Chiến sự Nga-Ukraine ngày 1/1: Ukraine tiếp tục bị không kích; chiến sự miền Đông tăng nhiệt năm mới 2023 Chiến sự Nga-Ukraine 2/1: Quân đội Nga tiếp tục các hoạt động tấn công theo hướng Donetsk |
Trong bài phát biểu mới nhất với hãng tin DPA của Đức, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine là điều cần thiết để mang lại hòa bình cho quốc gia Đông Âu này trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá cuộc chiến tại Ukraine sẽ còn kéo dài và yêu cầu các quốc gia thành viên chuẩn bị cho các kịch bản của cuộc xung đột. Ảnh: Getty. |
Ông tuyên bố rằng Nga sẽ chỉ đồng ý đàm phán hòa bình khi không thể đạt được các mục tiêu của mình về mặt quân sự: “Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng hỗ trợ quân sự cho Ukraine là con đường nhanh nhất dẫn đến hòa bình.”
Lãnh đạo NATO tuyên bố rằng để cuộc xung đột kết thúc, Tổng thống Vladimir Putin phải nhận ra rằng lực lượng Nga không thể chinh phục được Ukraine. Điều này sẽ dẫn tới việc Điện Kremlin ngồi vào bàn đàm phán.
Ông J. Stoltenberg cũng cho rằng các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các mục tiêu quân sự sâu bên trong lãnh thổ Nga là hoàn toàn dễ hiểu với lập luận mọi quốc gia đều có quyền tự vệ vàtrả đũa
Khi được hỏi liệu Ukraine có nên được cung cấp tên lửa đạn đạo tầm trung hay không, ông J. Stoltenberg tiết lộ rằng các thành viên NATO và Ukraine đang đàm phán về các loại vũ khí cụ thể mà ông từ chối nêu tên.
Tổng thư ký NATO chỉ ra rằng một số thành viên của khối quân sự đã cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí có tầm bắn xa hơn, ví dụ như hệ thống pháo phản lực phóng loạt cơ động cao M142 HIMARS do Mỹ sản xuất và máy bay không người lái.
NATO nhận định cuộc xung đột tại Ukraine sẽ còn kéo dài và kêu gọi các quốc gia thành viên chuẩn bị trước cho kịch bản này. Điều này được khẳng định rõ ràng khi Nga tổ chức tổng động viên một phần và lực lượng tân binh đang được đào tạo để chuẩn bị cho các đợt tấn công trong tương lai.
Hôm 29/12, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã thẳng thừng bác bỏ “công thức hòa bình” 10 điểm của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky, trong đó đề xuất quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi lãnh thổ Ukraine.
Ông S. Lavrov nói với các phóng viên rằng Mátxcơva sẽ “không đàm phán với bất kỳ ai” theo các điều kiện của ôngV. Zelensky. Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh Điện Kremlin không từ chối đàm phán với Ukraine, nhưng Kiev trước tiên phải thừa nhận tình hình mới trên thực địa.
Tối 29/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một dự luật chi tiêu khổng lồ trị giá 1.700 tỷ USD, trong đó dành 45 tỷ USD cho việc “hỗ trợ Kiev”, bao gồm 9 tỷ đô la để “huấn luyện và trang bị cho quân đội Ukraine”.
Nga khẳng định rằng việc chuyển giao vũ khí của phương Tây cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột, đồng thời cảnh báo những người ủng hộ Ukraine rằng việc viện trợ có khả năng dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự toàn diện giữa Nga và NATO.
Về tình hình xung đột tại Donbass, sau các hoạt động tấn công gần đây, cả Nga và Ukraine đang tích cực củng cố các vị trí đóng quân để chuẩn bị cho các bước tiếp theo. Tâm điểm của xung đột là tuyến phòng thủ tại tỉnh Donetsk và khu vực giáp ranh giữa tỉnh Lugansk và Kharkov. Với việc tập trung lực lượng và trang bị, Quân đội Nga và đồng minh có thể đang chuẩn bị cho 1 đợt tấn công quy mô lớn sau dịp năm mới 2023.
Các đợt không kích của Nga cơ bản đã phá hủy hệ thống điện lưới của Ukraine |
Liên quan tới những hậu quả của cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, cựu cố vấn Tổng thống Ukraine, Oleg Soskin đánh giá với việc hạ tầng bị phá hủy nặng nề, nền kinh tế của nước này có thể rơi vào trạng thái trì trệ tới năm 2034.
Ông Oleg Soskin nhận định, Ukraine hiện không có đủ nguồn lực và cơ hội để sớm khôi phục nền kinh tế sau khi xung đột chấm dứt và tình hình có thể tiếp tục xấu đi. Cùng với đó, ông này cũng lớn tiếng chỉ trích Tổng thống V. Zenlesky là người thiếu kinh nghiệm và không chịu được sức ép. Để duy trì sự lãnh đạo của Kiev, lực lượng an ninh Ukraine sẽ phải tổ chức nhiều hoạt động trấn áp các phe phái đối lập trong nước.
Trước đó, ông Oleg Soskin từng đưa ra tuyên bố sốc khi so sánh Ukraine đang dần trở thành “thị trấn ma”, khi người dân đang rời bỏ đất nước. Nền kinh tế Ukraine cơ bản đã bị phá hủy và hệ thống tài chính đã mất khả năng thanh khoản.
Sau hàng loạt đợt không kích có tính toán của phía Nga, hệ thống điện của Ukraine đang đứng trước khả năng sụp đổ hoàn toàn. Lãnh đạo Tập đoàn điện lực Ukrenergo Volodymir Kudrytsky đánh giá, về lý thuyết khả năng trên hoàn toàn có thể xảy ra nếu tình trạng không được cải thiện.
“Về mặt lý thuyết, việc Ukraine mất điện hoàn toàn đang hiện hữu”, ông V. Kudrytsky cho biết. Tuy nhiên, lãnh đạo Ukrenergo tin tưởng khả năng này sẽ không dễ dàng xảy ra và phía Nga đang có ít cơ hội để Ukraine chìm hoàn toàn trong bóng tối.
Ông V. Kudrytsky khẳng định, đội ngũ kỹ sư điện Ukraine đang nhanh chóng thích nghi với điều kiện làm việc mới và tiết lộ, hệ thống sản xuất và truyền tải điện của Ukraine nếu không bị hư hại, thì đã bị phá hủy trong các đợt tấn công. Về cơ bản, các nhà máy điện không bị tấn công, nhưng hệ thống truyền tải điện đã bị phá hủy và thiếu phụ tùng thay thế khiến quá trình khôi phục rất chậm và gây quá tải hệ thống còn lại.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đánh giá cuộc chiến tại Ukraine sẽ còn kéo dài và yêu cầu các quốc gia thành viên chuẩn bị cho các kịch bản của cuộc xung đột. Ảnh: Getty.