Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất

Chỉ gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo, có chứng chỉ, bằng cấp; trong khi nhân sự qua đào tạo lại chưa phù hợp với thực tiễn… khiến nhiều công việc không hiệu quả, dẫn đến năng suất lao động thấp. Do đó, lao động có kỹ năng được coi là một trong những “chìa khóa” giúp nâng cao năng suất lao động.

Còn khoảng cách lớn

Năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện nhiều nhưng đến nay vẫn còn thấp và có khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Qua một số kết quả khảo sát thực tế cho thấy, năng suất lao động theo sức mua tương đương năm 2019 của Việt Nam chỉ bằng 7,64% mức năng suất của Singapore; 19,53% của Malaysia; 37,92% của Thái Lan; 45,56% của Indonesia; 56,88% của Philippines; 88,05% của Lào; chỉ cao hơn Campuchia 1,6 lần.

Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất
Cần chú trọng đào tạo lại nghề cho người lao động

Một trong những nguyên nhân khiến năng suất lao động của Việt Nam còn thấp được chuyên gia chỉ ra là sản xuất công nghiệp trong nước vẫn tập trung chủ yếu vào công đoạn cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp; động lực trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp đang chủ yếu được thúc đẩy bởi khu vực FDI.

Cùng với đó, chi phí thương mại của Việt Nam còn cao hơn mức trung bình của ASEAN về chi phí logistics; việc tổ chức, phân bố không gian phát triển ngành công nghiệp chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của các vùng...

Đáng chú ý, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập.

Trong khi đó, tại các nước trên thế giới đều có chung quan điểm chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến tăng năng suất lao động. Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam tuy có sự cải thiện, nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực.

Nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường

Theo ông Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội): Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 75% trong tổng lực lượng lao động, trong đó 40% có bằng cấp, chứng chỉ.

Vì vậy, nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ năng cao, lao động Việt Nam sẽ đối mặt với rủi ro mất việc làm và bất ổn về an sinh xã hội, nhất là dưới tác động bởi ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa… ảnh hưởng đến những ngành nghề liên quan đến lao động giản đơn, thâm dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, lắp ráp, thủ công, trong khi lao động các ngành này đang chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay với khoảng 68%.

Để chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ năng nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu đặt ra là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.

Năm 2021, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ - CP hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động thích ứng với bối cảnh mới.

Ông Trương Anh Dũng cho biết, việc ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt xã hội, không chỉ trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh mà còn có ý nghĩa, tác động lâu dài.

Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, hết tháng 3/2022, mới có gần 200 doanh nghiệp yêu cầu hỗ trợ và đề nghị được hướng dẫn về thủ tục thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm cho gần 100.000 người lao động trong cả nước, kinh phí dự kiến gần 500 tỷ đồng – con số quá thấp so với kỳ vọng đặt ra. Trong khi đó, đến cuối tháng 6 này, chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 68/NQ - CP sẽ hết hạn.

Đề cập đến giải pháp nâng cao năng suất lao động, tại nhiều hội nghị, hội thảo phía chuyên gia của ILO cũng khuyến nghị, kỹ năng như một động lực để nâng cấp nền kinh tế và là thành tố then chốt để các ngành kinh tế có thể đạt được mục tiêu. Song để làm được điều này, cần sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường đại học với doanh nghiệp.
Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Phát triển kinh tế đa dạng sinh học: Cần liên kết các nguồn lực tài chính

Để phát triển kinh tế đa dạng sinh học, Việt Nam cần kết nối các tổ chức trong nước và quốc tế, huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế công và tư nhân.
Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Doanh nghiệp Việt chưa chú trọng đến vấn đề bảo mật thông tin

Theo kết quả khảo sát năm 2023, có khoảng 70% doanh nghiệp Việt không biết, hoặc không quan tâm đến các giải pháp an toàn thông tin trên môi trường số.
Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm ngành cấp thoát nước và xử lý nước thải: Hướng tới phát triển bền vững

Triển lãm về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý nước thải (Vietwater 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh chú trọng phát triển xanh, bền vững.
Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp để mang lại hiệu quả năng suất tối ưu

Các chuyên gia cho rằng, thực hành tốt 5S tại doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả năng suất tối ưu
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.

Tin cùng chuyên mục

Kinh tế tuần hoàn tiên phong:

Kinh tế tuần hoàn tiên phong: 'Chìa khóa' để phát triển bền vững

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi nhận thức và hành động sang mô hình kinh tế tuần hoàn, tạo các vòng lặp kín cho tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Báo chí và doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững

Sáng ngày 1/11, tại TP. Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) đã diễn ra Hội thảo Chuyên đề “Vai trò của Lãnh đạo báo chí và doanh nghiệp với phát triển bền vững”.
Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp dệt may chủ động chuyển đổi xanh

Yêu cầu về các tiêu chí xanh trong sản phẩm, sản xuất buộc doanh nghiệp dệt may trong nước phải chuyển đổi để giữ được chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu.
Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Hàng không Việt Nam tăng chuyến bay sau bão Trà Mi

Sau bão Trà Mi, khi sân bay của 4 tỉnh miền Trung khai thác trở lại, các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường số lượng chuyến bay cho du khách.
Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024

Sáng 28/10 tại Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội và Bộ Công Thương tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Từ 28/10 - 3/11, Hà Nội và Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Hà Giang: Nỗ lực thu hút đầu tư phát triển thương mại biên giới

Phát triển hạ tầng biên giới là điều quan trọng không chỉ giúp Hà Giang bứt phá, phát triển kinh tế mà còn có sứ mệnh kết nối cho các địa phương trong vùng.
Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng

Các tỉnh Tây Bắc quan tâm xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững'

Phong trào thi đua xây dựng 'Đô thị xanh – thông minh – bền vững' đã được các đô thị thành viên trong cụm các đô thị vùng Tây Bắc quan tâm thực hiện...
Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Lâm Đồng: Phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn nhằm giảm thiểu tác động môi trường

Tỉnh Lâm Đồng hướng đến nền nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn, giảm thiểu tác động môi trường, chủ động phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Thúc đẩy sớm hình thành nền công nghiệp tái chế tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc thu gom và tái chế bao bì nhựa đang được Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam thực hiện, bước đầu gặt hái kết quả khả quan.
Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Hiệu quả từ những giải pháp để Côn Đảo xanh, phát triển bền vững

Để có một Côn Đảo xanh và phát triển bền vững, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã áp dụng nhiều mô hình, cách làm hay và bước đầu đã cho những kết quả tích cực.
Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ Giao thông vận tải xây dựng quy định điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, kiểm định khí thải

Bộ GTVT đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về điều kiện cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, cơ sở kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy; niên hạn xe cơ giới.
Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Bàn giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đảo và khu vực ven biển

Từ 1/1/2025, chất thải rắn sinh hoạt bắt buộc phải được phân loại, để làm được điều này, cần sự vào cuộc đồng bộ của hệ thống chính trị và từng người dân.
Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Bộ Công Thương triển khai các hành động thực hiện COP26

Việc ban hành các cơ chế, chính sách nhằm giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Công Thương đang nỗ lực thực thi các giải pháp góp phần thực hiện COP26.
Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Cải thiện ý thức, nâng cao trách nhiệm về chất lượng trong doanh nghiệp

Muốn cải thiện năng suất chất lượng thì việc các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động.
Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Vinh danh 3 doanh nghiệp chiến thắng chương trình Sáng kiến ESG Việt Nam

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư vinh danh các doanh nghiệp chiến thắng chương trình “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024”.
Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng

Chiều 1/10, Viện Nghiên cứu Đổi mới và Phát triển (IID) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện Tổng kết chương trình tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng.
Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Người dân Hà Nội đồng loạt treo cờ đỏ sao vàng, chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10

Những ngày đầu tháng 10, người dân và du khách chứng kiến Thủ đô khoác tấm áo sắc đỏ, vàng của lá cờ Tổ quốc, chào mừng ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Hà Nội xây dựng mạng lưới sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản

Tối 27/9, Sở Công Thương Hà Nội và UBND quận Hà Đông khai mạc Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chế biến nông sản.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động