Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 3: Thay đổi từ tư duy, nhận thức

Để phát triển cây quế Việt, chuyên gia khuyến cáo rằng các doanh nghiệp, người dân cần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững.
Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 2: Vẫn còn những thách thức cho cây quế Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 1: Xóa đói giảm nghèo cùng cây quế

Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tạo nên vị cay đặc trưng, nâng cao giá trị, trên thế giới chỉ có 5 quốc gia có quế đó là Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Madagascar và Sri Lanka. Trong khi Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia trồng giống quế Casisa thì tại Sri Lanka, Madagascar trồng giống quế Ceylon. Hiện nay, cầu lớn hơn cung, thị trường đang có lợi cho phía sản xuất. Nâng cao giá trị, nâng tầm cho cây quế Việt Nam, bà Sibylle Bachmann - Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thụy Sĩ tại Việt Nam đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với Báo Công Thương.

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững
Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững. Nguồn ảnh Oxfam

Giai đoạn hậu Covid-19, các doanh nghiệp ngành hàng gia vị nói chung và ngành quế nói riêng có những cơ hội và thách thức gì, thưa bà?

Theo tôi, những thách thức này đến không chỉ sau Covid-19 mà ngay trước Covid-19 cũng đã có đối với ngành hàng gia vị xuất khẩu, đặc biệt là đối với ngành quế Việt Nam. Cụ thể là các vấn đề về rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn về bền vững. Và đặc biệt, trong thời gian Covid-19 cũng đã có rất nhiều những gián đoạn về chuỗi cung ứng, đặc biệt là việc vận chuyển, đi lại nên có nhiều doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận, tham gia các triển lãm, hội chợ. Đây cũng là một trong những bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc duy trì các mối quan hệ với các đối tác mua hàng.

bà Sibylle Bachmann, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thụy Sĩ tại Việt Nam
Bà Sibylle Bachmann, Phó Giám đốc Văn phòng hợp tác Thụy Sĩ tại Việt Nam

Vậy theo bà, doanh nghiệp phải làm gì để phát triển bền vững và tiến sâu vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU?

Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cũng đã có những thành công nhất định và họ cũng đã tiến được vào các thị trường cao cấp. Tuy nhiên, cơ hội và tiềm năng vẫn còn rất lớn.

Để tiếp tục tham gia vào các thị trường cao cấp như thị trường EU thì tiêu chuẩn không chỉ là bền vững mà còn là các tiêu chuẩn liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển cây quế hay các cây gia vị của Việt Nam cũng có 1 vai trò rất quan trọng.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được các yêu cầu của thị trường. Đây vẫn đang là điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cần tiếp cận thông tin cũng như tìm hiểu thị trường để đưa ra những quyết định về xuất khẩu phù hợp nhất.

Bà có khuyến nghị gì cho chính quyền các địa phương và nông dân?

Khuyến nghị mà tôi muốn đưa ra cho chính quyền địa phương, nông dân sản xuất quế và các nhà chế biến đó là nâng cao nhận thức về phát triển bền vững, trong đó có vai trò về bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn đa dạng sinh học. Chỉ khi họ có nhận thức tốt về vấn đề phát triển bền vững thì mới có thể đưa ra được các chính sách, các phương pháp sản xuất và chế biến đạt các chứng nhận về hữu cơ, bền vững và tham gia vào thị trường xuất khẩu.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững đóng vai trò rất quan trọng để các mặt hàng của Việt Nam như quế có thể thâm nhập thị trường toàn cầu.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững đóng vai trò rất quan trọng để các mặt hàng của Việt Nam như quế có thể thâm nhập thị trường toàn cầu

Được biết, thời gian vừa qua, Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) hỗ trợ phát triển ngành quế thông qua dự án Thương mại sinh học (dự án BioTrade), bà có thể chia sẻ thêm về việc này?

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững đóng vai trò rất quan trọng để các mặt hàng của Việt Nam như quế có thể thâm nhập thị trường toàn cầu. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn này không chỉ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học mà còn tạo ra sinh kế bền vững hơn và tạo thêm việc làm cho cộng đồng người địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với Chương trình hợp tác và phát triển kinh tế Thụy Sĩ, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam đạt được tăng trưởng bền vững toàn diện. BioTrade là một trong những dự án quan trọng trong chương trình phát triển này.

Với dự án BioTrade, chúng ta thấy tác động rất rõ đó là về mặt môi trường. Đó là việc trồng quế cũng có thể tạo dựng được những cánh rừng có tác động về bảo tồn, đa dạng sinh học tại các vùng mà dự án triển khai như Yên Bái, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng Thanh Hóa. Bên cạnh đó, đem lại những lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm cũng như những nguồn sinh kế bền vững cho người nông dân, cải thiện đời sống cho người nông dân tại vùng trồng quế này.

Đặc biệt, nhận thức trong toàn chuỗi giá trị đã được nâng tầm. Từ đó, đã được lồng ghép vào các chương trình đào tạo cho những người trồng quế và cho các doanh nghiệp. Với những chương trình đào tạo này đã mang lại những ích rất cụ thể, như đối với 2 doanh nghiệp mà chúng tôi hỗ trợ như Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà và Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế hồi Việt Nam, riêng năm ngoái, tổng doanh thu xuất khẩu của họ đã đạt được 9 triệu USD. Đây là một thành quả vô cùng khích lệ đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu.

Và ở góc độ thấp hơn, qua dự án BioTrade đã mang lại nguồn lợi rất bền vững cho người nông dân với hơn 7.000 người hưởng lợi (trong đó có hơn 4.000 phụ nữ). Những kết quả đó đã tạo nguồn động viên, khích lệ vô cùng to lớn, tạo động lực cho các doanh nghiệp khác tham gia vào dự án này trong tương lai.

Xin cám ơn bà!

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, quế là cây trồng lâu năm và là nguồn thu chủ lực của bà con dân tộc Tày, Nùng, Dao... tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn… Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa hương vị núi rừng của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.

Và khi sản phẩm quế vươn xa ra thị trường nhiều nước, giá trị được nâng tầm, cây quế sẽ không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, mà còn giúp bà con vùng đồng bào dân tộc giảm bớt khó khăn và làm giàu nhờ cây quế. Trong hành trình này rất cần sự chung tay của các tổ chức phi chính phủ, Nhà nước, địa phương, doanh nghiệp và bà con vùng trồng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên kiện toàn, nâng cao chất lượng cán bộ thực thi Chương trình 1719.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động