Năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc tăng trưởng ấn tượng
Năng lượng tái tạo 27/08/2023 15:02 Theo dõi Congthuong.vn trên
Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng Cần có ngay cơ chế mang tính đột phá phát triển điện mặt trời mái nhà |
Trong 6 tháng đầu năm 2023, năng lượng điện mặt trời của Trung Quốc đã đạt được những kết quả tăng trưởng ấn tượng. Công suất phát điện tăng thêm của điện mặt trời gần bằng mức cả năm 2022, chiếm 56,5% tổng công suất tăng thêm của ngành điện.
Tính đến cuối tháng 6, công suất phát điện mặt trời đạt 470 triệu kW, là nguồn cung điện lớn thứ hai của Trung Quốc, sau nhiệt điện.
![]() |
Theo số liệu Cục Năng lượng nhà nước Trung Quốc công bố, 6 tháng đầu năm 2023, sản lượng điện mặt trời tăng thêm 78,42 triệu kW, tăng 154% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sản lượng phát điện của các dự án điện mặt trời tập trung là 37,46 triệu kW, tăng 234% so cùng kỳ năm ngoái; sản lượng phát điện của các dự án điện mặt trời phân tán là 40,96 triệu kW, tăng 108% so cùng kỳ năm ngoái.
Những con số nêu trên dự báo sẽ tiếp tục tăng khi đầu tư vào điện mặt trời vẫn tăng trưởng nhanh. Các địa phương như Tân Cương, Sơn Tây, Hồ Bắc, Cam Túc đã đầu tư hơn 10 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,38 tỷ USD) và đang đẩy nhanh tiến độ các dự án điện mặt trời tập trung. Trong khi đó, Sơn Đông, Hà Nam, Chiết Giang cũng đầu tư hơn 12 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,66 tỷ USD) cho các dự án điện mặt trời phân tán ở thị trấn và nông thôn.
Thái Lan tăng cường đầu tư phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời
Sự tăng trưởng nhanh chóng công suất phát điện mặt trời là nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của ngành chế tạo. Theo số liệu Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc công bố, nửa đầu năm 2023, sản lượng của các khâu sản xuất trong chuỗi ngành luôn tăng trưởng. Silicon đa tinh thể (polysilicon), chất mang pin mặt trời (silicon wafer), pin và các linh phụ kiện đều tăng trưởng mức kỷ lục, trên 65% so cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành năng lượng điện mặt trời đạt 28,92 tỷ USD, tăng 11,6% so cùng kỳ năm ngoái.
Năng lượng mới là lĩnh vực được nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện, nên thu hút được nhiều nguồn đầu tư. Điều này đã khiến năng lực sản xuất ngành điện năng lượng mặt trời phát triển nóng, dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu, thể hiện ở việc dư thừa năng lực sản xuất trong mảng nguyên liệu silic, linh phụ kiện của pin thế hệ cũ.
Đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng kịp thời thay đổi chiến lược để thích ứng. Trong đó, có doanh nghiệp tập trung vào sản xuất và phân phối silicon đa tinh thể, chất mang pin mặt trời, pin và các linh phụ kiện; có doanh nghiệp chuyển trọng tâm sang lĩnh vực năng lượng hydrogen, lưu trữ năng lượng; có doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất ở nước ngoài để mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu...
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Bộ Công Thương lấy ý kiến về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Đan Mạch và Việt Nam cùng hướng tới mục tiêu COP28

Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn
Tin cùng chuyên mục

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo
