Cần có ngay cơ chế mang tính đột phá phát triển điện mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà.
Đàm phán các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp: Thông tin mới nhất Sẵn sàng cho phát triển điện mặt trời mái nhà tự dùng

Quy hoạch Điện VIII đã xác định mục tiêu là đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).

Nhằm triển khai mục tiêu này, ngày 10/6/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với lãnh đạo Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), một số bộ, ngành liên quan.

Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ Công Thương, EVN đã báo cáo cụ thể về những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam ngày 6/4/2020.

Cần có ngay cơ chế mang tính đột phá phát triển điện mặt trời mái nhà
Quang cảnh buổi làm việc

Đại diện các bộ ngành tham gia cuộc họp cũng phân tích, làm rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trên và đề xuất hướng tháo gỡ, bám sát quan điểm trong Quy hoạch Điện VIII là "ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu".

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo chưa được quy định trong các văn bản luật, nghị định nên cần có các cơ chế năng động, sáng tạo trong thực hiện thí điểm. Nhiệm vụ trước mắt là cần có ngay cơ chế, chính sách khắc phục những bất cập, hạn chế trong Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và mang tính đột phá, thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, huy động nguồn lực điện mặt trời mái nhà phục vụ cho hoạt động dân sinh và của các cơ quan, công sở, doanh nghiệp.

Các cơ quan quản lý phải tạo điều kiện thông thoáng, có hướng dẫn kỹ thuật, an toàn, giảm thuế cho các nhà sản xuất, nhập khẩu thiết bị điện mặt trời, hỗ trợ người dân khi mua sắm…

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu, kế thừa, điều chỉnh quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về quy mô, phạm vi, công suất… để tránh tình trạng lợi dụng của các cơ sở sản xuất điện mặt trời kinh doanh lợi dụng chính sách ưu đãi dành cho điện mặt trời mái nhà; làm rõ và đơn giản hoá tối đa những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các Bộ Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công an…; xây dựng khung giá phù hợp đối với lượng điện mặt trời mái nhà phát lên lưới…

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Biến tần hybrid SPH 10000TL-HU có tính năng tối ưu hóa sản lượng phát điện, nâng cao độ an toàn, thích hợp với nhiều hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà.
Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Ngày 22/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với GIZ tổ chức hội thảo "Góc nhìn về ngành công nghiệp PtX và định hướng phát triển hydrogen tại Việt Nam".
Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió.
Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Chính phủ Đức dự kiến chi 7,5 tỷ euro, tương đương 8 tỷ USD, tiền thuế của dân để giải cứu nhà sản xuất turbine gió đang gặp khó khăn...
Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Để đạt được các mục tiêu khí hậu, chúng ta cần lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm một nửa vào cuối thập kỷ này. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Ngày 13/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về "Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023"
Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 3/11/2023 các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 761,7 triệu kWh.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo về nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam.
Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.
Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Với mong muốn giúp hệ thống điện an toàn, hiệu quả, Công ty Growatt đã giới thiệu giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha.
Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Đây là nội dung đáng chú ý được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, tại cuộc tiếp sáng 2/11.
Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Đại biểu Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho khu vực miền Bắc áp dụng Quyết định 13/2020 để thu hút đầu tư tái tạo cho miền Bắc để EVN không phải bù lỗ.
Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Thế giới đang chuyển dịch năng lượng sang hướng xanh - sạch, với tiềm năng lớn ngành công nghiệp hydro xanh được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Chiều 28/10, tại NIC Hòa Lạc, đã diễn ra Diễn đàn cấp cao "Chuyển dịch năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam".
Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Nano-antenna là công nghệ mới với các nền tảng từ thế kỷ trước mở ra hy vọng vào một nền công nghiệp năng lượng vừa rẻ, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Theo EVN, lũy kế đến ngày 27/10/2023, 21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD tính từ thời điểm COD gần 730 triệu kWh.
Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Bộ TN-MT cùng Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực JETP.
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Cơ quan Thị trường Năng lượng của Singapore (EMA) mới đây đã cấp phép có điều kiện để nhập khẩu 1,2 gigawatt (GW) điện từ Việt Nam.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 19/10, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới 709,5 triệu kWh.
Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm
Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Sở Công Thương Cà Mau cho rằng, cần thêm có cơ chế sản xuất điện không nối lưới để kích thích các hình thức đầu tư vào năng lượng tái tạo.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

Tính đến ngày 6/10, có 21 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1.201,42MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại
Tập đoàn PC1 công bố quyết định thành lập PC1 Australia

Tập đoàn PC1 công bố quyết định thành lập PC1 Australia

Tập đoàn PC1 cho biết, PC1 Australia được thành lập để tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển đổi số và phát triển kinh doanh bền vững.
Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần thiết có giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động