NATO được xây dựng dựa trên sức mạnh của Mỹ?

NATO có thể xem là tổ chức liên minh quân sự lớn nhất thế giới và họ có những đối thủ đáng gờm trong bối cảnh hiện nay.
Chiến sự Nga-Ukraine 10/7/2024: Ukraine không thể quay lại biên giới trước năm 2014; NATO triển khai sứ mệnh hỗ trợ Ukraine Bất chấp mâu thuẫn trong nội bộ NATO, Tổng thống Biden ra tuyên bố cứng rắn Nhà báo Nga: NATO đang tiến vào châu Á

Theo tạp chí Foreign Affairs, khi chiến sự ở Ukraine nổ ra và chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang nóng lên, các nhà lãnh đạo NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) phải vật lộn với việc làm thế nào để liên minh luôn sẵn sàng cho mọi kết quả có thể xảy ra.

Trong khi đó, bất cứ ai trở thành ông chủ Nhà Trắng đều sẽ tiếp tục chuyển nguồn lực của Mỹ sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Theo giới chuyên gia, An ninh xuyên Đại Tây Dương sẽ được xây dựng trên 2 trụ cột: sức mạnh của Mỹ và sức mạnh của châu Âu.

Nhiều chuyên gia thường cho rằng, NATO được xây dựng dựa trên sức mạnh của Mỹ, nhưng trên thực tế, cam kết về an ninh tập thể xuất hiện đầu tiên ở châu Âu. Năm 1948, Bỉ, Pháp, Luxembourg, Hà Lan và Vương quốc Anh đã ký Hiệp ước Brussels, trong đó có điều khoản phòng thủ chung. Hiệp ước đã thuyết phục Quốc hội Mỹ vốn vẫn hoài nghi việc các nước châu Âu sẽ là đối tác quốc phòng tận tâm trong Chiến tranh Lạnh đang nổi lên và cuối cùng Mỹ đã đồng ý thành lập NATO vào năm 1949.

NATO được xây dựng dựa trên sức mạnh của Mỹ?
NATO có thể xem là tổ chức liên minh quân sự lớn nhất thế giới và họ có những đối thủ đáng gờm trong bối cảnh hiện nay. Ảnh: Pixabay

Châu Âu đã dựa vào sự bảo đảm an ninh của Mỹ trong suốt Chiến tranh Lạnh. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, có một số dấu hiệu cho thấy châu Âu có thể đóng vai trò tích cực hơn trong phòng thủ. Các tài liệu như Khái niệm chiến lược năm 1991 của NATO và Hiệp ước Maastricht năm 1992 đề cập đến việc châu Âu đảm nhận các trách nhiệm phòng thủ mới nhằm củng cố “trụ cột châu Âu của liên minh Đại Tây Dương”.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi Liên Xô tan rã, châu Âu đã mất cảnh giác. Chi tiêu quốc phòng trung bình ở các nước châu Âu đã giảm từ hơn 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong Chiến tranh Lạnh xuống còn 1,6% GDP vào năm 1995. Các cuộc chiến tranh Balkan những năm 1990 cho thấy sự suy tàn của lực lượng châu Âu. Khi NATO can thiệp, quân đội Mỹ thực hiện phần lớn nhiệm vụ trong cuộc chiến.

Kinh nghiệm ở Balkan đã thúc đẩy những thay đổi trong EU. Năm 1998, Pháp và Vương quốc Anh đã ký tuyên bố Saint-Malo, lần đầu tiên hứa hẹn về một chiến lược phòng thủ chung của châu Âu và đặt nền móng cho lực lượng quân sự của EU. Mặc dù các quan chức Mỹ đã bày tỏ thất vọng trước khả năng an ninh yếu kém của châu Âu trong cuộc khủng hoảng Balkan, nhưng Washington vẫn lo ngại hơn rằng một châu Âu ngày càng tự chủ sẽ làm suy yếu quyền lực của Mỹ trong NATO và đe dọa sự gắn kết của liên minh.

