5 thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Năm 2025, xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 10,5 tỷ USD Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, năm 2024, Top 5 thị trường chính của tôm Việt Nam gồm: Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, chiếm 76% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu tôm đến 107 thị trường, so với 102 thị trường của năm 2023.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu tôm đến 107 thị trường, so với 102 thị trường của năm 2023. Ảnh minh họa

Về thị trường Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), năm 2024, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 843 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023. Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) vượt qua Mỹ, trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam.

Năm 2024, trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc), tôm loại khác chiếm tỷ trọng cao nhất 51,7% do Trung Quốc tăng khá mạnh nhập tôm hùm từ Việt Nam trong năm 2024. Tiếp đó tôm chân trắng chiếm 36,1% và tôm sú chiếm 12,2% tỷ trọng.

Đứng thứ hai là thị trường Mỹ. Theo đó, năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 756 triệu USD, tăng 11% so với năm 2023. Trong 4 quý của năm 2024, xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ giảm trong quý II, tăng trưởng dương trong 3 quý còn lại. Xuất khẩu tôm sang thị trường này có xu hướng tăng tốc trong nửa cuối năm.

Năm 2024, trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (84,3%), tiếp đó là tôm sú (9,3%), còn lại là tôm loại khác.

Vị trí thứ ba thuộc thị trường Nhật Bản. Năm 2024, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này đạt 517 triệu USD, tăng 1% so với năm 2023. Sau khi sụt giảm trong 2 quý đầu năm 2024, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản đã có sự phục hồi trong quý III và IV mặc dù mức tăng trưởng chưa cao.

Từ giữa quý III/2024, đồng Yên Nhật phục hồi mạnh dẫn tới sức mua cải thiện. Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản là Ấn Độ vướng tai tiếng về sử dụng lao động vị thành niên nên tôm Việt Nam được các nhà nhập khẩu Nhật Bản tìm đến nhiều hơn.

EU đứng vị trí thứ 4 trong số Top 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của tôm Việt Nam, Theo đó, năm 2024, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 484 triệu USD, tăng 15% so với 2023. Đức, Hà Lan, Bỉ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất trong khối. Năm 2024, xuất khẩu sang 3 thị trường này đều tăng trưởng 2 con số, trong đó Hà Lan ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất 22% trong năm 2024.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất sang EU năm 2024, tôm chân trắng chiếm tỷ trọng lớn nhất 80,6%, tôm sú chiếm 12,2%, còn lại là tôm loại khác.

Vị trí thứ năm thuộc thị trường Hàn Quốc. Năm 2024, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 334 triệu USD, giảm 3% so với năm 2023. Xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc vẫn đang vướng phải vấn đề hạn ngạch nhập khẩu tôm vào Hàn Quốc, doanh nghiệp đang chịu chi phí không nhỏ để có được hạn ngạch.

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu tôm đến 107 thị trường, so với 102 thị trường của năm 2023.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O