Nâng tầm nông, thủy sản Việt: Phải xác định giống gì, con gì cần thúc đẩy tiếp thị

Để nâng tầm uy tín nông, thủy sản Việt Nam, phải tính toán đâu là hàng hóa nổi bật nhất để thúc đẩy tiếp thị cả thị trường trong nước và nước ngoài
Nông lâm thủy sản Việt chiếm chưa tới 5% thị phần nhập khẩu của thị trường Trung Quốc Thủy sản Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Australia

Vẫn chuyện nông sản “được mùa rớt giá”

Chia sẻ tại Hội nghị “ Nâng tầm nông – thủy sản Việt” do Báo Người lao động phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 27/4, bà Nguyễn Kim Nhiên - Giám đốc Công ty TNHH CBNS Kim Nhiên (TP. Cần Thơ) cho biết: Doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chủ lực là trà mãng cầu, bao tiêu khoảng 200 ha ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ. Thuận lợi là giải quyết đầu ra giá trị cho trái cây, nâng giá trị trái cây thành các dòng trà để xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Lào và tiêu thụ nội địa. Tuy vậy, công ty đang gặp nhiều khó khăn vì đầu ra chưa phổ biến.

Nêu thực tế hiện nay của ngành hàng nông sản trong vùng, ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ cho biết, hiện nay sản quy mô sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không đồng đều.

Người nông dân sản xuất tự phát không dựa vào nhu cầu của thị trường, đa phần nông dân chạy theo cái lợi trước mắt chưa nghĩ đến lâu dài, sản xuất xong rồi mới tìm đầu ra cho sản phẩm, vì thế câu chuyện "mất mùa được giá, được mùa mất giá" khó có thể giải quyết dứt điểm.

Nâng tầm nông, thủy sản Việt: Phải xác định giống gì, con gì cần thúc đẩy tiếp thị
Các địa phương cần xác định mặt hàng nổi bật nhất để thúc đẩy tiếp thị ở cả thị trường trong nước và nước ngoài

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, 70% nông dân vẫn thích làm ăn riêng lẻ, đất đai manh mún và làm theo ý mình. Do đó, việc xây dựng và hình thành những vùng sản xuất lớn, có sản phẩm/nguyên liệu đồng nhất để cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến dù có nhưng còn rất ít. Ví dụ trong ngành đường, gắn kết giữa nông dân trồng mía và nhà máy sản xuất đường rất chặt chẽ nhưng những ngành khác khó kiếm được liên kết như vậy.

Đối với ngành thủy sản, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng khi tập trung nhiều vùng nguyên liệu và nhà máy chế biến thủy sản. Với cá tra, khu vực này đóng góp đến 90% kim ngạch xuất khẩu, tập trung tại các địa phương: Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, An Giang, Long An, Bến Tre... Còn ngành tôm tập trung ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau.... Tuy nhiên, hiện nay có thể nói hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống logistics, hệ thống sản xuất, dịch vụ phụ trợ của Đồng bằng sông Cửu Long phát triển chưa tương xứng.

"Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa có nhiều vùng nuôi tôm tập trung, quy mô trang trại, chưa có cảng biển đón tàu container cũng như hệ thống cung ứng và phân phối vật tư, nguyên liệu phải qua nhiều khâu trung gian khiến cho giá thành sản xuất còn cao và khó cạnh tranh. Đây là những trở ngại cơ bản để xuất khẩu thủy sản có thể bắt kịp với xu hướng hiện nay khi mà thị trường thế giới ngày càng quan tâm nhiều đến an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng như phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn"- ông Hòe cho biết thêm.

Đơn cử, các đối thủ của ngành tôm Việt Nam trên thế giới như: Ecuador, Ấn Độ nhờ có vùng nuôi tập trung nên đã kiểm soát tốt dịch bệnh, truy xuất được nguồn gốc, ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản lý tốt chi phí nên đã cạnh tranh mạnh với tôm Việt Nam trong vài năm gần đây, dù trình độ chế biến tôm của Việt Nam cao hơn hẳn.

Cần phải nâng tầm nông, thủy sản

Theo GS. Võ Tòng Xuân, để nâng tầm uy tín của nông sản, thuỷ sản Việt Nam, các địa phương phải tính toán xem đâu là hàng hóa nổi bật nhất. Địa phương nào cũng có sản phẩm OCOP, có nơi có cả trăm sản phẩm nhưng các sản phẩm OCOP giữa các tỉnh thành đa số na ná nhau. Do đó, cần tính toán sản phẩm OCOP nào thật sự đại diện cho địa phương, cần phải tiếp thị mạnh không chỉ trong nước mà ở thị trường nước ngoài.

