Thứ hai 21/04/2025 22:10

Năm 2024, xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ giảm 5,7%

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 đạt 35.885 tấn, chiếm 35,9% và so với năm ngoái giảm 5,7%.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 12/2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.604 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25,3 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,7%.

Người trồng thu hoạch quế tại Yên Bái. Ảnh: Quế Việt Nam. (Ảnh: Minh họa)

Doanh nghiệp xuất khẩu quế lớn nhất trong tháng vẫn là Prosi Thăng Long đạt 1.678 tấn, chiếm 17,5% thị phần xuất khẩu, tiếp theo là các doanh nghiệp gồm: Gia vị Sơn Hà đạt 514 tấn, Huy Chúc M&M đạt 453 tấn, Olam Việt Nam đạt 451 tấn và Senspices Việt Nam đạt 325 tấn. Thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam là Ấn Độ đạt 4.056 tấn, chiếm 42,2% thị phần.

Tính chung, năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 99.874 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 274,5 triệu USD, so với năm 2023 lượng xuất khẩu tăng 11,7% kim ngạch xuất khẩu tăng 5,2%.

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 đạt 35.885 tấn, chiếm 35,9% và so với năm ngoái giảm 5,7%. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 đạt 11.078 tấn, chiếm 11,1% và tăng 9,0%; Bangladesh xếp ở vị trí thứ 3 đạt 7.928 tấn, chiếm 7,9% và tăng 42,5%.

Về doanh nghiệp, Prosi Thăng Long là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất trong năm 2024 chiếm 14,9% đạt 14.891 tấn, tăng 7,6% so với năm 2023. Tiếp theo là các doanh nghiệp gồm: Gia vị Sơn Hà đạt 6.163 tấn, tăng 31,8% chiếm 6,2%; Tuấn Minh đạt 4.618 tấn, tăng 48,3%, chiếm 4,6%; Senspices Việt Nam đạt 4.299 tấn, giảm 16,2% chiếm 4,3% và Olam Việt Nam đạt 4.128 tấn, tăng 19,8% và chiếm 4,1% thị phần xuất khẩu.

Ở chiều ngược lại, trong tháng 12, Việt Nam đã nhập khẩu 387 tấn quế, kim ngạch đạt 0,9 triệu USD, so với tháng 11 lượng nhập khẩu giảm 5,1%. Indonesia là quốc gia cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam đạt 300 tấn, chiếm 77,5%.

Tính chung, trong năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 4.508 tấn quế, kim ngạch đạt 10,9 triệu USD, so với năm 2023 lượng nhập khẩu giảm 69,6%, kim ngạch giảm 71,2%. Indonesia là quốc gia cung cấp quế lớn nhất cho Việt Nam chiếm 50,5% đạt 2.278 tấn, tăng 21,9%. Tiếp theo là Trung Quốc chiếm 34,0% đạt 1.531 tấn và giảm 87,3%. Công ty Gia vị Sơn Hà là doanh nghiệp nhập khẩu lớn nhất đạt 1.208 tấn, tăng 39,8% và chiếm 26,8% thị phần nhập khẩu.

Như vậy, trong năm 2024, ngành hàng này xuất siêu 263,6 triệu USD.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan