Năm 2025, xuất khẩu tôm hướng đến mục tiêu 4,3 tỷ USD

Năm 2025, xuất khẩu tôm được kỳ vọng ở các thị trường tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc và hướng đến mục tiêu xuất khẩu trên 4 tỷ USD.
5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam Xuất khẩu thuỷ sản khả quan trong tháng đầu năm Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị "Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025" diễn ra sáng 14/2 tại Bạc Liêu. Hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nuôi tôm đến từ nhiều địa phương.

Tôm Việt Nam đã có mặt tại 107 thị trường

Báo cáo tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù đối mặt với nhiều thách thức, năm 2024, tôm Việt Nam đã xuất khẩu đến 107 thị trường, tăng thêm 5 thị trường so với năm 2023. Top 5 thị trường chính gồm: Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Nhóm thị trường này chiếm tới 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.

Năm 2025, xuất khẩu tôm hướng đến mục tiêu 4,3 tỷ USD
Hội nghị "Phát triển ngành tôm nước lợ năm 2025" diễn ra sáng 14/2 tại Bạc Liêu.

Bước sang năm 2025, tôm tiếp tục là mặt hàng có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong tháng 1/2025, với giá trị xuất khẩu đạt 273,349 triệu USD, chiếm 35,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Thời điểm hiện nay, một số mặt hàng thủy sản đã có chiều hướng tăng giá, đặc biệt là giá tôm nguyên liệu. Đây cũng là tín hiệu vui cho người nuôi tôm tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích thả nuôi trong năm 2025.

Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, trong năm 2025, xuất khẩu tôm sẽ tăng trưởng nhờ vào sự điều chỉnh chiến lược sản xuất và mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh từ các nước sản xuất tôm hàng đầu thế giới như Ecuador, Ấn Độ và Thái Lan vẫn rất lớn.

Ngoài ra, các quy định nghiêm ngặt từ thị trường Mỹ, EU về truy xuất nguồn gốc và tiêu chuẩn chất lượng càng khiến doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để giữ vững thị phần.

Về thị trường xuất khẩu với ngành tôm, ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho hay, năm 2025, theo dự báo của các chuyên gia, ngành tôm có thể vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo do xung đột ở nhiều nơi trên thế giới; giá vật tư, xăng dầu tiếp tục tăng cao; sản lượng tôm toàn cầu tiếp tục tăng và đạt khoảng 6,1 triệu tấn (năm 2023 đạt 5,7 triệu tấn); cạnh tranh giữa các nước sản xuất tôm (Ecuador, Ấn Độ và Trung Quốc) vẫn tiếp tục...

Bên cạnh những khó khăn, ông Trần Đình Luân nhận định, năm 2025 đã có những tín hiệu tích cực hơn như sự phục hồi của một số thị trường chính (Mỹ, Nhật Bản, EU) khi doanh số xuất khẩu tôm Việt Nam đều tăng.

Dự báo nguồn cung tôm nước lợ toàn cầu có thể giảm trong quý I/2025 nhưng tiếp tục tăng, đạt 6,1 triệu tấn trong năm 2025, nhu cầu của tăng ở thị trường Mỹ (14%) và EU (11%) trong khi sản xuất tôm Trung Quốc đang chững lại, Indonesia đang giảm trong năm 2023-2024 và có thể dần khôi phục trở lại là thách thức cũng là cơ hội cho ngành tôm Việt Nam trong năm 2025.

“Về giá tôm nguyên liệu có thể giảm ở một vài thời điểm trong năm 2025, đặc biệt là khoảng tháng 5-6/2025, cần tận dụng cơ hội và có giải pháp phù hợp”, ông Trần Đình Luân khuyến nghị.

Đặt mục tiêu xuất khẩu từ 4 - 4,3 tỷ USD

Theo kế hoạch sản xuất năm 2025, nhu cầu tôm bố mẹ cần khoảng 260.000 - 270.000 con (tôm thẻ chân trắng 200.000 - 210.000; tôm sú 60.000 con); tôm giống khoảng 140 - 150 tỷ con (trong đó, tôm thẻ chân trắng 100 - 110 tỷ con và tôm sú 30 - 40 tỷ con). Diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha (tôm sú 630.000 ha, tôm thẻ 120.000 ha); sản lượng tôm các loại 1,3 – 1,4 triệu tấn, trong đó tôm sú 350 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 1.050 nghìn tấn. Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt từ 4 tỷ USD đến 4,3 tỷ USD.

