Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 1: Xóa đói giảm nghèo cùng cây quế

Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây quế đã giúp bà con ở miền núi phía Bắc xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới Hướng đi mới trong xóa đói giảm nghèo

Là một trong những cây trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, quế cũng đã trở thành cây trồng chủ lực của các địa phương trong xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số nơi vùng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đặt ra đối với loại gia vị đặc biệt này trong phát triển bền vững cũng như nâng cao giá trị kinh tế.

Nâng cao thu nhập cho người dân đồng bào dân tộc

Sau khi xuất ngũ năm 1991, ông Nguyễn Trí Tuệ (có địa chỉ tại thôn 5, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) trở về địa phương nhận rừng đã khai phá, bỏ hoang để làm kinh tế và cũng từ thời điểm đó cây quế gắn bó với ông và gia đình. “Khi đó là năm 1992, sau khi tôi trở về địa phương và nhận 4-5ha vùng đồi đã được khai phá và phủ xanh bằng những cây quế. Thời điểm đó, tôi cũng không nghĩ sẽ phát triển kinh tế bằng nghề rừng”, ông Nguyễn Trí Tuệ chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương.

ông Nguyễn Trí Tuệ (có địa chỉ tại thôn 5, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) vác quế từ rùng về sau khi thu hoạch
Ông Nguyễn Trí Tuệ (có địa chỉ tại thôn 5, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái) vác quế từ rừng về sau khi thu hoạch

Trồng từ năm 1992 đến năm 1998 mới bắt đầu cho khai thác, ông Nguyễn Trí Tuệ cho hay, thời điểm đó, chúng tôi đi xe đạp chở quế từ xã Đào Thịnh xuống ga Yên Bái để bán quế, đầu ra rất khó khăn, nhiều hôm chở quế đi xong lại phải chở về. Sau thời điểm đó, thương lái bên xã Xuân Ái, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái sang kết nối thu mua quế 6-7 năm tuổi để chế biến, đầu ra cũng bắt đầu ổn định hơn.

Quế Trấn Yên thực sự đổi thay từ năm 2015, khi những người dân trồng quế nơi đây được cử đi học tập và làm quế hữu cơ, phát triển liên kết 3 nhà (nhà nước - doanh nghiệp - nông dân) và Hợp tác xã quế hồi Việt Nam được thành lập năm 2017. “Trước thời điểm đó, đầu ra rất khó khăn, chúng tôi thường xuyên bị tư thương ép giá. Sau khi Hợp tác xã quế hồi Việt Nam được thành lập và làm quế hữu cơ, đầu ra quế ổn định, tư thương vào tận chân rừng quế để thu mua”, ông Nguyễn Trí Tuệ chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Trí Tuệ, thời điểm chưa làm quế hữu cơ, giá quế cao nhất chúng tôi chỉ bán được khoảng 22.000 đồng/kg, xong xuống đến 15.000 đồng/kg và liên tục “phập phù”. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, quế được giá, thấp cũng phải 28.000 đồng/kg. Giá quế chỉ cần đạt 20.000 đồng/kg thì người dân đã có thể sống ổn định.

Dưới mỗi tán quế là đỗ tương, gừng, nghệ. Ông Nguyễn Trí Tuệ cho biết, ngoài khoản thu nhập từ quế trung bình khoảng 150 triệu đồng/năm, những hộ trồng quế tại xã Đào Thịnh như chúng tôi còn có khoản thu không nhỏ từ những cây trồng dưới tán quế.

Còn tại Lào Cai, mấy năm nay, quế bắt đầu tăng giá cao, nhờ đó, các xã ở khu hạ của huyện Bắc Hà như Nậm Đét, Nậm Lúc, Cốc Lầu và Bảo Nhai... có diện tích quế trồng lâu năm đã khá giả lên rất nhanh từ cây quế. Tại xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà), bà con chỉ mới trồng quế khoảng chục năm trở lại đây và bắt đầu cho thu hoạch tỉa cây, chủ yếu là thu bán lá cành quế.

Gia đình anh Lý Văn Đản, dân tộc Dao, 40 tuổi, ở thôn Thẩm Phúc (xã Cốc Lý) có khu đồi hơn 5.000 gốc quế đã được 9 năm tuổi. Vì vậy nhờ giá quế tăng cao, cây quế của gia đình cũng đã lớn nên anh Đản bắt đầu thu tỉa cây quế. Với hơn 500 cây quế thu tỉa, từ bán vỏ quế, cành lá và gỗ, gia đình anh Đản đã thu được hơn 50 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với gia đình anh.

