Năng suất lao động tại Việt Nam: Có cải thiện nhưng thiếu đồng đều

Để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần có những biện pháp giúp tăng năng suất lao động.
Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất Ngành Công Thương nỗ lực nâng cao năng suất lao động

Sáng 29/11, tại Hà Nội, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân Việt Nam (IPS-C), Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy năng suất lao động cho tăng trưởng bền vững ở Việt Nam”. Hội thảo nhằm thực hiện nhiệm vụ “nghiên cứu, triển khai Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động” được phân công tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận 5 nội dung chính, bao gồm: Thứ nhất, sự cần thiết thúc đẩy năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay; Thứ hai, rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành; Thứ ba, đánh giá thực trạng năng suất lao động theo các góc độ tổng thể nền kinh tế, ngành kinh tế, khu vực doanh nghiệp và theo vùng, địa phương, vùng kinh tế trọng điểm; Thứ tư, đề xuất mục tiêu phát triển cũng như định hướng, giải pháp chính cho giai đoạn tới.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Thực tế cho thấy, sau hơn 35 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội, ngay cả trong thời kỳ khó khăn do dịch Covid-19. Thể hiện ở việc tăng trưởng kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Với mục tiêu trở thành nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần tiếp tục duy trì tăng trưởng cao và liên tục trong những thập niên tới. Trong bối cảnh dư địa cho tăng trưởng theo phương thức truyền thống, dựa chủ yếu trên mở rộng quy mô lao động giá rẻ và vốn, hoặc gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, đã trở nên hạn hẹp, thì năng suất lao động chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, từng địa phương và của khu vực doanh nghiệp.

Trên thực tế, trong giai đoạn 2011-2021, khung chính sách nền tảng cho cải thiện năng suất lao động đã được ban hành theo nhiều nhóm, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các chính sách cụ thể hỗ trợ ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Quan trọng hơn cả, tư duy chính sách về mô hình, hoạt động kinh tế mới đã bước đầu hoàn thiện, nhấn mạnh đến năng suất lao động, đổi mới sáng tạo và động lực cho doanh nghiệp. Tuy vậy, thể chế, chính sách vẫn chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, ảnh hưởng đến hiệu quả phối hợp thực hiện các giải pháp và chưa xác định rõ ràng vai trò, trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong đảm bảo thực hiện thực chất và hiệu quả.

Ở cấp độ tổng thể nền kinh tế, năng suất lao động của Việt Nam có sự cải thiện đáng kể, tăng 2,5 lần, từ 70,3 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 171,8 triệu đồng/lao động năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trong 10 năm 2011-2020 đạt 6,0%, trong đó, giai đoạn 2011-2015 đạt 5,5% và giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là 5,0%.

Năng suất lao động tại Việt Nam được cải thiện, nhưng thiếu đồng đều
Tại Hội thảo, các đại biểu đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động

Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và chênh lệch có xu hướng gia tăng. Trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, mặc dù năng suất lao động thấp nhưng tốc tăng tăng tương đối cao do quá trình chuyển dịch cơ cấu. Trong khi đó, năng suất lao động của khu vực công nghiệp-xây dựng thấp và không ổn định, chủ yếu do tham gia ở phân khúc giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều lao động, chưa thể hiện vai trò dẫn dắt và thúc đẩy tăng trưởng. Năng suất lao động của khu vực dịch vụ giữ xu hướng tăng nhưng thiếu ổn định và dựa nhiều vào các ngành dịch vụ truyền thống.

Đặc biệt, theo vùng kinh tế trọng điểm, năng suất lao động không đồng đều, tập trung ở một số thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu... và chủ yếu ở hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và phía Nam.

Đáng lưu ý, tốc độ tăng năng suất lao động có xu hướng giảm dần, các địa phương “dẫn dắt” trong vùng chưa phát huy hết vai trò lan tỏa, chưa đóng vai trò thúc đẩy và lôi kéo tăng trưởng của vùng. Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp đạt 309,9 triệu đồng/lao động năm 2020, tăng 93,1% so với năm 2011; mức chênh lệch năng suất lao động giữa các loại hình doanh nghiệp ngày càng tăng.