Năm 2024 đánh dấu một năm thành công rực rỡ của ngành xuất khẩu tôm Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải
Năm 2024 đánh dấu một năm thành công rực rỡ của ngành xuất khẩu tôm Việt Nam. Ảnh: Thanh Hải

Để đảm bảo kế hoạch cả năm 2025, tận dụng các cơ hội để ngành tôm Việt Nam phát triển bền vững, ông Trần Đình Luân cho hay, ngành tôm cần tiếp tục triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương đối với nhiệm vụ, mục tiêu, các nhóm giải pháp phát triển ngành với tư duy kinh tế thủy sản thay cho sản xuất thủy sản.

Trong đó, ông Luân cũng đề nghị Hội, Hiệp hội đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả; giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.

Đồng thời, vận động doanh nghiệp chế biến thủy sản thực hiện cam kết/hợp đồng với người nuôi tôm về kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu đảm bảo kế hoạch về số lượng, chủng loại và thời gian để chủ động sản xuất. Quan tâm xây dựng các vùng nuôi liên kết một cách chặt chẽ, gắn kết với cơ sở nuôi thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm có đầu tư, hỗ trợ kinh phí, cùng có trách nhiệm trong việc giám sát theo dõi quá trình sản xuất. Đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhân rộng các mô hình, chuỗi sản xuất hiệu quả; giữ vững và phát triển thị trường đầu ra, đấu tranh với các rào cản kỹ thuật.

Đối với các doanh nghiệp, người nuôi tôm, cần xây dựng kế hoạch, chuẩn bị sẵn các điều kiện để chủ động sản xuất trong bối cảnh và tình hình mới của ngành tôm trong nước và toàn cầu, đặc biệt là chủ động nghiên cứu các yêu cầu mới của thị trường, áp dụng công nghệ mới/cải tiến quy trình sản xuất và triển khai trong quá trình sản xuất đảm bảo không vướng mắc các quy định mới.

“Doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục để chứng minh giảm phát thải carbon, phát triển bền vững, không mua bán các sản phẩm từ hoạt động IUU....”, ông Trần Đình Luân khuyến nghị.

Để tăng sức cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2025, VASEP cho rằng, công tác mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt.

"Cần tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, truy xuất nguồn gốc", đại diện VASEP cho hay.

Theo Hiệp Hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, doanh nghiệp đang tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu tôm nguyên liệu trong quý đầu năm 2025. Tôm Việt cũng tiếp tục cạnh tranh tôm với Ecuador, Ấn Độ về giá và nguồn cung. Xuất khẩu tôm được kỳ vọng nhiều hơn ở các thị trường tiềm năng như Australia, Trung Đông, Anh, Hàn Quốc. Nếu có động lực hỗ trợ và tháo gỡ những bất cập nội tại trong sản xuất, chế biến và cả chuỗi giá trị, xuất khẩu tôm năm 2025 có thể hướng tới mục tiêu trên 4 tỷ USD.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam vẫn ‘vắng bóng’ tại Trung Quốc

Sầu riêng đông lạnh Việt Nam vẫn ‘vắng bóng’ tại Trung Quốc

Kỳ vọng thu về thêm nửa tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, tuy nhiên, sau hơn nửa năm mở cửa thị trường, con số này mới đang nằm trên giấy
EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu với nông sản

EU từ bỏ mục tiêu giảm thuốc trừ sâu với nông sản

Dù EU từ bỏ kế hoạch gây tranh cãi về việc cắt giảm thuốc trừ sâu, song nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này vẫn phải đảm bảo đạt được các tiêu chuẩn.
Việt Nam có nhiều cơ hội triển khai mô hình FTC

Việt Nam có nhiều cơ hội triển khai mô hình FTC

Việt Nam có nhiều cơ hội để tận dụng và triển khai mô hình Quốc gia thương mại tự do (FTC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Vĩnh Phúc: Đổi mới xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng

Vĩnh Phúc: Đổi mới xúc tiến thương mại, thúc đẩy tăng trưởng

Với nhiều nỗ lực, ngành thương mại Vĩnh Phúc đã được đầu tư, từng bước tăng trưởng đáng kể, hằng năm, đóng góp hơn 10% vào GDP của tỉnh.
Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Sợi Elastomeric Filament Yarn bị đề nghị điều tra chống bán phá giá tại Ấn Độ

Ấn Độ đã nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Cảnh báo lừa đảo trên không gian mạng tiếp tục gia tăng

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng đồng nghĩa với việc gia tăng tình trạng lừa đảo trên không gian mạng liên tiếp xuất hiện.
Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 có gì đặc biệt?

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 9/3 đến 13/3/2025 tại tỉnh Đắk Lắk với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam

Đề nghị Quảng Tây (Trung Quốc) mở cửa thị trường cho nông sản chất lượng cao của Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị tỉnh Quảng Tây mở cửa thị trường đối với nông sản chất lượng cao của Việt Nam và có nhu cầu thị trường lớn tại Trung Quốc.
Triển lãm ngành bao bì - ProPak Vietnam 2025 có gì đặc sắc?

