NATO có “động binh” với Nga?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được cho đang phát triển nhiều hành lang bộ binh phòng trường hợp khối này bùng nổ chiến tranh với Nga.
Bất chấp mâu thuẫn trong nội bộ NATO, Tổng thống Biden ra tuyên bố cứng rắn Nhà báo Nga: NATO đang tiến vào châu Á NATO được xây dựng dựa trên sức mạnh của Mỹ?

Theo bài viết trên trang mạng của Câu lạc bộ Valdai, các nhà phân tích phương Tây đang thảo luận nhiều kịch bản xung đột tiềm ẩn khác nhau và các quan chức đã đưa ra suy đoán công khai về khả năng xảy ra xung đột, thậm chí còn thảo luận về thời gian cụ thể xảy ra xung đột.

Trong bài phát biểu gần đây, Tổng thống Putin tuyên bố, “hành động của các nước phương Tây đã đưa thế giới đến chỗ không thể quay đầu”. Những đánh giá như vậy được đưa ra dựa trên giả định, nhưng phương Tây vẫn được dẫn dắt bởi mối tương quan giữa lợi ích và phí tổn, bắt đầu từ sự cân bằng quyền lực hiện có. Trong khi đó, những gì xảy ra trước đây cho thấy Mỹ và đồng minh khó có thể theo đuổi tiến trình hành động cân bằng.

NATO có đang lên kịch bản “nóng” với Nga ?

Cho đến nay, các chính trị gia phương Tây vẫn chưa trực tiếp lên tiếng về ý tưởng tấn công quân sự vào Nga. Hiện tại, họ đang nêu ra vấn đề dựa trên giả định Moscow sẽ không dám đáp trả. Hơn nữa, lập luận tiếp tục được đưa ra là NATO và các quốc gia thành viên không muốn một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Những lập luận này không loại bỏ được 2 nguy cơ.

NATO có “động binh” với Nga?
NATO đang phát triển nhiều “hành lang bộ binh” để binh sĩ và thiết giáp có thể ra tiền tuyến, trong trường hợp xảy ra chiến tranh lớn giữa châu Âu với Nga. Ảnh: Pixabay

Thứ nhất, tin tưởng vào khả năng răn đe hạt nhân, phương Tây có thể đi quá xa bằng cách theo đuổi hành động khiêu khích mà sẽ buộc Nga phải bảo vệ các lợi ích sống còn bằng mọi biện pháp sẵn có.

Thứ hai, xu hướng ngày càng phiêu lưu mở đường cho sự thay đổi hơn nữa về ranh giới của những gì được cho là có thể chấp nhận đối với Mỹ và đồng minh. Logic đối đầu làm tăng khả năng thay đổi, một phần do sự tích lũy phí tổn phát sinh. Kết quả là các biện pháp sẵn có bắt đầu chi phối mục tiêu được theo đuổi.

Một yếu tố khác làm tăng nguy cơ đối đầu là tính tập thể của phương Tây. Tính chất bình đẳng của các mối quan hệ trong NATO thường được nhấn mạnh trong các cuộc thảo luận trong nước, do sự chi phối rõ ràng của Washington.

Các đồng minh của Mỹ lo sợ viễn cảnh Washington vì quá bận tâm đến cuộc cạnh tranh với Trung Quốc mà không quan tâm đến họ và chỉ tập trung vào các vấn đề châu Á. Tuy nhiên, châu Âu cũng lo ngại kịch bản này sẽ trở thành hiện thực bất kể nhà lãnh đạo Mỹ có tính cách như thế nào.

Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ cho rằng, thời gian đang chống lại họ. Cụ thể, cuộc đối đầu với Nga đóng vai trò quan trọng, giúp biện minh cho việc duy trì sự chú ý của Washington tới chương trình nghị sự châu Âu. Các cuộc tranh cãi tại Quốc hội Mỹ về việc tài trợ cho Ukraine hồi đầu năm đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, cho thấy Mỹ đang mâu thuẫn với các vấn đề nội bộ.