Quế được giá, được mùa

Những ngày trung tuần tháng 4 này, tranh thủ thời tiết thuận lợi, quế đang được người dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên thu hoạch và bán cho thương lái và cho các nhà máy sản xuất chế biến. Theo các hộ trồng quế địa phương này, giá quế năm nay khá tốt, dao động từ 28.500 - 32.000 đồng/kg. Đặc biệt, những hộ trồng quế hữu cơ luôn có đầu ra ổn định, giúp người dân nơi đây không chỉ xóa đói giảm nghèo mà còn làm giàu từ cây quế.

Người dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang thu hoạch vỏ quế tại rừng trồng
Người dân tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đang thu hoạch vỏ quế tại rừng trồng

Cùng với huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái), nông dân xã Cốc Ly đang tiến hành thu hoạch quế vụ Xuân bán cho tư thương đến tận nơi thu mua. Ai nấy đều phấn khởi vì quế trúng giá cao nhất từ trước tới nay. Theo những hộ nông dân trồng quế tại đây, vụ thu hoạch quế vụ Xuân năm 2022 bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 đến nay.

Vỏ quế khô đang được tư thương và các doanh nghiệp thu mua ở mức từ 58.000 - 59.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng/kg; vỏ quế tươi 28.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 6.000 - 7.000 đồng/kg; lá quế từ 1.800 - 2.000 đồng/kg, tăng 200 - 300 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2021. Các sản phẩm quế thu hoạch đến đâu có thương lái, doanh nghiệp đến tận nơi thu mua đến đó. Người trồng quế còn có thể tận thu bán lá quế, thậm chí những thân cây quế nhỏ cũng được mua với giá ổn định.

Theo các hộ trồng quế tại Lào Cai, 5 năm trở lại đây, giá quế luôn được giữ ở mức cao, ổn định, tiêu thụ thuận lợi. Đặc biệt, năm 2022 là năm giá quế cao nhất từ trước tới nay nên cả người dân trồng quế và tư thương đều rất phấn khởi.

Hiện nay, Cốc Ly cùng với Nậm Lúc là vùng trọng điểm trồng quế của huyện Bắc Hà với diện tích lớn, quế đang giai đoạn cho thu hoạch rộ và cũng là địa bàn mà các tư thương, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu quế trong và ngoài tỉnh tìm tới hoạt động rất nhộn nhịp.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện có 57 cơ sở sản xuất, kinh doanh cung ứng giống cây lâm nghiệp bao gồm cả cây quế, có 11 nhà máy chế biến quế, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà đang chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến quế tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng.

Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay, cây quế đã giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu.
Từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay, cây quế đã giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu

Ông Tô Mạnh Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai - cho hay, quế Lào Cai hiện xuất khẩu trực tiếp sang 9 thị trường gồm: Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Bangladesh, Qatar, Lebanon, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ. Vừa qua Hợp tác xã Tâm Hợi thông qua Công ty TNHH MTV Sản vật nhiệt đới Việt Nam đã xuất khẩu 10 container với sản lượng trên 100 tấn quế ống sáo và quế chè sang thị trường Singapore, Ấn Độ, Thái Lan… với giá tương đối cao, trên 120.000 đồng/kg”, ông Tô Mạnh Tiến chia sẻ.

Còn Theo ông Nguyễn Thái Bình - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái, tính đến thời điểm hiện tại, quế Yên Bái có diện tích trồng trên 80 nghìn ha, chiếm 1/3 diện tích rừng trồng của tỉnh. Yên Bái cũng là tỉnh có diện tích trồng và sản lượng quế lớn nhất cả nước.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 17 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để trưng cất tinh dầu với công suất 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm. Ngoài ra, có hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình chủ yếu hoạt động theo phương thức thủ công, công suất khoảng 200 tấn/năm….

Tại huyện Văn Yên (vùng trồng quế đầu tiên của Yên Bái), cây quế từ cây xóa đói giảm nghèo giờ đây là cây làm giàu cho bà con trong huyện, nguồn thu từ cây quế mang lại cho người dân Văn Yên mỗi năm trên 700 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu đồng góp phần xây dựng vùng cao ngày một đổi mới, ấm no, giàu mạnh.

Nhận thấy, loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao, người Dao, người Tày, người H’Mông... ở khắp các xã tại thị trấn Văn Yên và huyện Trấn Yên (tỉnh Yên Bái) đều nhận đất trồng quế. Còn tại xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà, tỉnh Yên Bái), người dân ở đây đã chú trọng chuyển đổi đất đồi hoang hóa, đất trồng ngô, lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây quế, từng bước mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đã đem lại nguồn thu lớn, giúp bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống.

Quế Văn Yên đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý từ tháng 1/2010 và được Vương quốc Thái Lan bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế vỏ tại Thái Lan từ năm 2020.