Mỹ nhấn mạnh, EU không thể áp dụng các chính sách tiêu tốn các nguồn lực của NATO một cách không cần thiết, tách rời hệ thống phòng thủ của châu Âu khỏi NATO hoặc phân biệt đối xử với các thành viên NATO không thuộc EU. Những cuộc thảo luận về trụ cột châu Âu đã không còn phù hợp nữa và những nỗ lực của EU nhằm tăng cường năng lực phòng thủ chỉ mang lại kết quả hạn chế.

Trụ cột châu Âu hiện nên là mục tiêu để theo đuổi chứ không phải là thứ để né tránh. Một châu Âu mạnh mẽ trong NATO sẽ không chia liên minh làm 2 hoặc yêu cầu NATO chuyển giao trách nhiệm phòng thủ tập thể cho EU.

Trụ cột châu Âu của NATO nên được coi là tổng hợp những nỗ lực của người châu Âu nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của châu Âu, dù thể chế nào đảm nhận trách nhiệm. Các sáng kiến do NATO, EU, hợp tác song phương và các quan hệ đối tác linh hoạt khác thúc đẩy đều có thể củng cố trụ cột này.

Mới đây, Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Washington từ ngày 9-11/7. Ngoài lãnh đạo các nước thành viên, đại diện của 35 quốc gia đối tác với NATO được mời tham dự. Đây cũng là lần thứ 3 liên tiếp, kỳ hội nghị thượng đỉnh của NATO có khách mời từ các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Chương trình nghị sự của hội nghị tập trung thảo luận về tăng cường khả năng răn đe và phòng thủ, cũng như hỗ trợ Ukraine.

Được thành lập ngày 4/4/1949, NATO mang sứ mệnh là tổ chức chính trị-quân sự chịu trách nhiệm bảo vệ lãnh thổ của các thành viên. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, NATO hiện là liên minh quân sự lớn và lâu đời nhất thế giới. Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập khối đồng minh quân sự xuyên Đại Tây Dương.

Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, với thách thức an ninh ngày càng gia tăng, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington thảo luận hàng loạt vấn đề liên quan đến tăng cường sức mạnh quân sự, đồng thời tìm cách thu hẹp bất đồng trong nhiều vấn đề còn gây tranh cãi trong khối.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: NATO

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh ra trận

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 10/5: Nga đưa các xe tăng tham gia duyệt binh Ngày Chiến thắng ra mặt trận. Các xe tăng sẽ được bổ sung trang bị cần thiết.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5: Belgorod rung chuyển vì UAV

Belgorod rung chuyển vì UAV Ukraine; MiG-35 chặn đứng đòn tấn công của UAV Ukraine... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 9/5.
Dàn vũ khí

Dàn vũ khí 'khủng' tham gia lễ duyệt binh 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Vào 10h giờ Moscow ngày 9/5 (14h giờ Hà Nội), lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã diễn ra ở Quảng trường Đỏ.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5: Chỉ huy Ukraine phản lệnh ở Kursk

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chỉ huy Ukraine phản lệnh, rút lui khỏi Kursk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 9/5.
Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Những con số đáng nhớ về Ngày Chiến thắng

Nhân dịp Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng, đánh dấu thời khắc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng vô điều kiện, tờ Tass điểm lại những con số và sự kiện đáng chú ý.

Tin cùng chuyên mục

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Liên Hợp Quốc cùng nhiều quốc gia chúc mừng tân Giáo hoàng

Ngay sau khi Giáo hoàng Leo XIV được bầu làm người đứng đầu Giáo hội Công giáo, lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã đồng loạt gửi lời chúc mừng.
Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Hôm nay, Nga duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít

Hôm nay (9/5), tại Quảng trường Đỏ, sẽ diễn ra lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1945 - 2025).
Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5: Thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk

Ukraine sa lưới drone cảm tử Nga; đoàn thiết giáp Ukraine bị thiêu rụi ở Toretsk... là những thông tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 8/5.
Thông tin về tàu ngầm