Theo logic tấn công phủ đầu, các thành viên châu Âu trong NATO có thể kết luận việc kích động một cuộc đối đầu lúc này, khi Mỹ vẫn tham gia cuộc xung đột ở Ukraine và kiềm chế Nga, sẽ tốt hơn việc phải một mình đối đầu với Moscow sau này.

“Hành lang trên bộ” dọc biên giới Nga

Trên thực tế, các nước thành viên NATO đang chuẩn bị cho một cuộc đụng độ quân sự với Nga. Mô hình mới của lực lượng liên minh, được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid năm 2022 và các kế hoạch khu vực được chuẩn bị trên cơ sở mô hình đó bao gồm cả việc triển khai một nhóm đáng kể gồm 300.000 người trong vòng 30 ngày, bên cạnh lực lượng quân đội đã đóng quân dọc biên giới Nga.

Cơ sở của đợt triển khai lực lượng này là việc các nước Trung và Đông Âu tích cực mở rộng và hiện đại hóa quân đội. Về mặt này, Ba Lan đặc biệt khác biệt, Warsaw khẳng định vị thế là pháo đài chính của NATO, giống vị thế mà quân đội Đức nắm giữ trong nửa sau thế kỷ 20. Việc tăng quân số lên 300.000 người nhằm mục đích biến lực lượng vũ trang nước này thành lực lượng bộ binh lớn nhất của liên minh trong số các quốc gia châu Âu.

NATO có “động binh” với Nga?
Các quốc gia thành viên NATO đã đồng ý duy trì 300.000 quân sẵn sàng triển khai, nhằm đối phó với một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga. Ảnh: AP

Các thành viên NATO đang công khai thực hành các kịch bản tác chiến tại các địa điểm có thể trở thành chiến trường ở Đông Âu và Bắc Âu, với trọng tâm là việc nắm vững các bài học về xung đột vũ trang ở Ukraine. Để phục vụ mục đích này, một trung tâm đặc biệt đang được thành lập ở thành phố Bydgoszcz, Ba Lan, nhằm đảm bảo hoạt động trao đổi kinh nghiệm thường xuyên giữa quân đội phương Tây và quân đội Ukraine.

Trong một khoảng thời gian dài, mắt xích yếu trong các nỗ lực của phương Tây là khả năng hạn chế của ngành công nghiệp quân sự. Tuy nhiên, các nước thành viên NATO ngày càng chú ý đến việc khắc phục hạn chế này.

Các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) trong báo cáo gần đây kết luận, NATO đã sẵn sàng cho một cuộc chiến trong tương lai. Kết luận mang tính khoa trương này đi kèm với lưu ý liên minh vẫn cần phải nỗ lực chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kéo dài và một cuộc đụng độ với Nga.

Nga đối mặt với thách thức

Về câu hỏi “NATO có “động binh” với Nga?” giới phân tích cho rằng câu trả lời rất có thể là “Có”. Trong vấn đề này, Nga phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là ngăn chặn leo thang trong bối cảnh khả năng của các nước phương Tây. Các nỗ lực tuyên truyền về mức độ nghiêm trọng của tình hình đều bị gạt sang một bên hoặc bị xem là biểu hiện của thái độ hung hăng của Nga.

Trước sự tuyên truyền như vậy, các nước có nguy cơ rơi vào trạng thái bị kích động, từ đó tìm cách buộc đối phương phải từ bỏ đường lối mạo hiểm của mình bằng những hình thức thể hiện quyết tâm thậm chí còn mạo hiểm hơn. Cho đến nay, giới lãnh đạo Nga đã vượt qua sự cám dỗ này.