Ở cấp quốc gia thì xác định loại giống nào, mô hình sản xuất nào. Ví dụ vải thiều hiện mạnh tỉnh nào lo đầu ra tỉnh đó, cạnh tranh nhau chứ không làm thương hiệu chung cho vải thiều Việt Nam để ai tới cũng phải mua. Hay như miền Bắc có khoai tây Thường Tín đặc biệt ngon nhưng chưa được đẩy mạnh thành sản phẩm quốc gia. Vậy nên, cần xác định giống gì, con gì để đẩy mạnh.

Vấn đề thứ 2 là liên kết sản xuất. Khi xây dựng được vùng nguyên liệu lớn, đồng nhất, chất lượng cao, sạch, ngon thì không còn khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất thương hiệu đó phải cùng nhau chăm sóc, giữ vững thương hiệu, lúc nào sản phẩm cũng ngon như nhau.

PGS.TS Nguyễn Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến thì cho rằng, doanh nghiệp phải làm sao có nguyên liệu rẻ nhất để sản xuất sản phẩm chất lượng cao bán ra toàn cầu. Thứ 2 cần tiêu chuẩn hoá theo nước ngoài. Chúng ta có rất nhiều tiêu chuẩn (khoảng 23 tiêu chuẩn), mỗi địa phương còn có tiêu chuẩn con dẫn đến nông dân không thể đáp ứng tất cả tiêu chuẩn đó. Vì vậy, cần có doanh nghiệp dẫn đầu, tổ hợp tác hướng dẫn nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn và tổ chức thu mua, sản xuất, chế biến, thương mại hoá theo hướng nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp.

Để hướng tới nâng tầm nông thủy sản, Đồng bằng sông Cửu Long phải tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Tối 22/11, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024.
Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Chuyển đổi số để hàng Việt Nam vươn xa trên thị trường quốc tế

Tại tọa đàm “Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số”, diễn giả đã nêu thách thức, giải pháp để hàng Việt “cất cánh” trên môi trường số.
Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Chính sách xanh trên toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng chảy thương mại và xu hướng thu hút đầu tư của Việt Nam.
Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chiếm chưa tới 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Nhật Bản.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Tổng cục Hải quan vừa thông tin tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong nửa đầu tháng 11/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 681 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Chiều 21/11, Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ trong hoạt động xúc tiến thương mại.
Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay diễn ra tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’

Sáng nay 22/11, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm ‘Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số’.
Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, dự kiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước có thể đạt con số 800 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia

Theo ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Công Thương đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế số quốc gia.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Hỗ trợ chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ: Nâng sức cạnh tranh cho nền kinh tế

Công nghệ số phát triển đã tác động đến ngành bán buôn, bán lẻ tại Việt Nam. Trong bối cảnh này, hỗ trợ chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, không thể chậm trễ.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép

Tổng cục Hải quan cảnh báo nhiều chiêu trò trốn thuế và yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát nhập khẩu mặt hàng thép.
Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Sự kiện thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024

Theo chương trình, sự kiện quốc gia về thương mại điện tử thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương 2024 sẽ bao gồm nhiều nội dung quan trọng, hấp dẫn.
Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng số tại Trung Quốc sẽ giúp các nhà cung ứng Việt có thể bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng tại thị trường này.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.
Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Sáng 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Sáng 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.
Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Ukraine đứng đầu về thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 27,4% trong tổng lượng và chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Toyar và Realsee hợp tác chiến lược đột phá, tiên phong số hóa không gian tại Việt Nam qua nền tảng Fidovn

Hợp tác chiến lược giữa Toyar và Realsee, qua nền tàng Fidovn sẽ đem lại giải pháp số hóa hiện đại, tối ưu trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ

Sau khi triển khai tuyến dịch vụ kết nối trực tiếp đến các cảng lớn tại Ấn Độ, cuối tháng 8/2024, cảng Chu Lai mở rộng tuyến hàng hải quốc tế, kết nối tới Mỹ.
Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Trước tác động từ các rào cản xanh đặt ra bởi thị trường quốc tế bắt buộc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chuyển mình thích ứng hội nhập.
Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Thời gian vừa qua, hàng Việt Nam đã được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhiều hệ thống phân phối như Saigon Coop, AEON, Central Retail… và mang lại hiệu quả tốt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động