Nâng tầm thương hiệu cà phê Tây Nguyên

Ước mơ nâng tầm thương hiệu cà phê Tây Nguyên luôn sôi sục trong người con của vùng đất đại ngàn, từ đó, sản phẩm “Ê Đê Café” có mặt khắp trong và ngoài nước.
Đẩy mạnh quảng bá thương hiệu cà phê đặc sản các vùng miền Tỉnh Đắk Lắk: Tiếp tục lan toả thương hiệu cà phê

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số để đưa sản phẩm xuất ngoại

Chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp của mình với phóng viên Báo Công Thương, anh Y Pốt Niê - Giám đốc Công ty TNHH Ê Đê Café (tại buôn Kla, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) – cho biết, có lẽ chữ “duyên" và sự may mắn khi tôi được sinh ra và lớn lên ở cùng đất có cây cà phê. Cây cà phê gắn liền với hơi thở, với cuộc sống của tôi. Uống cà phê mỗi ngày, cà phê đã đem lại cho tôi một năng lượng tươi mới. Cà phê giống như đứa con tinh thần vậy.

Y Pốt Nia tại vùng nguyên liệu cà phê tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk
Y Pốt Nia tại vùng nguyên liệu cà phê tại xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Đấy cũng là lý do dù dùi mài trên ghế đại học 6 năm tại Trường đại học Y, ra trường và làm bác sĩ đa khoa tại Bệnh viện 175, nhưng tôi vẫn quyết định chuyển hướng, quay về buôn Kla để quyết định khởi nghiệp với hạt cà phê để thực hiện ước mơ mà tôi đã đeo đuổi từ nhỏ đó là nâng cao giá trị hạt cà phê mà bà con trong vùng làm ra.

Mọi thứ bắt đầu từ con số 0, từ những gì thô sơ nhất. Khi bắt tay vào làm kinh doanh, mục tiêu thị trường mà chúng tôi hướng đến là xuất khẩu, dù giá bán không được cao nhưng nếu bán với đơn hàng lớn thì sẽ đem lại lợi nhuận không nhỏ.

Do đó, ngay từ ban đầu, chúng tôi đã xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng, ổn định. Hiện vùng nguyên liệu chính của chúng tôi ở xã Dray Sáp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Chúng tôi đã xây dựng vùng nguyên liệu hơn 100 ha tại đây, ngoài ra, doanh nghiệp còn phối hợp với các xã khác trong huyện, với độ phủ khoảng 1.000 ha cây cà phê.

Y Pốt Niê vận động bà con trong buôn chuyển đổi hình thức canh tác sản xuất cà phê sạch
Y Pốt Niê vận động bà con trong buôn chuyển đổi hình thức canh tác sản xuất cà phê sạch

Để bảo đảm nguồn nguyên liệu, Y Pốt Niê vận động bà con trong buôn chuyển đổi hình thức canh tác sản xuất cà phê sạch. Nhiều người dân trong buôn đã đồng ý liên kết với Y Pốt Niê để chuyển sang canh tác cà phê theo hướng hữu cơ.

Với bà con đồng bào dân tộc, trước đây, họ làm theo cách truyền thống, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. Việc thay đổi thói quen canh tác làm theo hướng hữu cơ cũng không dễ, tuy nhiên, sau 5 năm đồng hành, đến nay cà phê của bà con vừa chất lượng và sai trái rất nhiều.

“Khó khăn chỉ ở giai đoạn đầu, đến nay, bà con thay đổi rất nhiều, sản phẩm sạch giúp giá bán lại cao. Giá cà phê được doanh nghiệp thu mua cho bà con thường cao hơn từ 10% - 50% so với cà phê thông thường”, Y Pốt Niê.

Cùng với phát triển vùng nguyên liệu, cách chào hàng, quảng bá sản phẩm của Y Pốt Niê cũng khác biệt. Anh kể, cùng với việc đi các chương trình xúc tiến thương mại truyền thống thì anh lên kế hoạch 1 tuần sẽ có 2 buổi livestreams bán hàng trên facebook hay TikTok bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt và bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử.

Để thu hút người xem, trước khi giới thiệu sản phẩm, chúng tôi kể những câu chuyện văn hóa Tây Nguyên, hát những câu hát của Tây Nguyên, chính việc này đã dẫn dắt và lôi cuốn rất nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng có chính sách chiết khấu hay tặng quà cho khách hàng xem livestreams.

Đây là cách để sản phẩm lan tỏa rộng khắp trong và ngoài nước. Nhiều đối tác nước ngoài còn về tận công ty, vùng nguyên liệu để xem và mua hàng.

“Hiện facebook của tôi có khoảng 5.000 người theo dõi. Trên mỗi nền tảng, tôi đều livestreams bán hàng 2 lần/tuần. Mỗi lần livestreams có ít nhất 1.000 người theo dõi. Mỗi lần livestreams chúng tôi đều có đơn về, thấp nhất 1 ngày cũng bán 2-3 tạ/ngày”, anh Y Pốt Niê kể.