Các hành động đáp trả cũng có thể bao gồm cả việc bắn hạ các thiết bị bay không người lái đang làm nhiệm vụ trinh sát cho Ukraine trên Biển Đen. Hơn nữa, hoạt động của các thiết bị bay không người lái này là cái cớ hợp lý cho việc ban bố lệnh cấm trực tiếp đối với hoạt động của chúng ở các vùng biển lân cận. Nga cũng có thể củng cố các biện pháp răn đe bằng cách tổ chức các cuộc diễn tập ở Baltic, Địa Trung Hải hoặc Bắc Đại Tây Dương cùng với các quốc gia cũng bị xem là đối thủ của phương Tây.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc thực hiện các hành động đe dọa cần được cân nhắc dựa trên kinh nghiệm lịch sử, vốn cho thấy phản ứng trước những hành động này thường là gay gắt chứ không phải nhượng bộ. Điều này làm dấy lên câu hỏi về tính hợp lý của đề xuất được đưa ra trước đó là tiến hành tấn công hạt nhân nhằm mục đích phô trương.

Theo phía Nga, tuyến đường chính của quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga sẽ là qua cảng Rotterdam của Hà Lan để đến Đức và Ba Lan. Các hành lang thay thế từ Italia, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lần lượt đi qua Slovenia và Croatia đến Hungary, qua Bulgaria và Romania. Ngoài ra, còn có kế hoạch huy động sự tham gia của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan vào hoạt động hậu cần dự phòng.

Mỹ và các đồng minh cáo buộc Nga có thể tấn công NATO nên việc gửi vũ khí tới Ukraine sẽ giúp trì hoãn hoặc ngăn chặn kịch bản này. Nga đã phủ nhận bất kỳ ý định nào như vậy và cáo buộc phương Tây cung cấp thông tin sai lệch về xung đột ở Ukraine.

Nga cho rằng, một cuộc xung đột trực tiếp với NATO sẽ là mối đe dọa hiện hữu đối với quốc gia này khi xét đến ưu thế vượt trội của NATO về lực lượng thông thường. Do đó, Nga cảnh báo, bất kỳ cuộc đụng độ nào như vậy sẽ dẫn đến việc triển khai vũ khí hạt nhân theo học thuyết hạt nhân của nước này.

Thanh Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: NATO

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/12: Nga siết chặt vòng vây quanh Chasov Yar; Ukraine phóng tên lửa tầm xa vào Donetsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/12: Nga siết chặt vòng vây quanh Chasov Yar; Ukraine phóng tên lửa tầm xa vào Donetsk

Nga siết chặt vòng vây quanh Chasov Yar; Ukraine phóng tên lửa tầm xa vào Donetsk,... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối 23/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 23/12: Nga đạt thắng lợi kép, Ukraine nhận cảnh báo

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 23/12: Nga đạt thắng lợi kép, Ukraine nhận cảnh báo 'nóng'

Nga đạt thắng lợi kép trên chiến trường; Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo Ukraine sẽ phải 'hối hận'... là những tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 23/12.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/12/2024: Tổng thống Zelensky bị thúc về lệnh ngừng bắn; Nhà Trắng nói về thỏa thuận ở Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 23/12/2024: Tổng thống Zelensky bị thúc về lệnh ngừng bắn; Nhà Trắng nói về thỏa thuận ở Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/12/2024: Tổng thống Zelensky bị thúc về lệnh ngừng bắn; Nhà Trắng nói về thỏa thuận ở Ukraine.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức

UAV Nga thiêu rụi xe tăng do Đức sản xuất; UAV Ukraine không kích Kazan... là những thông tin 'nóng' về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 22/12.
Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 22/12/2024: Điều kiện gửi lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine; Kiev vẫn chưa được đảm bảo an ninh; Mỹ nói về triển vọng ngừng bắn.

Tin cùng chuyên mục

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik qua đánh giá của cựu lãnh đạo không quân Đức là không thể.
Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại

Trong 3 quý đầu năm 2024, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,5 điểm phần trăm so với năm 2023.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/12: Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận

Nga chặn đứng mục tiêu tiến quân của Kiev; loạt robot Ukraine xung trận... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 21/12.
Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Có gì đặc biệt trong vũ khí lần đầu được Nga trưng bày ở nước ngoài?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Nga đã lần đầu giới thiệu xe bọc thép chống mìn Typhoon-K MRAP tích hợp hệ thống tên lửa chống tăng Kornet-EM.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 21/12/2024: 3 phương án giải quyết xung đột; Ukraine sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ?

