Chiến sự Nga-Ukraine ngày 2/1: NATO khẳng định viện trợ vũ khí sẽ mang lại hòa bình cho Ukraine MI6: Nga sẽ phá hủy toàn bộ vệ tinh nếu NATO tham gia chiến sự |
Đài RTP TV của Bồ Đào Nha ngày 29/1 dẫn tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Rob Bauer cho biết, NATO đã sẵn sàng cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine xảy ra (tháng 2/2022), NATO đã triển khai nhiều nhóm chiến đấu dọc theo sườn phía đông châu Âu. Đặc biệt, hồi tháng 6/2022, NATO đã quyết định thành lập thêm 4 nhóm chiến đấu tại Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria. Điều này thể hiện lập trường của NATO và gửi tín hiệu đến Nga về việc NATO đã sẵn sàng nếu Nga có ý định tấn công NATO.
Chủ tịch Uỷ ban Quân sự NATO, ông Rob Bauer |
“Nếu có bất kỳ lằn ranh đỏ nào liên quan tới quan hệ giữa Nga và NATO thì đó chính là người Nga vượt qua biên giới lãnh thổ của NATO”, ông Bauer cho biết thêm.
Ngoài ra, ông Bauer khẳng định việc phương Tây viện trợ các loại vũ khí hiện đại cho Ukraine “không phải là hành động leo thang”. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nội bộ NATO lại đang xảy ra tranh luận về chính vấn đề này.
Trong tuần qua, hàng loạt quốc gia phương Tây cam kết sẽ cung cấp xe tăng chiến đấu hạng nặng cho Ukraine. Đại sứ Ukraine tại Pháp Vadym Omelchenko cho hay, các đồng minh, đối tác đã cam kết chuyển 321 xe tăng. Tuy nhiên, Kiev sẽ phải chờ thêm ít nhất vài tuần nữa mới có thể nhận bàn giao những chiếc xe tăng đầu tiên.
Nhiều thông tin cho rằng, phương Tây đang xem xét việc viện trợ máy bay chiến đấu cho Ukraine, đây chính là điều gây tranh cãi, Thủ tướng Đức cho biết, các nước phương Tây đang làm leo thang viện trợ quân sự cho Ukraine.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Daily Mirror ngày 29/1, Thủ tướng Scholz cho biết, ông đã từ chối cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Ông cũng nói, “khi nói đến vũ khí và thiết bị (hỗ trợ Ukraine), đừng rơi vào tình trạng cạnh tranh liên tục và nâng giá lẫn nhau”.
Ông Scholz nói “vấn đề cung cấp máy bay chiến đấu hoàn toàn không tồn tại”. Ông cũng kêu gọi các nước phương Tây thận trọng trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine đến nay, trong nội bộ NATO, đặc biệt là giữa Mỹ và Đức, luôn tồn tại những bất đồng về vấn đề viện trợ cho Ukraine, Mỹ vẫn thúc giục Đức đơn phương viện trợ xe tăng cho Ukraine, nhưng phía Đức lại muốn Mỹ “đi trước một bước” trong việc viện trợ xe tăng Ukraine.
Nội bộ NATO đang mâu thuẫn vì viện trợ quân sự cho Ukraine |
Thực tế, Mỹ khuyến khích các đồng minh cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine nhưng lại không “tiến lên” trong việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực do Mỹ sản xuất, lý do là xe tăng “Abrams” vận hành phức tạp, sử dụng tốn kém.
Giới phân tích chỉ ra rằng, Mỹ khuyến khích đồng minh viện trợ xe tăng Ukraine, nhưng đằng sau sự chậm trễ trong việc “giao hàng”, Mỹ thực sự có tính toán riêng. Chính sự tính toán này đang làm gia tăng mâu thuẫn nội bộ NATO.
Truyền thông Mỹ dẫn lời Seth Jones, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một tổ chức tư vấn của Washington, nói một số người trong chính quyền ông Biden không tán thành việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực kiểu Mỹ cho Ukraine, lo ngại việc Mỹ giao xe tăng cho Ukraine sẽ khiến Nga tức giận.
Alexander Bartosh, thành viên của Học viện Khoa học Quân sự Nga, nhận định, Mỹ “khuyến khích” các nước châu Âu gửi xe tăng đến chiến trường Ukraine nhằm tiêu hao kho vũ khí của châu Âu, đồng thời khi đối đầu với Nga, xe tăng của châu Âu hoàn toàn “lép vế”. Thực tế này sẽ làm gia tăng giá trị của xe tăng Mỹ, từ đó các nước châu Âu sẽ nhập khẩu xe tăng Mỹ nhiều hơn để bổ sung vào kho vu khí của mình.
Trước các toan tính riêng và “đấu đá” nội bộ như trên, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự NATO Rob Bauer tại sao lại đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ như vậy. Có lẽ ngoài việc “nắn gân” Nga, thì tuyên bố này thực chất là để nhằm tăng cường sự đoàn kết nội bộ của NATO.