Theo đó, các chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra những rào cản chính đối với doanh nghiệp trong thúc đẩy năng suất lao động bao gồm: Sự bất định khi đầu tư vào công nghệ; năng lực đổi mới phản ánh qua chất lượng quản lý còn yếu kém; lực lượng lao động thiếu những kỹ năng cần thiết và thiếu nguồn vốn đầu tư.

Từ nhận định đó, các ý kiến tại hội thảo đi đến thống nhất, việc xây dựng Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng, vừa có ý nghĩa thời sự nhằm sớm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, vừa là trọng tâm chiến lược nhằm góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giúp Việt Nam “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” các quốc gia trong khu vực.

Chương trình quốc gia về tang năng suất lao động hướng tới mục tiêu coi năng suất lao động là động lực, nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững; trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và thông qua thúc đẩy liên kết vùng và phát triển vùng; từ đó góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh, mức độ độc lập, tự chủ và sức chống chịu của nền kinh tế.

Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động dự kiến đặt ra một số chỉ tiêu, bao gồm: Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân từ 6,5-7,0%/năm; Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố lớn cao hơn trung bình cả nước; Nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng; Phấn đấu nằm trong nhóm hàng đầu của ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động vào năm 2030; và Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO) thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Chính phủ điện tử (của Liên hợp quốc) thuộc nhóm 60 nước đứng đầu.
Nguyễn Hoà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: 198 doanh nghiệp nợ thuế 8.080 tỷ đồng, có nhiều "ông lớn" bất động sản

TP. Hồ Chí Minh: 198 doanh nghiệp nợ thuế 8.080 tỷ đồng, có nhiều "ông lớn" bất động sản

Tính đến 30/10, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 198 doanh nghiệp nợ thuế, tổng số tiền là 8.080 tỷ đồng, đa phần là các "ông lớn" trong lĩnh vực bất động sản.
Chi tiết giá pháo hoa Z121 người dân có thể sử dụng trong dịp Tết

Chi tiết giá pháo hoa Z121 người dân có thể sử dụng trong dịp Tết

Thời điểm này, nhiều người quan tâm giá bán pháo hoa Z121 bao nhiêu và những loại pháo hoa nào được sử dụng dịp Tết 2024?
Thời tiết miền Bắc tuần tới sẽ diễn biến ra sao?

Thời tiết miền Bắc tuần tới sẽ diễn biến ra sao?

Dự báo thời tiết những ngày tới, miền Bắc sẽ tăng nhiệt, ban ngày có nắng, trời chỉ còn rét về đêm và sáng trong khi mưa lớn ở Trung bộ giảm dần.
Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Tiền thưởng Tết 2024 có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tiền thưởng Tết 2024 có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Thời điểm cuối năm, bên cạnh niềm mong mỏi về số tiền thưởng Tết, không ít người lao động thắc mắc số tiền này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 6 đơn vị

Hà Nội: Thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của 6 đơn vị

Qua công tác rà soát, hàng loạt các đơn vị không kinh doanh vận tải trong giấy phép quy định đã bị Sở Giao thông vận tải Hà Nội thu hồi phù hiệu.
Hà Nội: Tạm ngừng dịch vụ gần 1.000 thuê bao di động vi phạm

Hà Nội: Tạm ngừng dịch vụ gần 1.000 thuê bao di động vi phạm

Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã đề nghị doanh nghiệp viễn thông tạm dừng cung cấp dịch vụ hai chiều với gần 1.000 số điện thoại vi phạm.
Trà sữa đất nung hot nhất mùa đông Hà Nội, khách xếp hàng cả tiếng để

Trà sữa đất nung hot nhất mùa đông Hà Nội, khách xếp hàng cả tiếng để 'đu trend'

Nhiều người ở Hà Nội sẵn sàng chờ 30 phút đến 1 tiếng để thưởng thức món trà sữa đất nung hot trên mạng xã hội.
Đề xuất lao động nữ được nghỉ hưu sớm so với lộ trình tuổi quy định

Đề xuất lao động nữ được nghỉ hưu sớm so với lộ trình tuổi quy định

Nêu ý kiến tại Đại hội, Công đoàn Dệt May Việt Nam đề xuất lao động nữ được nghỉ hưu sớm so với lộ trình tuổi quy định nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu năm 2023

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu năm 2023

Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam đang tăng tốc hoàn thành các chỉ tiêu bao phủ chính sách năm 2023, nhất là bao phủ về bảo hiểm y tế.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
TP. Hồ Chí Minh: 13 tuyến đường trung tâm bị cấm lưu thông trong 18 ngày