Triển lãm ngành bao bì - ProPak Vietnam 2025 có gì đặc sắc?

Triển lãm Quốc tế lần thứ 18 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì – ProPak Vietnam 2025 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 20/3/2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Cuộc đua phát triển app của ngành kinh doanh vận tải

Cuộc đua phát triển app của ngành kinh doanh vận tải

Nền tảng để kinh doanh không chỉ là xu hướng mà thực sự là thương trường của các hãng dịch vụ vận tải hiện nay, đơn vị nào cũng phải có app trên điện thoại.
Tạo đà để nghề muối Bạc Liêu

Tạo đà để nghề muối Bạc Liêu 'cất cánh'

Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025 không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là cơ hội quan trọng để tôn vinh và phát triển ngành muối truyền thống.
Việt Nam tăng tốc xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ

Việt Nam tăng tốc xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ

Theo thống kê, trong các nước xuất khẩu tôm chính cho thị trường Hoa Kỳ năm 2024, chỉ có Việt Nam ghi nhận tăng trưởng dương.
Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

Lùi thời gian thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025

VCCI đề xuất Bộ Tài chính lùi thời điểm áp dụng quy định thu thuế bán hàng online đến ngày 1/7/2025, muộn hơn 3 tháng so với dự thảo.
Ngành dệt may 2025: Cơ hội ẩn sau những thách thức

Ngành dệt may 2025: Cơ hội ẩn sau những thách thức

2025 được dự báo là năm "bão tố" đối với ngành dệt may Việt Nam, trước hàng loạt thách thức đến từ những biến động thương mại, lạm phát, chính sách tiền tệ...
Lựa chọn CPTPP hay UKVFTA khi xuất khẩu sang Vương quốc Anh?

Lựa chọn CPTPP hay UKVFTA khi xuất khẩu sang Vương quốc Anh?

Doanh nghiệp cần lựa chọn hiệp định phù hợp nhất với nhu cầu của mình khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa đến từ các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP.
Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Thêm 30 trang website giả mạo các sàn thương mại điện tử

Trong 72 website mới được phát hiện có 30 trang web giả mạo các sàn thương mại điện tử, công ty cung ứng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.
Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Rà soát áp dụng chống bán phá giá sợi dài polyeser

Bộ Công Thương ban hành quyết định rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài polyeser nhập khẩu.
Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng: Cơ hội cho hàng Việt

Việc bãi bỏ miễn thuế với hàng thương mại điện tử nhập khẩu dưới 1 triệu đồng sẽ là cơ hội cho hàng nội địa được lựa chọn.
Dòng chảy mạnh mẽ hợp tác thương mại, du lịch Việt - Trung tại Quảng Tây

Dòng chảy mạnh mẽ hợp tác thương mại, du lịch Việt - Trung tại Quảng Tây

Thương mại và du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Quảng Tây đang trên đà khởi sắc, đưa khu vực này trở thành một trung tâm giao thương sôi động, tiềm năng.
Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế đồ gỗ xuất khẩu 2025

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế đồ gỗ xuất khẩu 2025

Từ ngày 5 - 8/3/2025, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Hội chợ quốc tế đồ gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam - VIFA EXPO 2025.
Mận Australia lần đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam

Mận Australia lần đầu tiên ra mắt tại thị trường Việt Nam

Mận Australia chính thức được giới thiệu tại thị trường Việt Nam với các sự kiện ra mắt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào ngày 11 và 18/2 vừa qua.
Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan rà soát chống bán phá giá ống dẫn bằng sắt

Thái Lan khởi xướng rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng ống, ống dẫn bằng sắt hoặc thép xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam.
Bình Thuận: Phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực

Bình Thuận: Phát triển thị trường cho các sản phẩm chủ lực

Tỉnh Bình Thuận đang tập trung phát triển các sản phẩm OCOP có tiềm năng, sản phẩm chủ lực – thanh long phục vụ cho xuất khẩu.
Xuất khẩu cá tra kỳ vọng tăng trưởng 5-10%

Xuất khẩu cá tra kỳ vọng tăng trưởng 5-10%

Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh thương mại toàn cầu mới, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng về sản lượng vào năm 2025.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu sẽ sớm tăng trở lại

Dự báo, giá gạo xuất khẩu sẽ sớm tăng trở lại

Giá lúa trong nước nhích nhẹ, giá gạo xuất khẩu cũng kỳ vọng sẽ sớm tăng trở lại trong thời gian tới.
Mobile VerionPhiên bản di động