Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bài 3: Hướng tới chuỗi giá trị toàn diện AgroViet 2023: Kết nối chuỗi giá trị nông sản bền vững

Tạo công ăn việc làm cho hơn 2 triệu nông dân

Theo thống kê của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích rừng hiện nay của Việt Nam khoảng 14,74 triệu ha, trong đó rừng trồng chiếm 4,57 triệu ha (31%), rừng tự nhiên chiếm 10,17 triệu ha (69%).

Nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An khuyến khích người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn
Nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An khuyến khích người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn

Ông Vũ Thành Nam - Trưởng phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, trong thời gian qua, diện tích rừng của chúng ta tăng lên rất nhanh, để đạt được kết quả này là nhờ tổng hợp các giải pháp tổng thể của Chính phủ, Trung ương, chính quyền địa phương, đến người dân, góp phần đạt độ che phủ rừng. Trong đó, thực hiện việc giao đất giao rừng rất hiệu quả, rừng không những có chủ, mà còn tạo điều kiện cho người dân trồng rừng tiêu thụ được sản phẩm do mình trồng, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt mục tiêu đề ra.

Cùng với đó là các chính sách về môi trường rừng, trồng mới 5 triệu ha rừng, lâm nghiệp bền vững 5 năm… Tất cả các chính sách này đều góp phần đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, tiêu thụ gỗ rừng trồng đến nay đã đạt 2 triệu khối gỗ rừng trồng được tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu hiệu quả.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Diện - Trưởng phòng Thông tin và Chuyển đổi số, Cục Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, diện tích rừng trồng tăng 5 - 5,5% hàng năm, độ che phủ đạt chỉ tiêu mà Chính phủ, Quốc hội đề ra, tạo công ăn việc làm cho hơn 2 triệu nông dân. Rừng trồng chính là nguồn cung cấp chính cho công nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có nhiều giải pháp căn cơ, những cơ chế chính sách, tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển nhờ trồng rừng.

Cụ thể, Luật Bảo vệ phát triển rừng được thay bằng Luật lâm nghiệp. Theo đó, xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật theo chuỗi, từ trồng, bảo vệ khai thác thương mại, định hướng này đã làm thay đổi giá trị, nhận thức dẫn tới hành động thay đổi trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Luật Lâm nghiệp còn hài hòa với Luật đất đai, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Chúng ta đã giao đất giao rừng, thể hiện vai trò làm chủ của người trồng rừng, để dân chủ động sản xuất, kinh doanh bảo vệ rừng.

Theo ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội, đặc biệt đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người dân sinh sống tại khu vực có rừng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua đó để tổ chức lại cộng đồng.

Còn nhiều khó khăn, thách thức

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, kế hoạch đặt ra mục tiêu, giai đoạn 2021 - 2030, tỷ lệ che phủ rừng sẽ từ 42 - 43%, giá trị sản xuất tăng từ 5 - 5,5%, mục tiêu đến năm 2025 giá trị xuất khẩu đạt 18 - 20 tỷ USD, năm 2030 đạt 23 - 25 tỷ USD.

Hiện nay, cả nước có hơn 6.000 doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản. Trước đây, nguyên liệu sản xuất Việt Nam phải nhập hoàn toàn từ các nước, nhưng đến nay số liệu nhập khẩu đã giảm dần. Đây được coi là một thành công trong việc cải thiện giống và trồng rừng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay các cơ chế chính sách trong trồng rừng gỗ lớn, tích hợp các giá trị của rừng chưa được đồng bộ; chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, vai trò; việc trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng chưa được quan tâm đầu tư; chưa phát huy được liên kết chuỗi giá trị rừng nguyên liệu…

Ông Trần Lâm Đồng – Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đánh giá, Việt Nam là quốc gia tiếp cận chứng chỉ bảo vệ rừng (FSC) từ sớm, tuy nhiên hiện nay rừng của bà con quản lý còn hạn chế, nhỏ lẻ.

Còn ông Vũ Thanh Nam cho rằng, trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Hiệu quả của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định, song loại rừng này vẫn chưa phát triển tương xứng.

Theo thống kê hiện tại, diện tích rừng trồng gỗ lớn sản xuất vào khoảng 1 triệu ha chủ yếu là các hộ gia đình, cá nhân quản lý, chiếm trên 60%. Đặc điểm nữa là rừng trồng của chúng ta chủ yếu là các loài cây mọc nhanh, cây trồng rừng tầm 5 - 6 tuổi là chúng ta đã khai thác rồi. Diện tích rừng trồng gỗ lớn hiện nay đang được chuyển hóa khá khiêm tốn, có 440.000ha, chiếm hơn 10% tổng rừng trồng sản xuất (với cây trồng rừng trên 10 tuổi).

Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn và vướng mắc trong trồng rừng gỗ lớn đó là quỹ đất quy hoạch trồng rừng gỗ lớn quy mổ nhỏ, nhiều chỗ dưới 1ha manh mún, phân tản, không liền vùng. Việc trồng rừng gỗ lớn cần thời gian dài, người dân cần tiền phát triển kinh tế mà thời gian thì mất nhiều nên đây cũng là một trong những rào cản lớn.

Mặt khác, do chu kỳ dài nên câu chuyện vay vốn, tiếp cận vốn vay khó, tuy chính sách nhà nước cũng đã có những hỗ trợ nhất định nhưng cũng không thể đáp ứng được hết nhu cầu.

Việc trồng rừng gỗ lớn có nhiều rủi ro như gió bão, thiên tai, gây thiệt tại cho bà con. Ví dụ như trồng rừng gỗ lớn dọc biển miền Trung chẳng hạn, trong suốt 10 năm thì cũng sẽ có những trận bão, lũ gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nông dân. Ngoài ra, còn kể đến những khó khăn về giống, biện pháp canh tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, mặc dù đã phát triển trong thời gian vừa qua nhưng cũng còn hạn chế và chưa phổ biến.

Có thể thấy việc nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu không chỉ nhằm đảm bảo nguồn đầu vào cho ngành chế biến và xuất khẩu gỗ mà còn để người dân, nhất khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng.

Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tốc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, có ý nghĩa quan trọng để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.

Do đó, trong thời gian tới, rất cần những giải pháp mang tính chất căn cơ để tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi hơn cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng theo hướng đa giá trị, khai thác hiệu quả các giá trị từ rừng, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ bền vững, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng…

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.
Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Bằng việc xây dựng mã số vùng trồng bài bản, tăng cường liên kết chuỗi, nông sản Sơn La đã và đang ngày càng nâng cao giá trị.
Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Bộ mặt nông thôn huyện Bắc Yên – Sơn La có nhiều thay đổi nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình 1719, đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu có nhiều đổi thay.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng, phát huy giá trị văn hoá, cảnh quan… để phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng.
Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 300 cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số được xét khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong việc phát triển kinh tế - xã hội tại Lâm Đồng.
Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều năm qua, việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại diện mạo mới cho du lịch Sơn La.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động