TP. Hồ Chí Minh: 13 tuyến đường trung tâm bị cấm lưu thông trong 18 ngày

13 tuyến đường ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh bị cấm lưu thông trong 18 ngày để tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn.
Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Hà Nội chi 10 tỷ đồng thí điểm 2 tuyến đường dành cho xe đạp

Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, 2 tuyến đường thí điểm dành cho xe đạp dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình sẽ cần khoảng 10 tỷ đồng.
Thời tiết hôm nay 3/12/2023: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ tiếp tục mưa to

Thời tiết hôm nay 3/12/2023: Bắc Bộ trời rét, Trung Bộ tiếp tục mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 3/12/2023: Hà Nội trời tiếp tục rét; Bắc Bộ nhiệt độ phổ biến 15-19 độ; Trung Bộ hứng mưa vừa, có nơi mưa rất to và dông.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/12/2023: Cảnh báo có sóng lớn và gió mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 3/12/2023: Cảnh báo có sóng lớn và gió mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 3/12, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 3,0-5,0m, biển động
Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 3/12/2023: Hà Nội tiếp tục rét và có mưa vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 3/12/2023: Hà Nội tiếp tục rét và có mưa vài nơi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 3/12/2023, Hà Nội tiếp tục duy trì hình thái thời tiết có mưa vài nơi, trời rét.
Cải cách tiền lương cùng với tăng lương hưu, các khoản trợ cấp từ 1/7/2024

Cải cách tiền lương cùng với tăng lương hưu, các khoản trợ cấp từ 1/7/2024

Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng.
Từ ngày 3/12, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của nhóm ngân sách nhà nước đóng cần lưu ý gì?

Từ ngày 3/12, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế của nhóm ngân sách nhà nước đóng cần lưu ý gì?

Từ ngày 3/12, sẽ sửa đổi, bổ sung nhiều mã đối tượng trên thẻ bảo hiểm y tế của nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
Người dân sẽ được nghỉ thêm 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9?

Người dân sẽ được nghỉ thêm 2 ngày dịp Quốc khánh 2/9?

Công đoàn Việt Nam kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét bổ sung thêm 2 ngày nghỉ trong dịp lễ Quốc khánh như hiện nay.
Tháng 12 có những trận mưa sao băng nào?

Tháng 12 có những trận mưa sao băng nào?

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), tháng 12, bầu trời có nhiều sự kiện thiên văn nổi bật. Đáng chú ý là các trận mưa sao băng rực rỡ.
Giá vé tàu dịp Tết về Vinh tăng từ 10 – 20%

Giá vé tàu dịp Tết về Vinh tăng từ 10 – 20%

Giá vé tàu SE từ các tỉnh, thành phố về TP. Vinh dịp Tết Nguyên đán 2024 tăng hơn so với Tết năm 2023, nhưng đến nay đã được bán hết.
Những món ăn vặt không thể bỏ lỡ vào mùa đông Hà Nội

Những món ăn vặt không thể bỏ lỡ vào mùa đông Hà Nội

Là món ăn vặt được bán quanh năm nhưng bánh trôi tàu, bánh khoai, bánh chuối rán hay ốc luộc… lại đặc biệt được yêu thích mỗi dịp đông về.
Lá đu đủ tốt như thế nào và tác dụng của nó đối với sức khỏe?

Lá đu đủ tốt như thế nào và tác dụng của nó đối với sức khỏe?

Lá đu đủ cung cấp một nguồn vitamin phong phú như vitamin A, B, C, D, E và canxi tốt cho sức khỏe.
Vĩnh Long: Nhà vườn đứng ngồi không yên khi giá cam sành "xuống đáy"

Vĩnh Long: Nhà vườn đứng ngồi không yên khi giá cam sành "xuống đáy"

Cam sành ở Vĩnh Long - nơi có diện tích trồng cam lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long - đang rớt giá thê thảm, thậm chí có lúc chỉ còn 1.500 đồng/kg.
Đi bộ hay chạy bộ - hoạt động nào tốt hơn?

Đi bộ hay chạy bộ - hoạt động nào tốt hơn?

“Đơn giản-Dễ thực hiện-Hiệu quả” là lý do khiến đi bộ, chạy bộ trở thành một trong những phương pháp tập thể dục phổ biến nhất trên thế giới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động