Ván cờ địa chính trị đầy rủi ro?
Giới quan sát cho rằng, việc thành lập văn phòng mới này sẽ giúp NATO tăng cường khả năng liên lạc và cập nhật kịp thời những diễn biến tại khu vực, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra căng thẳng trên biển Đỏ và ở Dải Gaza. Ảnh: AP

Theo Foreign Affairs, lập luận chính để nối lại các nỗ lực xây dựng NATO Trung Đông là sự tồn tại của bằng chứng không thể chối cãi về việc Iran sẵn sàng đối đầu trực tiếp với các đối thủ trong khu vực, được Tehran chứng minh vào tháng 4/2024. Mặt khác, cho đến nay, chưa có thành viên tiềm năng nào của liên minh mới chủ động đưa ra những bước đi cụ thể để phát triển phòng thủ tập thể.

Thứ hai, nguy cơ Mỹ ngày càng mất đi thế “độc quyền ngầm” trong việc phát triển hệ thống an ninh khu vực. Bất chấp thực tế rằng Washington tiếp tục là nước xuất khẩu an ninh chủ chốt cho các quốc gia Trung Đông, đề xuất của nước này không còn là duy nhất. Trung Quốc và Nga đang thúc đẩy các phương án riêng để phát triển hệ thống an ninh tập thể ở Trung Đông, trong khi vai trò của Ấn Độ cũng đang tăng lên. Ngoài ra, sự quan tâm của các cường quốc lớn trong khu vực (Saudi Arabia, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ...) đối với việc phát triển các dự án của riêng họ trong lĩnh vực an ninh tập thể đã được ghi nhận - mặc dù những ý định này cho đến nay chỉ giới hạn trong các tuyên bố công khai và không được hỗ trợ bằng những hành động cụ thể.

Thứ ba, điều quan trọng là Mỹ phải tối ưu hóa sự hiện diện trong khu vực và phân phối các nguồn lực được giải phóng cho các khu vực ưu tiên khác (đặc biệt là châu Á - Thái Bình Dương), mà không đánh mất vị thế dẫn đầu ở “điểm xuất phát”. Mong muốn xây dựng nền “quốc phòng thuê ngoài” ở Trung Đông dựa vào các đồng minh chủ chốt, vốn là đặc trưng của thời kỳ Tổng thống Donald Trump, qua thời gian đã nhường chỗ cho chiến thuật từng bước “xóa mờ biên giới”, trong đó các dự án an ninh dưới sự bảo trợ của Mỹ bắt đầu có sự tham gia đồng thời của nhiều khu vực lợi ích. Dự án I2U2 (Israel, Ấn Độ, Mỹ, UAE), triển khai từ năm 2021, có thể được coi là nỗ lực nổi bật nhằm xây dựng cầu nối giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương với Trung Đông, trong đó Ai Cập và Saudi Arabia cũng là những ứng cử viên đầy triển vọng tham gia.

Bất chấp thực tế là một phần đáng kể các đối tác Trung Đông của Mỹ vẫn nằm ngoài khuôn khổ sáng kiến này, việc mở rộng vòng tròn các bên tham gia sẽ đáp ứng được lợi ích chiến lược của Washington.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: NATO

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự đang trở nên căng thẳng quanh thành phố Pokrovsk, Donetsk khi Nga tiến sát, Ukraine tăng cường phòng thủ. Vì sao thành phố này lại quan trọng đến vậy?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 18/12.
Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Dịch bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp tại Cộng hòa Dân chủ Congo khiến nhiều người tử vong đã được xác nhận là bệnh sốt rét.
Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

TikTok đang đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay khi mạng xã hội này đang bị cả Mỹ và EU điều tra, đe dọa tương lai của nền tảng này.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Kiev căng mình phòng thủ; Nga cảnh báo Kiev sẽ 'trả giá đắt' vụ ám sát Tướng Kirillov;...là các tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12.
Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Một vụ nổ bom điều khiển từ xa ở Moscow đã gây tử vong cho tướng Igor Kirillov, người bị Ukraine truy nã vì sử dụng vũ khí hóa học.
Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo khảo sát của tờ Wall Street Journal, 77% CEO toàn cầu đã bày tỏ sự lạc quan về nền kinh tế thế giới năm 2025, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 17/12: Nga siết vòng vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga

Nga siết vây lính Ukraine ở Velyka Novosilka; Ukraine tuyên bố về thỏa thuận với Nga... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 17/12.
Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Chính sách khí hậu của Mỹ dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có nhiều thay đổi?