Nâng cao giá trị cây quế để phát triển bền vững- Bài 2: Vẫn còn những thách thức cho cây quế

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.
Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Sâm Ngọc Linh Sơn La: Tạo sinh kế bền vững cho bà con đồng bào dân tộc

Không chỉ tạo ra sản phẩm giá trị cao, tốt cho sức khoẻ, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Thành Long còn tạo sinh kế ổn định cho bà con dân tộc Mông địa phương.
Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Lào Cai: Tích cực giúp người dân tiếp cận thông tin để giảm nghèo hiệu quả

Thời gian qua, Lào Cai nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích, thay đổi nhận thức, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Lạng Sơn: Đẩy mạnh kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Sở Công Thương, các sở, ngành tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ thực hiện các hoạt động kết nối giao thương để đưa sản phẩm hàng hoá của bà con vào thị trường.
Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Lào Cai: Nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã Y Tý đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân

Em Lý Xa Sơ ở thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã trở thành nữ sinh Hà Nhì đầu tiên của xã đỗ Học viện Cảnh sát nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Sơn La: Điện về sáng bản, sáng làng

Thực hiện chương trình cấp điện nông thôn, đến nay điện lưới quốc gia đang tỏa sáng trên khắp các bản, làng vùng cao, vùng sâu trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa

Ở xã Tô Múa, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh liên kết với người dân nhằm tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm chè shan tuyết Tô Múa.
Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển

Chiều nay (23/8) diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Lào Cai đoàn kết, đổi mới, hội nhập và phát triển".
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024

Sáng nay (23/8), tại Trung tâm hội nghị tỉnh Lào Cai đã diễn ra phiên trù bị Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024.
Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Lạng Sơn đẩy mạnh hoạt động hội chợ triển lãm, tạo cầu nối mở rộng thị trường nông sản

Xác định hội chợ triển lãm là kênh xúc tiến thương mại mang lại hiệu quả cao, Lạng Sơn đã và đang đẩy mạnh hoạt động này
Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu: Đưa đặc sản Quảng Nam đến với du khách

Lễ hội Ớt A Riêu giới thiệu, quảng bá du lịch các đặc sản miền núi, đặc biệt là sản phẩm ớt A Riêu của tỉnh Quảng Nam, đến với du khách.
Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Chủ động giải quyết những khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những giải pháp được chính quyền tỉnh Thái Nguyên đưa ra để thực hiện giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Quảng Nam: Ủng hộ hơn 361 triệu đồng đấu giá sâm Ngọc Linh để xóa nhà tạm

Số tiền hơn 361 triệu đồng thu được từ chương trình đấu giá sâm Ngọc Linh sẽ dùng để ủng hộ công tác xóa nhà tạm trên địa bàn huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam).
Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc

Ngày 30/7, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức Hội thảo khoa học “Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Hiến pháp 2013 về lĩnh vực dân tộc”.
Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội văn hóa Cơ Tu tại Đà Nẵng

Nhiều hoạt động đặc sắc, lễ hội văn hoá Cơ Tu năm 2024 góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá, đưa người dân, du khách hoà mình vào không gian văn hoá độc đáo.
Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên: Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số.
Người phụ nữ đam mê

Người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hoá Thái

Đến với Chiềng Pằn, hỏi nghệ nhân Lò Thị Xuân, nhiều người sẽ kể cho bạn nghe về một người phụ nữ đam mê 'giữ lửa' cho văn hóa Thái.
Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Thừa Thiên Huế: Huyện A Lưới cần đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu huyện miền núi A Lưới đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương.
Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm 2024: Thu hút đầu tư du lịch khu vực Nam Bộ, Nam Trung Bộ

Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI dự kiến diễn ra từ ngày 27 - 29/9, tại Ninh Thuận nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế của các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung Bộ.
Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ II nhằm mục tiêu tôn vinh và phát huy vai trò của những người có uy tín tiêu biểu ở vùng biên giới, hải đảo.
Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Thừa Thiên Huế: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện A Lưới lần thứ IV năm 2024.
Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Lai Châu: Mục tiêu đưa Sìn Hồ trở thành trung tâm du lịch của miền núi phía Bắc

Huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp gắn với du lịch… địa phương đang tìm các ý tưởng, giải pháp.
PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn

PC Gia Lai tích cực cải tạo, đầu tư lưới điện khu vực nông thôn

PC Gia Lai thường xuyên cải tạo, sửa chữa, đưa điện lưới về vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, từ đó nâng cao chất lượng sử dụng điện cho người dân.
Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thái Nguyên: Hiệu quả từ những chính sách đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thu hẹp khoảng cách vùng, miền Thái Nguyên đang tích cực triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Phát triển du lịch tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Nam Đông và A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng.Qua đó tạo công ăn việc làm, sinh kế, thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động