Thứ bảy 10/05/2025 04:12

Nâng tầm món ‘quà quê’ nhờ thương mại điện tử

Khô mè, món quà quê quen thuộc của bao thế hệ người dân xứ Quảng, nay đã được nâng tầm nhờ việc lên sàn thương mại điện tử.

Giữ “lửa” nghề truyền thống gia đình

Ngót quét đã truyền qua ba thế hệ, bánh khô mè Bà Ly luôn mang đến hương vị tinh khiết, mộc mạc và đậm đà bản sắc xứ Quảng. Những chiếc bánh nhỏ nhắn, béo bùi là sự kết hợp giữa kỹ thuật làm bánh truyền thống và tâm huyết của người thợ.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 2013, khi chị Phan Thị Ly (chủ cơ sở sản xuất bán kẹo truyền thống Bà Ly) ra trường và đang gắn bó với nghề hướng dẫn viên du lịch. Nhưng khi nghe ba mình tâm tư rằng “gia đình đã 3 đời làm bánh mà bây giờ 3 đứa con không có ai theo nghề”, cô gái 9X quyết tâm quay về với nghề gia truyền.

Nhờ một số đầu mối khi còn làm du lịch, những năm đầu theo nghề gia truyền, sản phẩm bánh khô mè tiêu thụ khá ổn định khi cung ứng cho các cửa hàng, điểm lịch với nhiều loại bánh như: khô mè, khô nổ, khô dẻo, bánh đậu xanh.

Khô mè là món quà quê quen thuộc trong tâm thức của người dân xứ Quảng. (Ảnh: Quang Hiếu)

Bánh khô mè Bà Ly được làm từ những nguyên liệu tự nhiên quen thuộc như bột gạo, bột mì, đường, gừng và mè. Sự tỉ mỉ trong việc chọn lựa nguyên liệu là chìa khóa để tạo nên hương vị đặc biệt cho bánh khô mè Bà Ly với vị vị ngọt thanh của đường, vị béo thơm của mè rang quyện cùng vị cay nồng của gừng.

Để tạo nên thức quà được nhiều người ưa chuộng, bên cạnh công thức truyền thống, bánh khô mè Bà Ly còn được sản xuất theo quy trình an toàn, khép kín, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, cơ sở sản xuất còn đầu tư công nghệ dây chuyền khép kín, qua các công đoạn tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.

Năm 2019, chị Ly quyết định đăng ký sản phẩm bánh khô mè tham gia chương trình OCOP và nhận được sự tiếp sức mạnh mẽ từ Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam và các đơn vị liên quan. Từ đó, không chỉ là thức quà quê quen thuộc trong tâm thức người dân Quảng Nam, bánh khô mè Bà Ly được giới thiệu, quảng bá khắp trong và ngoài tỉnh, trở thành thứ đặc sản mộc mạc, bình dị nhưng gói trọn tình cảm của người làm bánh.

Trong những ngày lễ Tết hay những dịp đặc biệt, bánh khô mè Bà Ly trở thành sự lựa chọn hàng đầu để mang chút vị quê xứ Quảng sẻ chia cho bạn bè, đối tác, người dân… trên khắp mọi miền đất nước. Sản phẩm cũng được nhiều đơn vị, doanh nghiệp lựa chọn trong các giỏ quà biếu tặng vào những dịp kỉ niệm đặc biệt, Lễ Tết.

Chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo truyền thống Bà Ly cũng mạnh dạn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Sàn Việt (sanviet.vn) để mở rộng phạm vi bán hàng, tiếp cận được đa dạng khách hàng trong tỉnh và trên cả nước. Từ đó, tiếp tục đưa thương hiệu bánh khô mè Bà Ly vươn xa.