Giới chuyên gia dự báo, chính sách khí hậu Mỹ dưới thời ông Donald Trump sẽ ưu tiên năng lượng truyền thống, nới lỏng quy định môi trường để thúc đẩy kinh tế.
Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

Nỗ lực cuối cùng của TikTok để ngăn lệnh cấm tại Mỹ

TikTok gửi đơn đề nghị khẩn cấp lên Tòa án tối cao Mỹ để xin lệnh tạm dừng thực thi đạo luật có thể khiến ứng dụng này bị cấm hoạt động tại Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12: Mục tiêu then chốt nào để củng cố lợi thế chiến trường trong năm 2025?

Nga đặt mục tiêu kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh vào năm 2025; Kiev phản công quyết liệt ở Lyman và Siversk... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 17/12.
Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc kéo dài thời gian lưu trú quá cảnh miễn visa lên 240 giờ

Trung Quốc chính thức mở rộng thời gian lưu trú miễn visa lên 10 ngày cho nhiều quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và mở rộng giao lưu kinh tế.
Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Quân đội Nga tăng cường kho vũ khí đạn đạo với tên lửa mới

Với những căng thẳng về địa chính trị hiện nay, quân đội Nga đang tăng cường kho vũ khí đạn đạo bằng các hệ thống tên lửa chiến lược mới.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/12/2024: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi ông Zelensky chuẩn bị chấm dứt xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 17/12/2024: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi ông Zelensky chuẩn bị chấm dứt xung đột

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 17/12: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump kêu gọi ông Zelensky chuẩn bị chấm dứt xung đột; Nga đạt được những bước tiến ổn định.
Hà Lan nói gì về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tới Ukraine?

Hà Lan nói gì về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu tới Ukraine?

Hà Lan tin rằng phái đoàn gìn giữ hòa bình của EU có thể được cử tới Ukraine mà không cần có quyết định nhất trí của tất cả các nước trong liên minh.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12: Lính Ukraine rút lui ở Kurakhove; UAV Nga tiếp viện tại Kherson

Lính Ukraine tháo lui ở Kurakhove, UAV Nga tiếp viện tại Kherson,... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 17/12.
Việt Nam - Lào: Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư được tăng cường

Việt Nam - Lào: Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư được tăng cường

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư được tăng cường.
Kinh tế Việt Nam trước

Kinh tế Việt Nam trước 'sóng gió' từ chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ

Chính sách thương mại của Hoa Kỳ tới đây sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi xanh, công nghiệp bán dẫn.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump định hình thêm nhân sự chủ chốt cho nhiệm kỳ mới

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump định hình thêm nhân sự chủ chốt cho nhiệm kỳ mới

Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Troy Edgar làm Thứ trưởng An ninh Nội địa và bổ nhiệm ông Devin Nunes làm Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/12: Nga phá hủy loạt vũ khí Ukraine; Kiev kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự

Chiến sự Nga-Ukraine tối 16/12: Nga phá hủy loạt vũ khí Ukraine; Kiev kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự

Nga hạ hàng loạt siêu vũ khí Ukraine; Kiev kêu gọi phương Tây tăng viện trợ quân sự... là những thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 16/12.
EU chuẩn bị giải pháp khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine sắp kết thúc

EU chuẩn bị giải pháp khi thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine sắp kết thúc

EU chuẩn bị giải pháp khi chấm dứt trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ Moscow.
Slovakia khẳng định tiếp tục duy trì nguồn khí đốt từ Nga

Slovakia khẳng định tiếp tục duy trì nguồn khí đốt từ Nga

Slovakia tuyên bố duy trì nguồn khí đốt từ Nga để bảo vệ lợi ích quốc gia trong bối cảnh thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine sẽ hết hạn ngày 31/12/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/12: Siêu tiêm kích Su-35 Nga dội hỏa lực vào Kursk; lính Kiev mắc kẹt ở Kurakhovo

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/12: Siêu tiêm kích Su-35 Nga dội hỏa lực vào Kursk; lính Kiev mắc kẹt ở Kurakhovo

Siêu tiêm kích Su-35 Nga dội hỏa lực vào Kursk; hàng trăm lính Kiev bị Moscow mắc kẹt ở Kurakhovo... là những tin ''nóng'' chiến sự Nga-Ukraine chiều 16/12.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ra chỉ thị khẩn cấp vụ 2 tàu chở dầu gặp nạn trên Biển Đen

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra chỉ thị khẩn cấp vụ 2 tàu chở dầu gặp nạn trên Biển Đen

Ngày 15/12, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu các cơ quan chính phủ nhanh chóng lên kế hoạch cứu hộ đối với 2 tàu chở dầu Nga gặp nạn ở Biển Đen.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động