“Khi bắt tay vào làm, có nhiều người hỏi tôi về câu chuyện thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn có bị “đá văng” ra khỏi thị trường hay không?”, Y Pốt Niê nói. Rõ ràng, trái ngọt không tự nhiên mà đến, khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp trong nông nghiệp còn khó khăn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, với mục tiêu hàng đầu đó là chất lượng, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, giá cả hợp lý,… là những yếu tố để khách hàng dùng thử, quay trở lại và ưu tiên lựa chọn sản phẩm.

Khởi nghiệp từ 0 đồng và ước mơ giữ gìn bản sắc văn hóa Ê Đê

Trong câu chuyện với chúng tôi, sự lạc quan luôn hiện rõ trên khuôn mặt, trong nụ cười của chàng trai Ê Đê này. Y Pốt Niê kể, nhiều người cũng hỏi tôi về những khó khăn trong chặng đường 5 năm khởi nghiệp vừa qua. Tôi thường không nói đến, bởi trong kinh doanh chắc chắn sẽ có khó khăn, nhưng chúng ta nhắc đến hay nghĩ quá nhiều đến nó sẽ khiến chúng ta đôi khi trùng xuống, nếu nghĩ đến sự tích cực, khi đó, mọi khó khăn sẽ vượt qua.

Sản phẩm cà phê được trồng theo hướng canh tác hữu cơ
Sản phẩm cà phê được trồng theo hướng canh tác hữu cơ

Bắt đầu từ con số 0, đến nay, Y Pốt Niê đã xây dựng nhà xưởng gần 800m2. Từ hai, ba sản phẩm, đến nay “Ê Đê Café” đã có tám dòng sản phẩm với hai dạng là cà phê bột và cà phê hòa tan. Cà phê bột có cà phê Robusta, cà phê Arabica, cà phê Mix 2, cà phê Mix 3,…

Cà phê hòa tan có cà phê hòa tan 3 trong 1, cà phê hòa tan sầu riêng và cà phê hòa tan khoai môn. Với sự phát triển, đến năm 2022, sản phẩm cà phê Robusta của “Ê Đê Café” đã được công nhận là sản phẩm OCOP hạng 4 sao.

Ngoài thành công trong xây dựng thương hiệu riêng của mình thì “Ê Đê Café” còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hiện tại “Ê Đê Café” của Y Pốt Niê có khoảng 30 nhân viên chính thức với mức lương từ 5-7 triệu đồng/người/tháng và hơn 100 nhân viên bán thời gian.

Cùng với xuất khẩu, đến nay “Ê Đê Café” đã đến được 56/63 tỉnh, thành trong cả nước. Nói về định hướng tương lai sắp tới, cùng với phát triển chuỗi để tạo “trend” văn hóa cà phê Tây Nguyên tại Hà Nội, Y Pốt Niê đặt mục tiêu tiếp tục phát triển thương hiệu “Ê Đê Café” trong sự hòa quện, gắn kết văn hóa Việt Nam và văn hóa Ê Đê, cộng hưởng cả truyền thống và hiện đại để những câu chuyện sản phẩm cà phê đậm chất Tây Nguyên được lan tỏa.

“Trong mỗi sản phẩm “Ê Đê Café” đều được thiết kế những "họa tiết" riêng nhằm lưu giữ những nét truyền thống của đồng bào Ê Đê. Để văn hóa Ê Đê không chỉ chảy trong dòng máu của mỗi người dân Tây Nguyên mà có thể lan tỏa rộng khắp từ đó, phát triển hơn cho cộng đồng Ê Đê và chính của mình”, Y Pốt Niê.

Thanh Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các sở, ngành liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động xuất nhập khẩu.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Con số gần 800 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mà nước ta có hiện nay có thể được gia tăng nếu doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các nền tảng thương mại điện tử.
Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 với thặng dư thương mại cao là điểm sáng trong bức tranh kinh tế, điều này khẳng định chất lượng công tác thương mại.
Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam cán mốc 100 tỷ USD. Dư địa xuất khẩu sang thị trường này còn rất lớn.
Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tính đến hết 15/12/2024, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD, tăng 13,9%, tương ứng tăng 46,92 tỷ USD...
Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới.
Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu.
Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Con số kỷ lục của hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 có được một phần nhờ các hoạt động xúc tiến xuất khẩu được triển khai bài bản thời gian qua.
Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Năm 2024 các thị trường đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm. Riêng tháng 11/2024, Nhật Bản có tới 10 thông báo, có loại thuốc giảm hoạt chất đến 10 lần.
Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Với mức tăng trưởng 18%, Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất.
Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Việt Nam và Hoa Kỳ đang đàm phán biện pháp kiểm dịch thực vật với quả chanh leo. Dự kiến, Việt Nam sẽ có thêm chanh leo xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2025.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động