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine 21/12: 3 phương án giải quyết xung đột; Kiev sắp nhận gói viện trợ cuối cùng từ Mỹ; ông Zelensky đề nghị “hỗ trợ” gia nhập NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12:

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/12: 'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga

'Sói săn mồi' MiG-31K Nga xung trận; Ukraine ra điều kiện 'thép' với Nga... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12: Nga tập kích dữ dội tại Kursk, Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế

Ukraine nỗ lực xoay chuyển tình thế tại Kursk; Đại tá quân đội Mỹ cảnh báo sức công phá của tên lửa Oreshnik... là tin 'nóng' chiến sự Nga-Ukraine chiều 20/12.
Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Chiến sự Nga-Ukraine 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại; Ukraine tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/12/2024: OSCE có thể trở thành nền tảng đối thoại về Ukraine; Kiev ra tuyên bố bất ngờ về lệnh ngừng bắn.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/12: Nga 'tung đòn quyết chiến' ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk

Nga tung đòn quyết chiến ở Kupyansk; Ukraine sắp tấn công Bryansk... là những thông tin đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12: Nga dội hỏa lực tại Kurakhovo, quân đội Ukraine vào thế nguy cấp

Quân đội Ukraine vào thế nguy cấp tại Kurakhovo; ông Zelensky thừa nhận Ukraine 'không đủ mạnh' để đàm phán... là những tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 19/12.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/12/2024: Bỉ hoãn giao F-16 cho Ukraine; Tướng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột với NATO.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine, Ukraine từ chối đề nghị của Hungary... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12.
Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc lần đầu tiên công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) siêu thanh MD-22.
Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Vì sao Nga muốn giành quyền kiểm soát thành phố Pokrovsk?

Chiến sự đang trở nên căng thẳng quanh thành phố Pokrovsk, Donetsk khi Nga tiến sát, Ukraine tăng cường phòng thủ. Vì sao thành phố này lại quan trọng đến vậy?
Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 18/12: Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'

Nga giáng đòn chí mạng gần Pokrovsk; Ukraine tăng tốc dựng 'lá chắn thép'... là những thông tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine cập nhật tối ngày 18/12.
Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Xác định được căn bệnh bí ẩn gây tử vong hàng loạt tại Cộng hòa Dân chủ Congo

Dịch bệnh bí ẩn với các triệu chứng giống với các bệnh về đường hô hấp tại Cộng hòa Dân chủ Congo khiến nhiều người tử vong đã được xác nhận là bệnh sốt rét.
Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

Tương lai của TikTok trong vòng nguy hiểm: EU mở cuộc điều tra, Mỹ đe dọa cấm cửa

TikTok đang đối mặt với thử thách lớn nhất từ trước đến nay khi mạng xã hội này đang bị cả Mỹ và EU điều tra, đe dọa tương lai của nền tảng này.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12: Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Ukraine căng mình phòng thủ

Nga dội 'bão lửa' ở Kursk, Kiev căng mình phòng thủ; Nga cảnh báo Kiev sẽ 'trả giá đắt' vụ ám sát Tướng Kirillov;...là các tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 18/12.
Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Trung tướng Nga bất ngờ bị ám sát ở Moscow

Một vụ nổ bom điều khiển từ xa ở Moscow đã gây tử vong cho tướng Igor Kirillov, người bị Ukraine truy nã vì sử dụng vũ khí hóa học.
Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Giới doanh nghiệp toàn cầu lạc quan về nền kinh tế khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo khảo sát của tờ Wall Street Journal, 77% CEO toàn cầu đã bày tỏ sự lạc quan về nền kinh tế thế giới năm 2025, khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động