Thông tin về tàu ngầm 'điệp viên' của Israel

Tàu ngầm không người lái BlueWhale do Israel phát triển nặng 5,5 tấn, có thể hoạt động nhiều tuần dưới nước và thực hiện các nhiệm vụ trinh sát.
Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Lộ diện loạt vũ khí mới trong Lễ duyệt binh tại Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 8/5: Lộ diện những vũ khí mới của Nga tại Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng, đáng chú ý là pháo tự hành Giatsint-K và Malva.
Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Người Việt tại Nga cảm nghĩ về Bộ đội Cụ Hồ tại Quảng trường Đỏ

Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ không chỉ là nghi lễ quân sự, mà là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc lan tỏa giữa trời Âu.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút

Chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5: UAV Nga trút 'bão lửa' vào Ukraine

Hơn 1.300 UAV Nga dội xuống Ukraine chỉ trong 1 ngày; lính Ukraine tháo chạy khỏi Lugansk... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 7/5.
Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Nga nâng cấp xe tăng T-90M và trình làng UAV tự sát thế hệ mới

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 7/5: Nga vừa trang bị chiến đấu với mẫu UAV tự sát "Sản phẩm 51" và "Sản phẩm 52" mạnh mẽ hơn.
Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Thông tin mới về Ấn Độ tấn công tên lửa vào Pakistan

Rạng sáng 7/5 (theo giờ Việt Nam), Ấn Độ đã tiến hành không kích vào nhiều địa điểm trên lãnh thổ Pakistan và khu vực Kashmir do Pakistan quản lý.
Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Tin thuế quan ngày 7/5: Hoa Kỳ thúc đẩy bước đi chiến lược, đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước

Tổng thống Donald Trump ký lệnh thúc đẩy sản xuất thuốc; nhiều tập đoàn Nhật Bản vẫn hút đầu tư... là những thông tin có trong tin thuế quan ngày 7/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5: Ukraine bất ngờ tấn công Kursk, Nga tung đòn đáp trả

Nga tung đòn đáp trả UAV Ukraine; phòng tuyến Ukraine “rạn nứt” ở Konstantinovka... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 6/5.
Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Saudi Arabia chi khủng mua tên lửa không đối không AIM-120C-8

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/5: Saudi Arabia chi khủng mua vũ khí với số tiền dự toán khoảng 3,5 tỷ USD, bao gồm tên lửa không đối không AIM-120C-8.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5: Nga siết vòng vây Kotliarivka

Quân đội Nga siết vòng vây Kotliarivka; Belovody thất thủ, Nga áp sát biên giới Ukraine;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 5/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5: Nga 'dội mưa bom' vào Konstantinovka

Nga siết vòng vây Konstantinovka; chặn đứng đòn tấn công vào Crimea ... là những thông tin "nóng" được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 5/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo

Chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5: Nga tạo 'lá chắn điện' ở Crimea

Nga tạo "lá chắn điện" ở Crimea; Ukraine tuyên bố bắn rơi tiêm kích Su-30 Nga;... là những tin nóng có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 4/5.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/5: Ukraine 'nghẹt thở' ở Minograd

Ukraine "nghẹt thở" ở Minograd; tiểu đoàn đột kích Ukraine phá hủy loạt khí tài Nga... là những tin "nóng" về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật sáng 4/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5: Nga siết vây lính Ukraine ở Donetsk

Nga giăng bẫy lớn, siết vây lính Ukraine ở Donetsk; Ukraine tăng tốc “vũ khí phản đòn” Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine tối 3/5.
Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/5: Hy Lạp giới thiệu phương án nâng cấp xe bọc thép M113 với việc tăng cường hỏa lực, giáp bảo vệ theo tiêu chuẩn hiện đại.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5: Nga dội bão UAV xuống Zaporizhia

Zaporizhia hứng đòn UAV của Nga; quân đội Nga tấn công dọc chiến tuyến Bogatyr... là những tin nóng được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/5.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5: Nga truy quét lính Ukraine ở Kursk

Nga truy quét tàn quân Ukraine ở Kursk; Quân đội Nga siết vây Belovody;... là những thông tin nóng được cập nhật bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 2/5.
Mobile VerionPhiên bản di động