Đặc sản vươn ra cả nước nhờ thương mại điện tử

Chia sẻ về cơ duyên đưa sản phẩm bánh khô mè bà Ly lên Sàn Việt, chị Ly cho biết, nhờ sự giới thiệu, hỗ trợ của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, cơ sở sản xuất biết đến sàn thương mại điện tử này và quyết định mở rộng kinh doanh sản phẩm bằng nền tảng thương mại điện tử.

Sàn Việt (sanviet.vn) là lựa chọn uy tín, chất lượng đối với cơ sở bởi đây là sàn thương mại điện tử hợp nhất do Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương xây dựng và vận hành. Trong đó, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cục Thương mại điện tử - Bộ Công Thương xây dựng Sàn thương mại điện tử Quảng Nam (www.quangnam.sanviet.vn), tích hợp trực tiếp với Sàn Việt.

Đây là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiếp cận và nắm bắt được xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Đề án Xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt (sanviet.vn) do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương triển khai, nhằm phục vụ cho nhu cầu thúc đẩy giao dịch, mua sắm hàng hóa qua kênh thương mại điện tử của người dân.

Thông qua Sàn Việt (sanviet.vn), các sàn thương mại điện tử của 63 tỉnh, thành được tích hợp và kết nối, giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm, mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương trên cùng một địa chỉ với thao tác dễ dàng, tiện lợi.

Nhờ có các sàn thương mại điện tử, nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Nam, trong đó có khô mè, đã tiếp cận được các thị trường trong và cả ngoài nước. (Ảnh: Sàn Việt)

Nhờ việc lên sàn, bánh khô mè Bà Ly đã được người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh biết đến nhiều hơn; một số đầu mối ở Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Bình, TP. Hồ Chí Minh cũng thường xuyên lấy hàng để phân phối. Việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử giúp cơ sở tiết kiệm được thời gian, giảm chi phía marketing, vận chuyển… bởi nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ Sở Công Thương.

Thời gian qua, Quảng Nam rất chú trọng thị trường thương mại điện tử, thương mại điện tử cũng góp phần tích cực để phục hồi sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đối với địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề như Quảng Nam, thương mại điện tử cũng góp phần rất lớn để đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã vươn ra biển lớn.

Theo ông Lê Vũ Thương, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, thương mại điện tử không chỉ góp phần giúp thúc đẩy giao thương trong nước mà còn mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp địa phương tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu.

“Dựa trên những tiện ích công nghệ, hình thức quảng bá xúc tiến thương mại, kết nối khách hàng của doanh nghiệp cũng đa dạng hơn. Nhiều cơ sở kinh doanh, hộ sản xuất của địa phương đã đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trên không gian số và sàn thương mại điện tử… giúp mở rộng thị trường ra toàn quốc và cả nước ngoài”, ông Thương nói.

Trong xu hướng chung đó, Sàn thương mại điện tử Quảng Nam là một sự lựa chọn được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn ưu tiên, lựa chọn để tham gia giới thiệu, quảng bá và bày bán các sản phẩm địa phương; tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Thời gian qua, Sàn thương mại điện tử Quảng Nam đang dần dần trở thành kênh mua sắm trực tuyến chất lượng và uy tín không chỉ đối với các đơn vị sản xuất mà còn được người tiêu dùng biết đến, ưa chuộng. Với cách thức mua hàng đơn giản, dễ hiệu, sản phẩm lên sàn được đảm bảo về chất lượng, uy tín và thương hiệu bởi Sở Công Thương tỉnh, người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi mua sắm trên sàn thương mại điện tử này.

Bên cạnh đó, thông qua việc tích hợp giữa sàn thương mại điện tử các địa phương với sàn thương mại điện tử hợp nhất Sàn Việt, khách hàng có thể lựa chọn hàng trăm sản phẩm đặc trưng của tất cả các địa phương chỉ trên một địa chỉ trang web, điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nâng cao trải nghiệm cũng như tăng cường sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Quỳnh An
Bài viết cùng chủ đề: Sàn Việt

Tin cùng chuyên mục

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025